Cụ thể, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bỏ phiếu tại Hà Nội, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bỏ phiếu tại TP.HCM, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính bỏ phiếu tại Cần Thơ, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bỏ phiếu tại Hải Phòng. Đây cũng chính là nơi ứng cử ĐBQH khóa XV của 4 lãnh đạo chủ chốt.

{keywords}
Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường, Chánh văn phòng Hội đồng Bầu cử Quốc gia

Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh cũng cho hay, về nguyên tắc bầu cử, hầu hết các lãnh đạo ở địa bàn nào, đang cư trú ở đâu thì đi bầu cử ở nơi đó.

Tuy nhiên, gắn với nhiệm vụ cụ thể của các thành viên Hội đồng Bầu cử quốc gia và nhiệm vụ của lãnh đạo, theo luật quy định, các lãnh đạo đi bỏ phiếu ở một số địa phương để gắn liền với việc kiểm tra, chứng kiến giờ khai mạc và không khí của ngày bầu cử.

"Ý nghĩa là vừa đi kiểm tra vừa động viên các địa phương trong ngày bầu cử, tạo không khí chung cả nước", bà Thanh nói.

Để bầu hộ, bầu thay là làm mất quyền cử tri của mình

Làm thế nào để tránh bầu hộ, bầu thay cũng là câu chuyện rất thời sự. Bởi vì nguyên tắc cuộc bầu cử là thực hiện nguyên tắc phổ thông, trực tiếp, bình đẳng và việc đi bầu cử là quyền và nghĩa vụ của mỗi cử tri để bầu ra người đại diện cho mình. Vì vậy. việc đi bầu hộ, bầu thay là làm mất quyền cử tri của mình khi thực hiện quyền dân chủ trực tiếp đối với đất nước. 

{keywords}
Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh

"Chúng ta thực hiện nền dân chủ (dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp) thì việc trực tiếp đi bầu cử là thực hiện quyền dân chủ trực tiếp, tự tay mình bỏ phiếu bầu người thay mình tham gia các cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương và địa phương", bà Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh.

Tuy nhiên, bà Thanh nhìn nhận, trong thực tế cũng có những trường hợp đi bầu thay, bầu hộ. Để tranh việc bầu thay bầu hộ, theo bà Thanh, báo chí thông tin nhiều thời gian vừa rồi cũng chính là nội dung quan trọng để tuyên truyền đến người dân ý thức trách nhiệm của mình đối với cuộc bầu cử. 

"Tôi hi vọng rằng, còn 1,5 ngày nữa, các cơ quan báo chí trung ương và địa phương tiếp tục là cánh tay nối dài của Hội đồng Bầu cử quốc gia để cùng với các tổ chức bầu cử làm sao tuyên truyền để người dân và cử tri thực hiện đầy đủ quyền của mình", Trưởng ban Công tác đại biểu nói.

Theo bà, trước hết, báo chí tập trung tuyên truyền quyền và nghĩa vụ của công dân trong việc tham gia bầu cử, giúp cho cử tri hiểu rõ việc bầu hộ, bầu thay là vi phạm nguyên tắc bầu cử, đặc biệt là quan tâm đến địa bàn vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn  thường xuất hiện tình huống này nhiều hơn.

Xem Clip 6 bước bỏ phiếu bầu cử:

Thu Hằng

Chủ tịch Quốc hội: Cử tri tích cực đi bầu, lựa chọn người mình tin tưởng nhất

Chủ tịch Quốc hội: Cử tri tích cực đi bầu, lựa chọn người mình tin tưởng nhất

"Tôi mong muốn cử tri cả nước hãy nhận thức rõ vai trò, vị trí làm chủ đất nước của mình, tích cực đi bầu để lựa chọn các đại biểu mà mình tin tưởng nhất, xứng đáng nhất".