- Nhiều công trình lớn, nhỏ xây trái phép đã bị xử phạt và buộc tháo dỡ. Lẽ nào những công trình vi phạm, lấn chiếm rừng phòng hộ ở huyện Sóc Sơn lại được đặc cách, tồn tại?

Bí ẩn dãy biệt thự mọc trên đất rừng ở Vĩnh Phúc
Nước mắt kẻ ăn rừng, nước mắt người vùng lũ

Hàng chục nghìn mét vuông đất rừng phòng hộ ở huyện Sóc Sơn (Hà Nội) bị san ủi xây khu nghỉ dưỡng, biệt thự, có cả biệt thự của gia đình ca sĩ Mỹ Linh.

Càng ngạc nhiên hơn trong khâu xử lý vi phạm, cơ quan chức năng không buộc tháo dỡ mà đề xuất phạt và cho tồn tại gần 30 biệt thự tại đồi Đá Bạc huyện Ba Vì (sai phạm xây dựng mà UB Kiểm tra Thành ủy Hà Nội kết luận từ năm 2012), hơn 50 biệt thự tại khu Điền Viên Thôn (xây trái phép mà Thanh tra Nhà nước TP Hà Nội kết luận từ năm 2017).

{keywords}
Kè núi chống sạt lở phía sau biệt thự ở thôn Minh Tân, xã Minh Trí (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) đã hoàn thiện 

Không có ngoại lệ

Pháp luật áp dụng cho tất cả mọi người, không có ai ngoại lệ, phải được thực thi công bằng.

Ngôi biệt thự của Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa - nguyên Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao (phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) mới đây đã bị tháo dỡ phần xây dựng trái phép.

Hẳn còn nhớ trước đây, biệt phủ xây dựng trái phép ở Đà Nẵng của tướng Công an Phan Như Thạch và ông Ngô Văn Quang đã bị phạt, tháo dỡ.

Tòa nhà số 8B Lê Trực (Hà Nội) và công trình khu biệt thự Thảo Điền (TP.HCM) cũng bị phạt nặng, buộc tháo dỡ phần xây dựng trái phép.

Ngay cả những công trình nhỏ của người dân khi vi phạm cũng bị xử lý nghiêm và buộc tháo dỡ như chòi vịt dựng lên trái phép của một người dân nghèo ở huyện Bình Chánh (TP.HCM), chuồng gà xây không phép trên đất nhà mình của một người dân ở tỉnh Cao Bằng .

Rất nhiều công trình lớn, nhỏ xây trái phép đã bị xử phạt và buộc tháo dỡ. Lẽ nào gần 30 biệt thự tại đồi Đá Bạc và hơn 50 biệt thự tại khu Điền Viên Thôn hay những công trình vi phạm tương tự, lấn chiếm rừng phòng hộ ở huyện Sóc Sơn lại được đặc cách, tồn tại?

Ngày càng nhiều?

Tình trạng xây dựng trái phép vẫn diễn ra phổ biến, mỗi địa phương xử lý vi phạm cũng khác nhau.

Nơi thì làm nghiêm, buộc tháo dỡ phần sai phạm. Nơi thì hành xử như kiểu dung túng bao che làm cho người dân hoài nghi có sự móc ngoặc giữa người vi phạm với cán bộ quản lý, thực thi nhiệm vụ dẫn đến hệ lụy giảm niềm tin vào bộ máy công quyền.

Điển hình những vụ vi phạm lặt vặt bị cưỡng chế, buộc tháo dỡ trong khi hàng loạt công trình xây dựng trái phép với quy mô lớn lại được xử lý phạt cho tồn tại.

Nhiều trường hợp vi phạm đã có sẵn hành lang pháp lý, kết luận của cơ quan chức năng và cấp thẩm quyền nhưng chính quyền địa phương chần chừ, chưa chịu xử lý, để kéo dài qua nhiều năm. Thành ra, ngày càng nhiều công trình xây trái phép một cách có chủ ý.

Điều này đã và đang khuyến khích hành vi vi phạm pháp luật trong xây dựng, không chấp hành nghiêm kỷ cương phép nước, những quy định về hoạt động xây dựng, biểu hiện cơ chế xin - cho.

Với vai trò đại diện cho bộ máy quản lý nhà nước, quản lý trực tiếp địa bàn, gần dân nhất, thật khó biện minh là chính quyền địa phương không biết, không phát hiện hay là người vi phạm bất hợp tác nên không thể xử lý.

Phải chăng nhiều nơi có lẽ vì cả nể, sợ đụng chạm hay dung túng nào đó mới để việc xây dựng kéo dài đến khi hoàn thành. Công tác kiểm tra, giám sát lắm khi chỉ mang tính hình thức, qua loa, chiếu lệ.

Về phía những người vi phạm có thể dựa vào các mối quan hệ, lạm dụng quyền lực được giao phó, xem thường pháp luật....

Về mặt quản lý nhà nước, lẽ ra chính quyền địa phương phải ngăn chặn ngay từ đầu và cương quyết đình chỉ thi công phần xây dựng không phép, sai phép.

Nếu cho rằng chính quyền địa phương chậm phát hiện, không biết nên không kịp xử lý là chưa thuyết phục.

{keywords}
Một công trình đồ sộ đang từng bước hoàn thiện ở xã Minh Trí

Tránh tạo tiền lệ xấu

Thiết nghĩ công trình xây sai phép, trái phép vẫn cho tồn tại và chỉ xử phạt hành chính thì chẳng khác gì dùng tiền hợp thức hóa cho sai phạm. Nói cách khác, khuyến khích những sai trái, vi phạm pháp luật - đây là tiền lệ xấu trong đời sống xã hội, là tiếp sức cho các sai phạm...

Bất kỳ địa phương, cơ quan, đơn vị nào cũng đều phải tuân thủ kỷ cương, kỷ luật quản lý điều hành đã được cụ thể hóa bằng quy trình quy định pháp luật. Đây là điều kiện tiên quyết để nâng cao hiệu lực pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống, lan tỏa những điều tích cực, hạn chế bớt tiêu cực, tạo niềm tin vào lẽ phải, sự đồng thuận trong nhân dân.

Pháp luật phải được thực thi nghiêm minh, công bằng…không phân biệt thành phần, không ai là ngoại lệ, không ai được đặt mình ngoài vòng pháp luật.

Cần thể hiện ý thức tuân thủ pháp luật từ trên xuống dưới và không chấp nhận mọi hình thức dung túng, bao che, móc ngoặc để bảo vệ các sai phạm.

Hãy xử lý đúng mức đối với tổ chức, cá nhân có liên quan vì buông lỏng trong quản lý. Những công trình cố tình vi phạm phải phạt nặng, buộc tháo dỡ, xử lý cưỡng chế. Thậm chí, rút giấy phép có thời hạn trong thời gian khắc phục sai phạm, rút giấy phép vĩnh viễn với các trường hợp vi phạm tái diễn.

Biệt thự nguy nga mọc trên đất rừng phòng hộ Sóc Sơn

Biệt thự nguy nga mọc trên đất rừng phòng hộ Sóc Sơn

Hàng chục nghìn m2 đất rừng phòng hộ ở huyện Sóc Sơn (Hà Nội) bị san ủi để xây dựng biệt thự, khu nghỉ dưỡng.

 

Kẽ hở lọt biệt thự nguy nga trên đất rừng phòng hộ Sóc Sơn

Kẽ hở lọt biệt thự nguy nga trên đất rừng phòng hộ Sóc Sơn

Buông lỏng quản lý, chưa thực hiện nghiêm kết luận của Thanh tra Chính phủ... dẫn đến những biệt thự nguy nga trên đất rừng phòng hộ ở Sóc Sơn.

Chồng ca sỹ Mỹ Linh: Biệt thự Sóc Sơn trên đất thổ cư, có sổ đỏ

Chồng ca sỹ Mỹ Linh: Biệt thự Sóc Sơn trên đất thổ cư, có sổ đỏ

Nhạc sĩ Anh Quân (chồng ca sĩ Mỹ Linh) cho biết, biệt thự của gia đình ở Sóc Sơn được cấp sổ đỏ và xây dựng trên đất thổ cư.

Biệt thự của Mỹ Linh là công trình vi phạm lớn ở giai đoạn trước

Biệt thự của Mỹ Linh là công trình vi phạm lớn ở giai đoạn trước

Lãnh đạo huyện Sóc Sơn khẳng định biệt thự của gia đình ca sĩ Mỹ Linh xây dựng trên địa bàn là công trình vi phạm lớn ở giai đoạn trước.

Thu hồi đất rừng cấp cho tướng Thạch trên núi Hải Vân

Thu hồi đất rừng cấp cho tướng Thạch trên núi Hải Vân

Do vi phạm những nội dung đã cam kết khi nhận khoán đất rừng trên núi Hải Vân, gia đình Thiếu tướng Phan Như Thạch sẽ bị thanh lý hợp đồng giao đất...

Đà Nẵng thúc đại gia vàng dỡ biệt phủ ở Hải Vân

Đà Nẵng thúc đại gia vàng dỡ biệt phủ ở Hải Vân

Nhận thấy việc tháo dỡ biệt phủ trái phép trên núi Hải Vân đang chậm, UBND quận Liên Chiểu vừa có văn bản yêu cầu đại gia vàng Ngô Văn Quang đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo thời gian quy định.

Trần Văn Tường (TP.HCM)