Cơ hội sẽ biến mất nếu không chuyển đổi số nhanh

Các chuyên gia cho rằng, chuyển đổi số là quá trình thay đổi từ mô hình truyền thống sang doanh nghiệp số, bằng cách áp dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây… thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty…

Trong một phát biểu mới đây về con đường đi của doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid, Shark Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch NextTech cho hay, tình huống đặt ra cho doanh nghiệp lúc này là sẽ chịu chết, đứng im cho khủng hoảng nhấn chìm hay lựa chọn xông pha, tự tạo cơ hội “cá bé nuốt cá lớn” để thích nghi và tăng trưởng.

Ông Bình cho rằng khẩu hiệu “chuyển đổi số” chưa bao giờ dâng cao khí thế như lúc này bởi đó sẽ là công cụ hỗ trợ tăng thu giảm chi - giải pháp cần kíp cho các doanh nghiệp trong đại dịch.

{keywords}
Đưa công nghệ giết mổ hiện đại nhất châu Âu về Việt Nam

Còn theo ông Nguyễn Anh Nguyên, cựu Phó tổng giám đốc phụ trách CNTT tập đoàn Masan, nếu không có chuyển đổi số, trong 3 năm tới, Masan vẫn có thể duy trì khả năng sản xuất hàng hóa của mình. Tuy nhiên, Masan sẽ không thể cạnh tranh về dịch vụ, đặc biệt là với sự phát triển không ngừng của Amazon, Alibaba, Tencent và nhiều công ty khác. Những “ông lớn” này không những có thể lấn át về khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà thậm chí có thể đánh bại các công ty khác.

“Hãy tin tôi, thời gian để chuyển đổi số diễn ra có thể tính theo ngày. Hãy dám thử và hãy để các doanh nghiệp công nghệ giúp công ty của bạn”, ông Nguyên nói.

Trích dẫn báo cáo của IDC, Chủ tịch FPT Trương Gia Bình nhấn mạnh chuyển đổi số đã trở thành vấn đề sống còn. Trong 10 nhà lãnh đạo, có tới 9 người đã sẵn sàng cho chuyển đổi số. Điều này đồng nghĩa với việc các hãng công nghệ tham gia thành công vào lĩnh vực này sẽ đóng vai trò quan trọng trong sự thay đổi của kinh tế thế giới.

{keywords}
Chủ tịch FPT Trương Gia Bình: Chuyển đổi số đã trở thành vấn đề sống còn

Ông Trương Gia Bình đưa ra ví dụ “vua tôm” Minh Phú đã bắt tay chuyển đổi số với tham vọng sẽ chinh phục 25% thị phần thế giới từ mức hiện tại là 4%. Đó là ước vọng của người Việt Nam. “Vua gỗ” AA cũng bắt đầu chiến lược chuyển đổi số để nhanh chóng trở thành một trong hai nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới. Việc đầu tiên cần làm của một lãnh đạo số là tái tạo lại tổ chức bằng việc đổi mới.

“Con người của doanh nghiệp sẽ làm những việc mới. Trong tương lai, chúng ta phải chỉ huy số bằng những công nghệ số”, anh Trương Gia Bình cho biết.

{keywords}
Doanh nghiệp Việt sẽ bị loại khỏi cuộc chơi nếu không chuyển đổi số

Bình luận về thời cơ trong chuyển đổi số, Phó tổng giám đốc FPT Software Nguyễn Khải Hoàn nhận định, Việt Nam đang ở trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ và có rất nhiều cơ hội. Tuy nhiên khoảng 5 năm tới, nếu doanh nghiệp không ứng dụng công nghệ để thay đổi thì cơ hội sẽ biến mất. 

Doanh nghiệp công nghệ lớn sẵn sàng chuyển đối số

Trước xu hướng chuyển đổi số mạnh mẽ, các doanh nghiệp công nghệ VNPT, Viettel, FPT, CMC… đã đưa ra tuyên bố mạnh mẽ về chiến lược này.

2017 là thời điểm CMC - một trong những doanh nghiệp đầu tiên tuyên bố chiến lược chuyển đổi số.

Ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch CMC chia sẻ: “Chúng tôi đã dùng hình ảnh con bướm minh họa cho tinh thần quyết tâm lột xác để chuyển đổi số và đưa ra nhận diện thương hiệu mới. Quá trình chuẩn bị đã được CMC nghiên cứu rất kỹ, bản thân tôi đã đi đến nhiều quốc gia, gặp nhiều tập đoàn lớn trên toàn cầu để nghe họ chia sẻ. CMC đặt mục tiêu trở thành công ty số hàng đầu tại Việt Nam và là công ty cung cấp các dịch vụ chuyển đổi số cho khách hàng, tổ chức khác".

{keywords}
Tổng giám đốc VNPT Phạm Đức Long: VNPT đang đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và khẳng định vai trò dẫn dắt trong chuyển đổi số quốc gia

Chia sẻ về chiến lược chuyển đổi số, Tổng giám đốc VNPT Phạm Đức Long cho biết, chiến lược VNPT 4.0, hướng tới chuyển thành một doanh nghiệp số lớn mạnh trong khu vực. VNPT đang bám sát đề án Chuyển đổi số quốc gia, tham vọng trở thành nhà cung cấp dịch vụ số hàng đầu. Bản thân VNPT đang chuyển đổi mạnh mẽ để trở thành một doanh nghiệp số, hoạt động toàn bộ trên môi trường số.

"VNPT đang đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và khẳng định vai trò dẫn dắt trong chuyển đổi số quốc gia. VNPT đã khẳng định vị thế là doanh nghiệp tiên phong: Tham gia thiết lập các hạ tầng số, xây dựng các nền tảng số ở quy mô quốc gia, như Trục liên thông văn bản quốc gia, cổng dịch vụ công quốc gia, trung tâm điều hành thông minh IOC. VNPT cũng đã ký thoả thuận hợp tác với 11 bộ, ngành; 16 doanh nghiệp lớn và 53 UBND tỉnh/thành phố để triển khai chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh...", ông Long nói.

Trước xu hướng chuyển đổi số mạnh mẽ, Viettel cũng tuyên bố lĩnh sứ mệnh “kiến tạo xã hội số ở Việt Nam”, chuyển đổi mạnh mẽ từ doanh nghiệp viễn thông sang doanh nghiệp cung cấp dịch vụ số. "Chúng tôi cần phải quên đi rằng Viettel là nhà khai thác viễn thông. Mặc dù, hiện nay, viễn thông vẫn là nguồn thu chủ yếu nuôi sống Viettel. Nhưng tỷ trọng doanh thu và lợi nhuận từ viễn thông đang liên tục giảm xuống. Sứ mệnh nuôi sống Viettel của viễn thông sẽ không tồn tại lâu dài. Chúng ta không thể chỉ bám víu vào việc khai thác hạ tầng viễn thông mà phải trở thành nhà cung cấp hạ tầng và dịch vụ số”.

Kỳ tới: Chuyển đổi số là tầm nhìn để quốc gia hưng thịnh

Thái Khang

Chuyển đổi số để hiện thực hóa khát vọng Việt Nam hùng cường

Bài 1: Chuyển đổi số để hiện thực hóa khát vọng Việt Nam hùng cường

Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số được nhận định là một tiền đề quan trọng để Việt Nam có thể hiện thực hóa các cơ hội do cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại.