Dành phần lớn thời gian làm vua để ăn chơi xa xỉ, lại quen thói bái phục người Pháp, vị vua triều Nguyễn này từng bị người đời gắn cho biệt danh “tổ sư của nghề nịnh nọt”.

Câu 1: Vua nào của triều Nguyễn từng giả điên để bịt mắt kẻ thù?

A. Duy Tân

B. Thành Thái

Đáp án chính xác là Thành Thái.

 Thành Thái (1879-1954) là vị Hoàng đế thứ 10 của triều Nguyễn, có tên thật là Nguyễn Phúc Bửu Lân. Dù lên ngôi khi còn rất nhỏ (10 tuổi), nhưng Thành Thái lại là vị vua có tinh thần yêu nước chống Pháp mạnh mẽ. Do có tinh thần yêu nước nên nhà vua luôn bị thực dân Pháp ngầm theo dõi. Để che mắt kẻ thù, Thành Thái thường làm những hành động kỳ quặc như kẻ điên dại.

C. Hàm Nghi

 

Câu 2. Vua nào của triều Nguyễn từng bị thiệt mạng do tai nạn máy bay?

A. Duy Tân

Đáp án chính xác là Duy Tân.

Duy Tân (1900-1945) là vị vua thứ 11 của nhà Nguyễn, lên ngôi khi mới 7 tuổi, ông là con của vua Thành Thái. Cũng giống như cha mình, Thành Thái cũng là ông vua nổi tiếng yêu nước. Về sau cả Thành Thái và Duy Tân đều bị thực dân Pháp bắt đày sang châu Phi. Ngày 26/12/1945, vua Duy Tân gặp tai nạn máy bay và bỏ mạng ở Trung Phi.

B. Hàm Nghi

C. Khải Định

 

Câu 3. Triều Nguyễn có tất cả bao nhiêu vị vua bị thực dân Pháp bắt đi đày?

A. 2

B. 3

Đáp án chính xác là 3.

Tính từ năm 1802 đến năm 1945, triều Nguyễn có tất cả 13 vua trị vì đất nước, vua đầu tiên là Gia Long, vua cuối cùng là Bảo Đại. Trong số 13 vị vua này có 3 vị vua yêu nước từng bị thực dân Pháp bắt đi lưu đày ở châu Phi gồm: Vua Hàm Nghi, vua Thành Thái và vua Duy Tân.

C. 4

 

Câu 3. Trong số 13 đời vua của nhà Nguyễn, ai là người duy nhất không có con?

A. Gia Long

B. Thiệu Trị

C. Tự Đức

Đáp án chính xác là Tự Đức.

Tự Đức (1829-1883) chính là ông vua trị vì lâu nhất của triều Nguyễn, tổng cộng 36 năm từ 1847-1883. Dù có thời gian dài ngồi trên ngai vàng, nhưng cuộc đời làm vua của Tự Đức lại buồn nhiều hơn vui, ông vừa có tội để đất nước rơi vào tay giặc, vừa lại mang tội với tổ tông vì không có con nối dõi, dù có tới hơn 300 bà vợ.

 

Câu 5. Vua nào của triều Nguyễn bị người đời mỉa mai là sư tổ của nghề nịnh nọt?

A. Khải Định

Đáp án chính xác là Khải Định.

Khải Định (1885-1925) là vua thứ 12 của triều Nguyễn. Cuộc đời làm vua của Khải Định được sử sách ghi chép lại với những cuộc ăn chơi tráng tác và nổi tiếng về nịnh nọt kẻ thù (thực dân Pháp) nên trong dân gian vẫn thường lưu truyền câu ca dao mỉa mai “Tiếng đồn Khải Định nịnh Tây / Nghề này thì lấy ông này tiên sư”.

B. Kiến Phúc

C. Đồng Khánh

 

Tiểu Uyên

Những vị vua "tuổi trẻ tài cao" trong lịch sử Việt Nam

Những vị vua "tuổi trẻ tài cao" trong lịch sử Việt Nam

Trong lịch sử Việt Nam, có một số trường hợp hiếm hoi những vị vua lên ngôi từ khi còn là trẻ con đã trưởng thành trên ngai vàng và trở thành những nhà cai trị sáng suốt, lưu danh hậu thế.

Ai không mang họ Trần nhưng làm vua nhà Trần?

Ai không mang họ Trần nhưng làm vua nhà Trần?

Lịch sử phong kiến Việt Nam từng chứng kiến rất nhiều chuyện hy hữu, như hai anh em cùng làm vua một lúc, hay như người không mạng họ Trần nhưng lại làm vua nhà Trần…

Cái chết tức tưởi của các vị vua

Cái chết tức tưởi của các vị vua

Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, mặc dù là vua, nhưng có những vị vì nhiều lý do khác nhau vẫn phải chịu đựng một cuộc sống khốn khổ và chết tức tưởi.

Danh tướng nào "mất tất cả" vì cãi lệnh vua để tránh đối đầu bạn?

Danh tướng nào "mất tất cả" vì cãi lệnh vua để tránh đối đầu bạn?

Không phải lúc nào "ý vua" cũng là "ý trời". Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, đã có những vị quan, vị tướng sẵn sàng cãi lại lệnh vua.

Nước ta thời nào “ngủ đêm mọi nhà không phải đóng cửa"?

Nước ta thời nào “ngủ đêm mọi nhà không phải đóng cửa"?

Trong lịch sử nước ta, có những đời vua rất nghiêm khắc trong việc chống tham nhũng, trong đó phải kể đến đời vua Lê Thánh Tông và thời nhà Nguyễn...

Chúa Trịnh nào sát hại nhiều vua nhất?

Chúa Trịnh nào sát hại nhiều vua nhất?

Chúa Trịnh (1545 – 1787) là một vọng tộc phong kiến kiểm soát quyền lực Đàng Ngoài suốt thời Lê Trung hưng, khi nhà vua tuy không có thực quyền vẫn được duy trì ngôi vị.

Người hạ độc cha con vua Đinh là ai?

Người hạ độc cha con vua Đinh là ai?

Đinh Tiên Hoàng (tháng 3/924 - tháng 10/979), tên húy là Đinh Bộ Lĩnh hoặc có sách gọi Đinh Hoàn, là vị hoàng đế sáng lập triều đại nhà Đinh, nước Đại Cồ Việt trong lịch sử Việt Nam.