Trong giai đoạn đầu, nhà Trần vững mạnh vì có những vị vua trị vì anh minh, nhưng càng về sau, các vua ngày càng yếu kém. Thậm chí có vua còn ăn chơi trác táng khiến đất nước suy vong.
A. Trần Dụ Tông
Đáp án chính xác là Trần Dụ Tông.
Trần Dụ Tông là vị vua thứ 11 của nhà Trần. Sau khi vua Trần Hiển Tông mất sớm, Trần Dụ Tông được thượng hoàng Trần Minh Tông đưa lên làm vua vào năm 1336. Trong giai đoạn đầu có Thượng hoàng Minh Tông triều chính ổn định, nhưng khi vua cha mất, tự mình nhiếp chính, Trần Dụ Tông đã lao vào những cuộc ăn chơi trác táng. Dù luật pháp triều Trần nghiêm cấm việc đánh bạc, nhưng Trần Dụ Tông vẫn ngang nhiên mở sòng bạc ngay tại hoàng cung để cùng các đại thần chơi trò đỏ - đen.
B. Trần Duệ Tông
C. Trần Hiến Tông
A. Ngã ngựa
B. Trời đánh
C. Đuối nước
Đáp án chính xác là đuối nước.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, năm 1339, khi mới 4 tuổi, ông đã bị ngã xuống nước suýt chết đuối hôm rằm trung thu. Thầy thuốc Trâu Canh (vốn gốc Hoa, có cha là ngự y vua Nguyên là Hốt Tất Liệt) cứu sống được nhưng nói rằng hoàng tử Hạo sẽ bị liệt dương. Năm Tân Mão (1351) “Trâu Canh thấy vua bị liệt dương, dâng phương thuốc nói rằng giết đứa bé trai, lấy mật hòa với dương khởi thạch mà uống và thông dâm với chị hay em ruột của mình thì sẽ hiệu nghiệm. Vua làm theo, thông dâm với chị ruột là công chúa Thiên Ninh”.
A. Một củ khoai
B. Một con kiến
Đáp án chính xác là một con kiến.
Khác với đồ vật tiến cống theo thông lệ gồm những thứ quý hiếm, theo Đại Việt sử ký toàn thư, “Năm Nhâm Thìn, năm thứ 12, (1352)… Mùa xuân, tháng 3, Chế Mỗ người Chiêm Thành chạy sang ta, dâng voi trắng, ngựa trắng, mỗi thứ một con và một con kiến lớn (dài 1 thước 9 tấc) cùng các cống vật xin đánh Trà Hòa Bố Để mà lập y làm vương quốc”. Đây là chuyện độc nhất vô nhị trong sử Việt. Xét về độ ăn chơi của Trần Dụ Tông, sứ thần Trung Quốc phải thừa nhận là vua phương Bắc cũng không bằng.
C. Một con gà
A. Mũ ô sa
B. Áo hoàng bào
C. Kiếm và ấn tín
Đáp án chính xác là kiếm và ấn tín.
Cũng vì bản tính ham chơi, có lần vua Trần Dụ Tông suýt bị đạo chích giết chết. Cũng theo Đại Việt sử ký toàn thư, năm 1366, trong một lần đi chơi đêm, Trần Dụ Tông gặp phải một toán cướp và bị tấn công, đến nỗi đánh mất cả kiếm báu và ấn tín. Cho rằng gặp phải điềm gở này sẽ sống không thọ nên từ đó Trần Dụ Tông càng ra sức ăn chơi.
A. Làm thơ
B. Đua ngựa
C. Uống rượu
Đáp án chính xác là uống rượu.
Bản thân nghiện rượu nên vua Trần Dụ Tông cũng thích rủ các quan cùng uống thi. Ai uống thắng được ông thăng chức. Chính chưởng phụng ngự cung Vĩnh An là Bùi Khoan dùng mẹo uống dối được trăm thăng, Dụ Tông tin là thật, nên cũng ban thưởng cho y. Quan gia thích chơi bời, các quý tộc cũng hưởng ứng theo quan gia khiến triều đình rối nát. Bên ngoài xảy ra mất mùa trong nhiều năm.
A. Mở chuồng thú
B. Đào hồ
Đáp án chính xác là đào hồ.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, tháng 10 năm Qúy Mão (1363), Trần Dụ Tông sai “đào hồ ở vườn ngự trong hậu cung, xếp đá làm núi, bốn mặt đều khai ngòi cho chảy thông nhau. Trên bờ hồ trồng tùng, trúc, thông, tre và các thứ hoa thơm cỏ lạ, nuôi chim quý, thú lạ trong đó. Phía tây hồ trồng hai cây quế, dựng điện Song Quế, lại gọi tên điện là điện Lạc Thanh, tên hồ là hồ Lạc Thanh. Lại đào riêng một hồ nhỏ khác, sai người ở Hải Đông chở nước mặn chứa vào đó, đem các thứ hải vật như đồi mồi, cua, cá nuôi ở trong hồ. Lại sai người Hóa Châu chở cá sấu đến thả vào. Lại có hồ Thanh Ngư để thả cá thanh phụ (cá diếc). Đặt chức khách đô để trông coi”.
C. Xây cung điện
Tiểu Uyên
Có bao nhiêu người biết thời điểm nổ súng Tổng tiến công Tết Mậu Thân?
Bạn biết những gì về sự kiện Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968?
Bạn biết gì về các vị trong Bộ Tư lệnh tiền phương chiến dịch Mậu Thân?
Bạn có biết nhiều hơn về các vị từng ở trong 2 Bộ Tư lệnh tiền phương trong Chiến dịch Mậu Thân 1968?
Hoàng tử nào của nhà Trần phản bội dòng tộc để đầu hàng giặc ngoại xâm?
Nhà Trần là triều đại phong kiến lừng lẫy võ công, với ba lần chiến thắng giặc Mông - Nguyên. Nhưng bên cạnh những anh hùng kiệt xuất như Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải cũng có không ít tôn thất hèn nhát bỏ chạy theo giặc.
Ai là nguyên mẫu người chiến sĩ trong bài thơ “Dáng đứng Việt Nam”?
Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968), ai là nguyên mẫu người chiến sĩ trong bài thơ “Dáng đứng Việt Nam”? Ai là người ôm bộc phá mở đường máu tiến sâu vào Tân Sơn Nhất?...
Vua nào bị người đời mỉa mai là “tổ sư của nghề nịnh nọt”?
Dành phần lớn thời gian làm vua để ăn chơi xa xỉ, lại quen thói bái phục người Pháp, vị vua triều Nguyễn này từng bị người đời gắn cho biệt danh “tổ sư của nghề nịnh nọt”.
Những vị vua "tuổi trẻ tài cao" trong lịch sử Việt Nam
Trong lịch sử Việt Nam, có một số trường hợp hiếm hoi những vị vua lên ngôi từ khi còn là trẻ con đã trưởng thành trên ngai vàng và trở thành những nhà cai trị sáng suốt, lưu danh hậu thế.
Ai không mang họ Trần nhưng làm vua nhà Trần?
Lịch sử phong kiến Việt Nam từng chứng kiến rất nhiều chuyện hy hữu, như hai anh em cùng làm vua một lúc, hay như người không mạng họ Trần nhưng lại làm vua nhà Trần…
Cái chết tức tưởi của các vị vua
Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, mặc dù là vua, nhưng có những vị vì nhiều lý do khác nhau vẫn phải chịu đựng một cuộc sống khốn khổ và chết tức tưởi.
Danh tướng nào "mất tất cả" vì cãi lệnh vua để tránh đối đầu bạn?
Không phải lúc nào "ý vua" cũng là "ý trời". Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, đã có những vị quan, vị tướng sẵn sàng cãi lại lệnh vua.