- Ủy viên UB Pháp luật của QH Phạm Văn Hoà lưu ý phải rút kinh nghiệm từ những đợt sáp nhập trước đây, không để lây lan dây chuyền tình trạng thừa cấp phó thời gian dài.

Nói về đề xuất hợp nhất, sáp nhập sở mà Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến góp ý dự thảo nghị định của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ, Phó trưởng đoàn chuyên trách đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp Phạm Văn Hòa, ủy viên UB Pháp luật QH ủng hộ tinh thần chung của dự thảo để giảm đầu mối, giảm biên chế.

{keywords}
ĐB Phạm Văn Hòa

Dôi dư cấp phó rất nhiều

Về số lượng sở, ông Hoà cho rằng chỉ nên chia thành 2 loại. Riêng đối với Hà Nội và TP.HCM là 2 thành phố lớn có những đặc thù riêng về kinh tế, chính trị, nên ưu tiên tối đa 20 sở, nhiều hơn các tỉnh thành khác là hợp lý.

Còn các tỉnh thành khác nên quy định khung tối đa 17 sở. Nếu quy định khung không quá 17-19 sở là vẫn còn nhiều và chắc hẳn các tỉnh sẽ chọn con số tối đa. Nếu vậy, so với 21 sở hiện có chỉ giảm được 2 sở.

Trong khi hiện nay rất nhiều sở có nhiệm vụ, chức năng tương đồng, như dự thảo phân tích có thể hợp nhất các sở: KH&ĐT với Tài chính; GD&ĐT với KH&CN; GTVT với Xây dựng; TT&TT với VHTT&DL; NN&PTNT với Công thương. Nếu hợp nhất các sở này, mỗi tỉnh có thể giảm ít nhất 5 sở.

Nếu thực hiện hợp nhất thì việc giải quyết, sắp xếp nhân sự dôi dư nên thực hiện như thế nào để không gây xáo trộn hay tạo tâm tư trong đội ngũ cán bộ, công chức?

Nếu hợp nhất, sáp nhập một số sở như dự thảo nghị định, chắc chắn dư cấp phó rất nhiều, thậm chí cả cấp trưởng (GĐ, PGĐ, phó phòng, trưởng phòng…).

Vì vậy, cần có quy định rõ thời điểm chuyển giao cho phép các sở vượt số cấp phó tạm thời bao nhiêu đến một thời điểm nào đó phải chấm dứt.

Ví dụ quy định khung cứng 3 phó, khi hợp nhất có thể dôi dư 5 phó nhưng đến thời điểm nào đó phải thực hiện đúng 3 phó.

Cho nên việc định khung cấp phó cũng hết sức quan trọng. Việc này cần cân nhắc vì liên quan đến quyền lợi, chế độ chính sách của cán bộ, công chức phải giải quyết cụ thể, rõ ràng và phải có chế độ tối ưu. Ngân sách nhà nước cũng phải bỏ ra một phần nào đó để thực hiện việc này.

Không được nể nang, né tránh

Dự thảo nghị định đưa ra 2 phương án, trong đó Bộ Nội vụ chọn phương án sở ở TP.HCM và Hà Nội có 6 đầu mối tổ chức trở lên không quá 4 PGĐ; dưới 6 đầu mối không quá 3 PGĐ; các tỉnh thành còn lại không quá 2-3 PGĐ. Theo ông như vậy có hợp lý không?

Theo tôi, TP.HCM và Hà Nội đã được ưu tiên có nhiều sở hơn các tỉnh thành khác mà số lượng cấp phó 3-4 người, trong khi các tỉnh khác số lượng sở đã ít mà mỗi sở chỉ 2-3 cấp phó thì cũng không hợp lý.

Tôi cho rằng nên quy định chung cả nước các sở không quá 3 cấp phó. Hoặc như phương án quy định sở ở TP.HCM và Hà Nội bình quân không quá 3,5 cấp phó, các tỉnh thành khác không quá 3.

Qua sáp nhập một số sở trước đây, nhiều ý kiến chỉ ra hạn chế còn mang tính cơ học, nhiều nơi số lượng cấp phó dôi dư lớn và kéo dài như Thanh Hoá đến năm ngoái vẫn có sở có 8 cấp phó. Theo ông, làm sao để tránh những tồn tại này?

Mình phải rút kinh nghiệm từ thực tế đó để thực hiện, không để lây lan dây chuyền tình trạng thừa cấp phó như trước đây. 

Phải làm nghiêm ngay từ đầu và đưa ra mốc thời gian cụ thể thực hiện đúng số lượng cấp phó theo quy định.

Đồng thời phải có chế tài đối với những trường hợp làm sai quy định. Tất nhiên vấn đề này động chạm đến con người, cần thận trọng, khéo léo nhưng phải minh bạch, không nể nang, né tránh.

Nếu thực hiện sắp xếp các sở như đề xuất của Bộ Nội vụ, tôi tin số biên chế được tinh giản sẽ rất nhiều, nhân dân sẽ rất đồng tình.

''Không giao tỉnh quyết định hợp nhất sở''

Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh cho rằng lần này cần kiên quyết, mạnh dạn hợp nhất, sáp nhập một số sở, nếu cần thiết có thể quy định cứng luôn, không giao cấp tỉnh xem xét và quyết định có nên sáp nhập hay không.

“Nếu mạnh dạn thì chỉ đích danh luôn, sáp nhập luôn chứ không giao cho đơn vị nào xem xét và lựa chọn nữa”, ông Dĩnh đề nghị.

Nếu để tỉnh quyết, nhiều nơi sẽ không dám mạnh dạn sáp nhập vì sợ ảnh hưởng đến người nọ, người kia. 

Ông Dĩnh cho rằng, nếu việc sáp nhập không cẩn thận chỉ giảm được đầu mối nhưng lại phình ở bên trong. Nhập vào giảm được số lượng đầu mối, có thể giảm cả số lượng lãnh đạo, nhưng chưa chắc đã giảm số lượng bên trong vì bản chất khối lượng công việc và chức năng, nhiệm vụ không thay đổi, vẫn phải cần từng ấy con người. Vì vậy việc sắp xếp phải thực hiện một cách hệ thống, khoa học.

Theo ông Dĩnh, một cuộc sáp nhập bao giờ cũng gặp vướng mắc, phải đặt ra nhu cầu và trách nhiệm chính trị, cán bộ cần thống nhất mới thực hiện được.

“Vấn đề quan trọng là cán bộ, là con người, liên quan đến con người thì không đơn giản.

Chủ trương thì ai cũng đồng ý, nhưng khi động đến người nào thì người ấy đều có ý kiến cả”, ông Dĩnh lưu ý và cho rằng phải làm tốt công tác tư tưởng và có chế độ, chính sách cho họ.

Không 'ôm' doanh nghiệp, sáp nhập còn 15 bộ nhẹ tênh

Không 'ôm' doanh nghiệp, sáp nhập còn 15 bộ nhẹ tênh

Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng QH Vũ Mão đề nghị nghiên cứu sáp nhập một số bộ có nhiệm vụ, chức năng tương đồng, giảm từ 18 xuống còn 15 bộ.

‘6-8 bộ, hàng chục tỉnh có thể sáp nhập với nhau’

‘6-8 bộ, hàng chục tỉnh có thể sáp nhập với nhau’

ĐB Phạm Văn Hoà, Đồng Tháp cho rằng, hiện nay có khoảng 6-8 bộ và nhiều tỉnh có thể sáp nhập với nhau.

Hợp nhất để không ‘quyền anh quyền tôi, quân anh quân tôi’

Hợp nhất để không ‘quyền anh quyền tôi, quân anh quân tôi’

Hợp nhất một số cơ quan Đảng với chính quyền sẽ tạo nên sức mạnh, không có “quyền anh quyền tôi”,  “quân anh quân tôi".

Hợp nhất cơ quan đảng, chính quyền: Cẩn trọng khi xem xét

Hợp nhất cơ quan đảng, chính quyền: Cẩn trọng khi xem xét

Đề án của Quảng Ninh mặc dù chỉ đề cập phạm vi một địa phương nhưng lại chỉ trúng vấn đề xuyên suốt cả hệ thống chính trị với một đảng duy nhất cầm quyền.

Hợp nhất cơ quan đảng, chính quyền: Chúng tôi từng tranh luận nảy lửa

Hợp nhất cơ quan đảng, chính quyền: Chúng tôi từng tranh luận nảy lửa

Hợp nhất liệu có 'vừa đá bóng vừa thổi còi', làm mất vai trò của Đảng?

Thu Hằng