Kịch bản 1, trong trường hợp dịch Covid-19 ở Việt Nam cơ bản được khống chế trong tháng 7, không có ổ dịch lớn tại các khu công nghiệp và các tỉnh, thành phố trọng điểm kinh tế không bị giãn cách xã hội, phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng Quốc hội đề ra là 6%. Trong đó, quý III tăng 6,2%; quý IV tăng 6,5%.

Kịch bản 2, trong trường hợp dịch cơ bản được khống chế trong tháng 6, không có  ổ dịch tại các khu công nghiệp và các tỉnh, thành phố không bị giãn cách xã hội, phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng theo NQ 01/NQ-CP là 6,5%. Với kịch bản này, quý III dự kiến tăng 7%; quý IV tăng 7,5%. 

“Chúng ta sẽ thoát khỏi dịch chậm nhất”

Về cơ bản, các chuyên gia đều đồng tình với các kịch bản đó. Tuy nhiên, TS Trần Đình Thiên nhận định kịch bản 6 tháng tới đây là khó hơn vì sức khoẻ doanh nghiệp đã yếu đi nhiều. Ông Thiên lo, Việt Nam sẽ thoát khỏi dịch chậm hơn so với thế giới và chúng ta sẽ mở cửa chậm hơn thế giới.

{keywords}
Chúng ta không thể chậm hơn tốc độ mở cửa của thế giới 

Ông nói: “Có đến 85% doanh nghiệp Việt bị tác động tiêu cực nặng mà tăng trưởng GDP vẫn cao thế thì thực lực kinh tế, doanh nghiệp Việt Nam là thế nào? Liệu có đứng dậy được khi chúng ta mở cửa trở lại không?”.

Theo ông, những quốc gia đã trở lại bình thường chính là những quốc gia đã bị ảnh hưởng Covid-19 nặng nề nhất. Họ làm theo logic chống dịch là chịu tổn thất ban đầu sau đó kiểm soát được, và tấn công bằng vắc-xin.

Trong khi đó, chúng ta vẫn chống dịch theo kiểu cũ, nghĩa là truy vết, cách ly và phong toả chứ không phải miễn dịch cộng đồng. Vì vậy, chúng ta nhanh nhất trong chống dịch nhưng thoát khỏi dịch chậm nhất.

Điều đó khiến Việt Nam chậm trễ nối chuỗi với thế giới vì đến nay ta vẫn đang phải đương đầu với khó khăn dịch bệnh.

Thế giới đã đứng dậy được sau đại dịch, đặc biệt là các cường quốc như Mỹ, Trung Quốc vì họ đã chuyển sang công nghệ cao và kinh tế số mạnh. Năm ngoái, kinh tế số và công nghệ cao của họ trỗi dậy trong khi cả nền kinh tế vật thể bị đứt chuỗi. Trong danh sách 10 tỷ phú thế giới năm ngoái có 9 người là tỷ phú công nghệ.  

TS Nguyễn Đình Cung cũng cùng nhận định đó. Ông cho rằng, thế giới chi tiêu cho nghiên cứu nghiên cứu khoa học tăng đột biến vào những năm trước. Họ đã đầu tư mô hình kinh doanh mới, tự động hoá. Cho nên, sau đại dịch, năng suất lao động các nước tăng cao nhờ vào đầu tư đó. 

Chúng ta vẫn chống dịch theo kiểu cũ, nghĩa là truy vết, cách ly và phong toả chứ không phải miễn dịch cộng đồng. Vì vậy, chúng ta nhanh nhất trong chống dịch nhưng thoát khỏi dịch chậm nhất. 

Nhìn vào các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao trong 6 tháng qua, động cơ chính nằm ở các ngành công nghệ, tăng năng suất lao động do ứng dụng công nghệ… Họ không chờ, mà bắt tay vào thúc đẩy sự thay đổi.      

Ông Cung nói: “Chúng ta không thể chậm hơn tốc độ mở cửa của thế giới. Điều này đòi hỏi Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương phải thực sự vào cuộc, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm như Thủ tướng đã nói, chứ không thể chờ hết dịch mới làm”.

Tuy nhiên, ông lo ngại, trạng thái chờ đợi, tâm lý có chỉ đạo mới làm đang cản trở lớn cho tăng trưởng lúc này.

Ví dụ, Bộ Giao thông - Vận tải không thể trả lời công ty cổ phần IPP Air Cargo là đợi thị trường hàng không phục hồi, dự kiến sau năm 2022, mới xem xét thành lập hãng hàng không mới. Đây là hãng hàng không chuyên vận chuyển hàng hóa, nếu được bay sớm vào lúc cả thị trường thế giới đang hồi phục nhanh, nhu cầu lớn, cơ hội thành công không chỉ của doanh nghiệp mà chính là của nền kinh tế vì có mặt trên thị trường thế giới đúng thời điểm. 

Cần có chính sách kéo vốn vào sản xuất, kinh doanh, thay vì đổ vào thị trường chứng khoán, đầu cơ bất động sản. 

Việc hoàn thiện chính sách cũng cần phải theo hướng cùng bàn với doanh nghiệp để có phương án phù hợp, chứ không thể cứ doanh nghiệp kêu mới đề xuất giãn thời gian thực hiện, như việc thu phí hạ tầng cảng biển… 

Trong lúc này, các kế hoạch kinh doanh mới, phương thức kinh doanh mới cần được khuyến khích, không chỉ theo nghĩa bù đắp cho những sụt giảm của các mô hình truyền thống, mà còn chuẩn bị cho giai đoạn phát triển tới.

Cần “đạo lý kinh doanh”

Để hỗ trợ doanh nghiệp, TS Trần Đình Thiên nhấn mạnh giải pháp: Nên dành nguồn lực để cứu các doanh nghiệp có thể tạo ra hiệu quả và mang tính trụ cột của nền kinh tế. Ngoài ra, Chính phủ cần dành nguồn lực ít ỏi còn lại để hỗ trợ cho những doanh nghiệp khởi nghiệp để có sự thay máu. Nên có tầm nhìn cho doanh nghiệp mới là doanh nghiệp đổi mới sáng tạo.

Còn TS Nguyễn Đình Cung thì cho rằng, để doanh nghiệp hồi phục, đầu tiên phải nói đến sự chia sẻ của ngân hàng. Còn nhớ, giai đoạn 2011-2015, khi ngân hàng gặp khó khăn, nợ xấu tăng cao, doanh nghiệp, dân chúng đã chịu thiệt thòi khá nhiều để cùng với ngân hàng vượt qua khủng hoảng. Việc chia sẻ lúc này là đạo lý kinh doanh.

{keywords}
Các kế hoạch kinh doanh mới, phương thức kinh doanh mới cần được khuyến khích... Ảnh: Lê Anh Dũng

Thứ hai, cần có chính sách kéo vốn vào sản xuất, kinh doanh, thay vì đổ vào thị trường chứng khoán, đầu cơ bất động sản. Để làm được, các kế hoạch mở cửa cần được thiết lập, cùng với các kịch bản kiểm soát dịch bệnh, tốc độ tiêm chủng.

Kịch bản này phải được kết nối với tốc độ mở cửa của thế giới. Đây là lúc các ứng dụng công nghệ thông tin cần được triển khai mạnh mẽ, trên diện rộng.

Đặc biệt, chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư kinh doanh phải được thay đổi ngay, theo kịp xu thế phát triển mới. Ví dụ, cần có cơ chế khuyến khích chuyển dịch sản xuất thâm dụng lao động ra khỏi khu vực TP.HCM.

Đợt dịch hiện tại cho thấy, các khu công nghiệp của  ở TP.HCM vẫn chủ yếu gồm các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, trong khi đáng ra đây phải là đất dành cho doanh nghiệp, dự án công nghệ cao, nghiên cứu và phát triển.

Lúc này, cần cơ chế về chuyển đổi quyền sử dụng đất, về chính sách ưu đãi thuế…, chứ không thể dùng mệnh lệnh hành chính.

Thứ ba, tìm kiếm cơ hội thúc đẩy tăng trưởng, thúc đẩy sự phục hồi của khu vực doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước trên nguyên tắc lựa chọn ngành nghề, cách thức làm mới.

Có thể những ngành nghề tạo ra tăng trưởng hơn 30 năm qua, như gia công xuất khẩu… không còn là bệ đỡ của tăng trưởng kinh tế giai đoạn tới. Hay doanh nghiệp nhà nước, với nguồn lực lớn, sẽ phải tham gia quá trình phục hồi kinh tế như thế nào. Các câu hỏi này phải được trả lời rõ ràng.

Phải nói thêm, tốc độ tăng trưởng 5,64% của nửa năm qua không phải là cao, không chỉ đứng ở góc độ nền thấp của cùng kỳ năm ngoái, mà còn so với tốc độ tăng trưởng của nhiều nền kinh tế trên thế giới. Đó là chưa kể tác động của dịch bệnh trong tháng 5, tháng 6 chưa thể hiện trong các chỉ số kinh tế vĩ mô 6 tháng đầu năm.

Lan Anh

Nghịch lý trong dịch bệnh

Nghịch lý trong dịch bệnh

Từ đầu đại dịch, tôi vẫn hồ nghi rằng, virus Sars-CoV-2 vẫn âm thầm lây lan trong cộng đồng mà không bị phát hiện.