- "Đổi mới khí hậu là điều cần thiết, giống như cải cách kinh tế toàn diện Việt Nam đã triển khai từ 40 năm trước”, Giám đốc Quốc gia của Chương trình phát triển LHQ (UNDP) nhận định.
Thủ tướng: Không hoảng hốt trước biến đổi khí hậu tại ĐBSCL
Phải thắng trong ‘trận Điện Biên Phủ’ chống biến đổi khí hậu tại ĐBSCL
Bộ TN&MT phối hợp với UNDP và Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) hôm nay tổ chức hội nghị đối thoại cấp cao về Biến đổi khí hậu.
Hội nghị đối thoại cấp cao về biến đổi khí hậu. Ảnh: TA |
IPCC - cơ quan toàn cầu đánh giá về khoa học liên quan đến biến đổi khí hậu - trình bày Báo cáo đặc biệt về tác động khi nhiệt độ toàn cầu tăng 1,5 độ C và các vấn đề liên quan đến phát thải khí nhà kính toàn cầu (gọi tắt là Báo cáo 1,5 độ).
Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng TN&MT Lê Công Thành cho biết, là một trong những quốc gia chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu, Việt Nam luôn chủ động và tích cực thực hiện những cam kết quốc tế và nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu. Cùng với việc phê duyệt Thoả thuận Paris về biến đổi khí hậu, Việt Nam đã ban hành kế hoạch thực hiện thoả thuận này.
Chủ tịch IPCC Hoesung Lee khẳng định: “Việc hạn chế sự nóng lên toàn cầu 1,5 độ C sẽ đòi hỏi những thay đổi nhanh chóng, sâu rộng và chưa từng thấy trong tất cả các khía cạnh của xã hội.
Với lợi ích rõ ràng đối với người dân và hệ sinh thái tự nhiên, việc hạn chế sự nóng lên toàn cầu đến 1,5 độ C so với 2 độ C có thể đi đôi với việc đảm bảo một xã hội bền vững và công bằng hơn”.
Theo Báo cáo đặc biệt của IPCC, hạn chế sự nóng lên toàn cầu đến 1,5 độ C so với 2 độ C sẽ giảm tác động đến hệ sinh thái, sức khỏe con người để dễ dàng đạt được mục tiêu phát triển bền vững của LHQ.
Báo cáo cũng nêu bật một số tác động của biến đổi khí hậu có thể tránh được, bằng cách hạn chế sự nóng lên toàn cầu 1,5 độ C so với 2 độ C, hoặc nhiều hơn. Ví dụ, với sự nóng lên 1,5 độ C, đến năm 2100, mực nước biển dâng toàn cầu sẽ thấp hơn 10 cm. Khả năng băng tan ở Bắc Băng Dương vào mùa hè sẽ chỉ xảy ra một lần trong một thế kỷ, thay vì một lần trong một thập niên. Các rạn san hô trên toàn cầu sẽ giảm từ 70-90% trong khi hầu như tất cả (> 99%) sẽ bị mất đi khi nhiệt độ tăng 2 độ C.
Bà Caitlin Wiesen, Giám đốc Quốc gia của UNDP đánh giá, báo cáo của IPCC đã nhấn mạnh những tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu mà có thể tránh được bằng cách hạn chế sự nóng lên toàn cầu thêm 1,5 độ C, nhưng thời gian hành động sắp hết.
Bà nhấn mạnh: "Đổi mới khí hậu là điều cần thiết, giống như cải cách kinh tế toàn diện Việt Nam đã triển khai từ 40 năm trước để giảm phát thải khí nhà kính và tạo công ăn việc làm xanh, hướng đến một xã hội có sức chống chịu và bền vững hơn”.
TP.HCM 'lọt' top 10 thành phố bị đe dọa biến đổi khí hậu
Theo đánh giá, TP.HCM là một trong 10 thành phố trên thế giới bị đe dọa nhiều nhất biến đổi khí hậu (BĐKH).
Khí hậu Miền Bắc chuyển biến bất thường
Những ngày tới, các tỉnh miền Bắc trời không mưa và có nắng nhiều vào ban ngày. Đêm và sáng sớm trời rét.
Biến đổi khí hậu: Thời cơ ‘làm mới' cho chính ĐBSCL
TS. Hoàng Quốc Tuấn, chuyên gia nông nghiệp, nguyên Giám đốc Phân viện thiết kế và quy hoạch nông nghiệp khẳng định như vậy trong câu chuyện về biến đổi khí hậu (BĐKH) ở ĐBSCL.
Hạn mặn gây thiệt hại gần 1.000 tỷ đồng ở Sóc Trăng
Chiều 8/4, Chủ tịch UBTƯ MTTQ VN Nguyễn Thiện Nhân đã có cuộc làm việc với Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Sóc Trăng về tình hình kinh tế - xã hội.
Bí quyết thắng Trời, thu bạc tỉ giữa vùng hạn mặn
Giữa khủng hoảng hạn, mặn, có những nông dân nhanh trí liên kết với doanh nghiệp làm mô hình luân canh lúa - tôm thu bạc tỉ.
Thái An