- Không phải sân đất hay sân cỏ, giữa biển trời mênh mông của Tổ quốc, các trận bóng đá ở Trường Sa diễn ra sôi nổi ngay trên sân bê tông.

XEM CLIP:

Ở Trường Sa, cán bộ, chiến sĩ luôn trong tư thế sẵn sàng huấn luyện, chiến đấu bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Tập luyện và thi đấu thể thao góp phần rèn luyện thể lực, nâng cao khí thế cho mỗi người lính.

Chính trị viên trên đảo Trường Sa lớn cho biết, bên cạnh nhiệm vụ canh giữ đảo luôn được đặt lên hàng đầu, việc chăm lo đời sống văn hóa, tinh thần của bộ đội cũng không kém phần quan trọng.

Do đặc thù tự nhiên nên rất khó có những phần đất bằng phẳng, rộng lớn để làm sân bóng đá. Tại các đảo nổi có diện tích lớn như: Trường Sa lớn, Trường Sa Đông, Song Tử Tây, Nam Yết, Sơn Ca thì cán bộ, chiến sĩ chơi được nhiều môn thể thao. Riêng tại các nhà giàn DK1 hay các đảo chìm như Núi Le, Tốc Tan, Đá Lát, Đá Nam, Cô Lin, Thuyền Chài…, bóng bàn, bơi là môn thể thao chủ đạo.

{keywords}
Sân bóng của các chiến sĩ và người dân vào mỗi buổi chiều

Không phải trên sân đất hay sân cỏ, giữa mênh mông sóng nước, các trận đấu bóng đá ở đảo Trường Sa lớn diễn ra trên mặt sân bê tông. Khoảng sân trước nhà ga hàng không Trường Sa trở thành sân đá bóng của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên đảo. Vào 16h30 chiều mỗi ngày cán bộ, chiến sĩ trên đảo cùng tập trung để đá bóng.  

Các cầu thủ thường chia thành hai đội: đội mặc áo, đội ở trần. Cầu thủ người mang giày, người chân đất và khung thành chỉ đơn giản là 2 viên đá hoặc viên san hô nhỏ. Số người chơi trên sân không cố định, có lúc mỗi bên lên tới hơn 20 cầu thủ, cứ ai muốn là vào chơi, không thể chờ đợi người khác mệt để vào thay thế. Đội nào thua, bị hít đất 5 cái/mỗi bàn thua. 

Lý giải việc không mặc bộ thi đấu để rõ phân định 2 đội, các chiến sĩ cho biết, thời tiết khắc nghiệt, hơi muối nhiều nên việc bảo quản quân phục, trang phục rất cẩn thận. Những bộ trang phục thi đấu chỉ được mặc vào mỗi dịp thi đấu chào mừng các ngày lễ, Tết hay có các trận giao hữu giữa các đảo. Đá xong, các anh lại giặt giũ, là lượt cho vào túi nilon khóa biệt trong tủ.

{keywords}
Sau mỗi ngày làm việc, trên sân bê tông ở Trường Sa Lớn lại vang lên không khí sôi nổi của những trận cầu. Trận đấu giữa đội cởi trần so tài với đội mặc áo

Sức khỏe, sự dẻo dai thì không ai địch nổi các chiến sĩ trên đảo bởi họ đã được tôi luyện dưới cái nắng, cái gió của biển cả, các chiến sĩ đá liên tục gần 2 tiếng mà không nghỉ, chỉ khi nào hết giờ, các anh mới dừng chơi.

Từ tháng 6 trở đi, đá bóng cũng khó vì mưa, gió và sóng biển, nhiều hôm thèm quá, các chiến sĩ đội cả mưa chơi bóng. 

{keywords}
Khung thành di động chỉ được làm bằng đôi dép, vỏ ốc, đá san hô...
{keywords}
Dù chạy trên mặt bê tông của sân băng, không phải chiến sĩ nào cũng muốn đi giày thể thao
{keywords}
Những bộ áo đồng phục đẹp hiếm khi được sử dụng, thường để dành cho các trận cầu giao hữu đặc biệt hoặc các dịp lễ lớn

{keywords}

Các cầu thủ thường chia thành đội mặc áo, đội ở trần
{keywords}
Số người chơi trên sân không cố định, có khi lên đến 20 người
{keywords}
{keywords}
 Các cầu thủ Trường Sa có những cú biểu diễn đầy kỹ thuật

 

{keywords}
 
{keywords}
Tranh bóng nảy lửa
{keywords}
 
{keywords}
Một khó khăn khác đối với với anh em ở đây là sân bê tông nhám nên bóng rất nhanh hỏng, chỉ đá một thời gian ngắn là bóng bị mòn vỏ, mỏng tênh, dễ bị nổ
{keywords}
Tiếc nuối vì bỏ lỡ 1 cơ hội ghi bàn 
{keywords}
Đội thua phải hít đất 5 cái/mỗi bàn thua
Bia chủ quyền cổ xưa nhất ở Trường Sa

Bia chủ quyền cổ xưa nhất ở Trường Sa

2 bia chủ quyền trên đảo Song Tử Tây và đảo Nam Yết là một trong những dấu tích cổ xưa trên quần đảo Trường Sa.

Uy nghi nhà tưởng niệm Bác giữa sóng gió Trường Sa

Uy nghi nhà tưởng niệm Bác giữa sóng gió Trường Sa

Một trong những điểm đến của đoàn công tác đầu tháng 5 là nhà tưởng niệm Bác - điểm tựa tinh thần vững chắc cho quân và dân trên đảo.

Đội quân đặc nhiệm đêm tỉnh hơn ngày ở Trường Sa

Đội quân đặc nhiệm đêm tỉnh hơn ngày ở Trường Sa

Đêm hay ngày, nắng mưa hay bão tố, những chú chó được mệnh danh là đội quân đặc nhiệm vẫn theo sát bước chân các chiến sĩ đi tuần ở Trường Sa.

Vị Tết đặc biệt chỉ có trên tàu cảnh sát biển

Vị Tết đặc biệt chỉ có trên tàu cảnh sát biển

Trong khoang hàng trên con tàu cảnh sát biển CSB 8001 rong ruổi đi tuần tra vùng biển phía Nam của Tổ quốc một ngày cuối năm đầy ắp những đồ đặc biệt.

Giữa biển trời Tổ quốc, nhớ lính hải quân hóa thân vào sóng

Giữa biển trời Tổ quốc, nhớ lính hải quân hóa thân vào sóng

Những vòng hoa được kết từ đất liền mang theo trên tàu CSB 8001 được chuẩn bị dây để thả trôi. Đó là những vòng hoa đặc biệt nhất kết theo hình cờ Tổ quốc.

Bữa cơm tất niên bỏ dở của hải quân ở Trường Sa

Bữa cơm tất niên bỏ dở của hải quân ở Trường Sa

Những chiến sĩ hải quân vùng 4 vẫn không quên bữa cơm tất niên bỏ dở khi gặp biến lạ ở khu vực đảo Sinh Tồn Đông một ngày Tết Giáp Ngọ.

Trần Thường