- Sau 5 ngày Hà Nội treo thưởng, hàng trăm ý tưởng chống ùn tắc giao thông được bạn đọc cả nước gửi tới VietNamNet.

Bạn đọc Nguyễn Xuân Thủy nêu 8 vấn đề cần thực hiện. Đó là quy hoạch lại các tuyến đường trong nội đô chỉ cho chạy 1 chiều. Còn những trục đường lớn quy hoạch chạy 2 chiều phải tuyệt đối có dải phân cách cứng ngăn ở giữa.

Tại các ngã tư mật độ xe cộ đông thì bỏ tín hiệu đèn xanh đèn đỏ và xây cầu vượt theo nguyên tắc: Đường phụ vượt đường chính; đường 1 chiều vượt đường 2 chiều. Theo bạn đọc Thủy, do dòng xe cộ lưu thông bị đứng lại khi đèn xanh đèn đỏ nên càng tắc, càng dồn ứ.

{keywords}
Đoạn rẽ trái trên đường Tây Sơn thường xuyên xảy ra ùn tắc giờ cao điểm. Ảnh: Đoàn Bổng

Do đó, nên bỏ các vòng xoay tại các ngã 4, 5, 6… mà xây cầu vượt. Cấm tất cả các phương tiện lưu thông trên đường rẽ trái, chỉ được phép rẽ phải.

Cấm quay đầu xe trên tất cả các tuyến đường. Tài xế phải tìm đoạn đường đi của mình hợp lý trước khi thực hiện lưu thông trên đường, từ khi khởi hành cho đến khi dừng lại và chỉ có chạy tiến về phía trước, nếu có rẽ sang đường khác thì cũng chỉ được phép rẽ phải.

Ngoài ra, cần quy định trên các tuyến đường phải có bãi đỗ xe bắt khách của các hãng taxi. Nếu khách có nhu cầu chỉ được đến đó để gọi taxi, các xe taxi chỉ có thể đến đó để nhận khách. Tránh tình trạng xe chạy lòng vòng trên đường để bắt khách, dừng đỗ lung tung làm cản trở các phương tiện đang lưu thông khác...

Gắn cảm biến để kiểm soát

Bạn Hoàng Phương Tùng đề xuất ý tưởng ứng dụng công nghệ vào việc kiểm soát giao thông và áp đặt người tham gia giao thông phải tuân thủ pháp luật.

Trên tất cả các tuyến đường sẽ gắn cảm biến để đo lưu lượng phương tiện tham gia giao thông. Các cảm biến sẽ được lắp vào các cột đèn đường dọc tuyến và tại mỗi cột đèn sẽ được bố trí từ 2-3 cảm biến với độ cao khác nhau dùng để đếm lượng xe máy, xe con và xe tải hoặc xe buýt... đang lưu thông trên tuyến đường đó.

Các cảm biến này có thể nhận diện cả trường hợp đường tắc và phương tiện lưu thông chậm. Khi đó, dữ liệu từ các cảm biến sẽ được truyền về máy tính trung tâm của từng tuyến đường xử lý,.

Đồng thời các máy tính trung tâm của từng tuyến đường sẽ gửi các thông tin lên Trung tâm hệ thống thông tin giao thông TƯ, từ đó sẽ xử lý các tín hiệu như: Điều chỉnh thời gian đèn tín hiệu giao thông; Gửi cảnh báo đến các ban ngành liên quan...

Từ đó, người dân sẽ biết lựa chọn đi đường khác tránh vào các đường đang bị ùn tắc hoặc lưu thông chậm. Lực lượng chức năng cũng nắm rõ tuyến đường nào đang bị ùn tắc và có phương án giải quyết kịp thời.

Vòng xuyến nhiều tầng

Bạn Lê Văn Hào thì nêu ý tưởng sử dụng vòng xuyến nhiều tầng theo kiểu xoáy trôn ốc, mỗi tầng là một vòng xuyến để hạn chế tắc nghẽn tức thời tại các nút giao thông (ngã 3, ngã 4, ngã 5…) để lên hay xuống các tầng vòng xuyến thì đều có nhánh rẽ lên (vòng xoáy lên) hoặc xuống (vòng xoáy xuống) nếu người tham gia giao thông thấy cần thiết.

Ở đầu các phía lên xuống có hệ thống biển báo, màn hình chiếu các hình ảnh mật độ người và phương tiện tham gia giao thông ở các tầng vòng xuyến để người tham gia giao thông chọn cho mình hướng, vòng xuyến di chuyển hợp lý.

Ngoài ra, bạn cũng đề xuất nên thiết kế hệ thống phân giải đường giao thông thông minh có thể di chuyển tự động hoặc bán tự động trên các đoạn đường có lưu lượng người di chuyển tăng đột biến theo thời gian.

Mời bạn đọc gửi đề xuất các giải pháp chống ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Các bài viết, ý kiến chúng tôi sẽ chuyển tới Ban tổ chức cuộc thi và đăng tải trên báo VietNamNet. Địa chỉ email của chúng tôi: banxahoi@vietnamnet.vn.

Hương Quỳnh


Không có thuốc thần chữa tắc đường Hà Nội

Không có thuốc thần chữa tắc đường Hà Nội

Không có thuốc thần nào có thể cải thiện tình trạng ùn tắc của Hà Nội, nếu vẫn giữ thói quen tham gia giao thông tùy tiện hiện nay.

Kế 'hiểm' giúp Hà Nội thoát nạn tắc mọi ngả

Kế 'hiểm' giúp Hà Nội thoát nạn tắc mọi ngả

Giải quyết dứt điểm tình trạng chiếm dụng vỉa hè, xây bãi giữ xe để người dân gửi xe máy đi xe buýt. Hai việc này quan trọng, xem ra đã chậm.

Cả làng lên Hà Nội bán kẹo lạc: Đường tắc đến thế kỷ sau

Cả làng lên Hà Nội bán kẹo lạc: Đường tắc đến thế kỷ sau

Nếu tiếp tục chỉ tập trung đầu tư cho thành phố, không có giải pháp quyết liệt thì đường Hà Nội sẽ còn tắc lâu dài.