Tại kỳ bầu cử này, toàn tỉnh Quảng Trị có 470.000 cử tri tham gia bầu cử tại 861 tổ bầu cử.  

{keywords}
Cử tri xã miền núi phía Tây Quảng Trị có mặt từ rất sớm tại các điểm bầu cử.

Ngoài những cử tri là công dân sinh sống trên địa bàn, Quảng Trị cũng lần đầu ghi nhận hàng trăm cử tri là công dân mới được nhập tịch.  Lần đầu họ cầm trên tay lá phiếu cử tri để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

Hơn 750 cử tri là công dân người Lào di cư sống dọc biên giới các huyện miền núi Đakrông và Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) được nhập quốc tịch Việt Nam đã cầm lá phiếu đi bầu cử. 

Những người mới nhập tịch này chủ yếu là người Vân Kiều, Pa Cô.

{keywords}

Cử tri xem danh sách các ứng cử viên.
{keywords}
Những cử tri mới nhập tịch lần đầu đi bầu cử ở huyện Hướng Hóa.

Ngay từ sáng sớm hôm nay, những đồng bào này đã tạm gác lại việc lên nương rẫy, khoác lên mình bộ trang phục truyền thống và hứng khởi đi bầu cử. Việc lần đầu được cầm lá phiếu đi bầu khiến ai cũng thấy tự hào, vui vẻ.

Tại huyện miền núi Đakrông, ông Thái Ngọc Châu – Chủ tịch UBND huyện cho biết, 84 người dân mới nhập tịch trên địa bàn nhưng chỉ có 80 cử tri đáp ứng đủ điều kiện về độ tuổi để tham gia công tác bầu cử trong nhiệm kỳ này.

{keywords}

Bộ đội biên phòng hỗ trợ cử tri lớn tuổi đến điểm bỏ phiếu.

Trong khi đó, ông Trần Đình Dũng – Trưởng phòng Nội vụ huyện Hướng Hóa cho biết, toàn huyện có 54.412 cử tri tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp. Trong đó, có hơn 650 cử tri là những công dân mới nhập tịch, lần đầu tham gia bầu cử.

Các cử tri này chủ yếu sinh sống trên địa bàn các xã biên giới như A Dơi, xã Xy, Hướng Lập…

Nhiều năm sống trong tình trạng không quốc tịch, năm 2019, gia đình ông Hồ Văn Chua (43 tuổi, ở thôn Xa Tuông, xã Pa Tầng, huyện Hướng Hóa) được nhập quốc tịch, chính thức làm công dân Việt Nam.

Lần đầu cầm lá phiếu thực hiện quyền công dân của mình, ông Hồ Văn Chua xúc động, mong muốn những người được bầu góp tiếng nói với Đảng, Nhà nước, Quốc hội có nhiều chính sách tốt hơn cho đồng bào miền núi còn nhiều khó khăn. 

“Khi trở thành công dân Việt Nam, được chính quyền quan tâm, con em được đi học… khiến bà con dân bản rất mừng. Đặc biệt, hôm nay đầu tiên được đi bầu cử, dân bản rất phấn khởi, tự hào.

Mình bầu, mình chọn cán bộ tin tưởng cán bộ biết thương dân để giúp dân.

{keywords}

Hồ hởi khi lần đầu được cầm lá phiếu trên tay đi bầu cử nhưng  cử tri vẫn không quên đeo khẩu trang phòng, chống dịch.

 

{keywords}
Những cử tri mới nhập quốc tịch bỏ phiếu, lựa chọn ứng viên của mình

Nhân dân tin tưởng cán bộ làm được điều cho dân ngạc nhiên, cho dân tự hào, phấn khởi thêm”, ông Chua nói trong phấn khởi.

Trao đổi với VietNamNet, ông Hà Sỹ Đồng – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo công tác biên giới – hải đảo tỉnh Quảng Trị chia sẻ, bầu cử đại biểu QH và HĐND các cấp là quyền lợi, trách nhiệm của mỗi công dân Việt Nam.

{keywords}
Ứng viên ĐBQH khóa XV – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng tham gia bầu cử tại huyện Cam Lộ (Quảng Trị).

“Thực hiện chính sách của Nhà nước, hiệp định kí kết giữa Việt Nam – Lào, năm 2019, tỉnh Quảng Trị hoàn tất công tác nhập tịch cho hàng trăm người dân ở các huyện miền núi phía Tây của tỉnh.

Đây là những công dân rất  lần đầu được cầm trên tay lá phiếu cử tri để đi bầu cử.

Trước thời điểm niêm yết danh sách đại biểu và bầu cử 24 giờ, các cử tri được chính quyền địa phương, bộ đội biên phòng đến tận từng bản, từng nhà tuyên truyền, hướng dẫn và phát phiếu cử tri, đảm bảo cho cử tri thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của mình”, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng chia sẻ.

Quang Thành

Cử tri đảo Trường Sa Lớn lần đầu bầu cử cùng thời điểm với cả nước

Cử tri đảo Trường Sa Lớn lần đầu bầu cử cùng thời điểm với cả nước

Cử tri cả nước từ địa đầu tổ quốc tới đất mũi Cà Mau, từ miền núi tới vùng hải đảo nô nức đi bầu cử trong ngày hội toàn dân. Năm nay là năm đầu tiên đảo Trường Sa lớn bỏ phiếu cùng thời điểm với cả nước.