Ông là vị vua có số phận khá đặc biệt trong lịch sử Việt Nam, sinh thời từng kết duyên với vua của triều đại khác. Sau lại nhường vợ cho cận thần.
A. A. Lý Huệ Tông
B. B. Trần Thái Tông
Đáp án chính xác là Trần Thái Tông.
Trần Thái Tông là vị vua đầu tiên của triều đại nhà Trần. Năm 1225, dưới sự sắp đặt của Thái sư Trần Thủ Độ, ông được vợ - tức vua Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho. Cơ nghiệp nhà họ Trần bắt đầu từ đây. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, sau khi lên ngôi, vua Trần Thái Tông đã phong cho Lý Chiêu Hoàng làm Chiêu Thánh Hoàng hậu. Nhưng vì sống chung với nhau 10 năm vẫn không có con nên Trần Thủ Độ lại ép vua phế truất Chiêu Thánh Hoàng hậu xuống làm công chúa. Đến năm 1259, vua Trần Thái Tông lại cho vợ cũ – tức Chiêu Thánh công chúa với cận thần của mình là Lê Phụ Trần.
C. C. Lê Hiển Tông
A. A. Có công giết giặc
B. B. Anh em kết nghĩa
C. C. Có công cứu giá
Đáp án chính xác là có công cứu giá.
Lê Phụ Trần có tên thật là Lê Tần, hậu duệ của vua Lê Đại Hành. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, trong trận giao chiến chống quân Mông Cổ (1258), vua Trần Thái Tông chẳng may rơi vào thế phục kích, bị quân địch bắn tên như mưa. Chính trong tình thế nguy nan ấy, Lê Tần đã lấy ván thuyền che chở cho vua thoát nạn hiểm nghèo. Nhờ có công hộ giá này, Lê Tần được đổi sang mang quốc tín (họ vua), có tên mới là Lê Phụ Trần, sau này lại được vua Trần Thái Tông đem vợ cũ là Chiêu Thánh công chúa gả cho. Hai người sống với nhau đến năm 1278, có 2 người con chung.
A. A. Trần Khát Chân
B. B. Trần Khánh Dư
C. C. Trần Bình Trọng
Đáp án chính xác là Trần Bình Trọng.
Theo nhiều tài liệu, danh tướng Bảo Nghĩa vương Trần Bình Trọng chính là con trai của Lê Phụ Trần. Ông là danh tướng nổi tiếng của nhà Trần và lịch sử dân tộc Việt Nam. Cuộc đời của Trần Bình Trọng gắn liền với cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ 2 (1285). Có công hộ giá hai vua Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông trước sự truy đuổi của kẻ thù. Cuối cùng, vì lực lượng quá chênh lệch, ông bị địch bắt ở bãi Thiên Mạc. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, sau khi bắt được Trần Bình Trọng, tướng Nguyên tìm mọi cách để khai thác thông tin, dọa nạt, dụ dỗ ông. Tuy nhiên, Trần Bình Trọng kiên quyết không khuất phục. Khi được hỏi có muốn làm vương đất bắc không, Trần Bình Trọng khẳng khái trả lời: “Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc”. Dù sau bị kẻ thù sát hại, nhưng ông đã để lại câu nói đi vào lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.
A. A. Linh từ quốc mẫu
B. B. Hiển Từ hoàng hậu
Đáp án chính xác là Hiển Từ hoàng hậu.
Cũng theo Đại Việt sử ký toàn thư, sau 10 năm chung sống với Lý Chiêu Hoàng không có con, Trần Thủ Độ lo sợ cơ nghiệp nhà Trần rơi vào tay dòng họ khác nên đã ép vua Trần Thái Tông phế truất Chiêu Thánh hoàng hậu để kết hôn với chị dâu là Hiển Từ hoàng hậu – lúc bấy giờ đang là vợ vua An Sinh vương Trần Liễu. Vì việc này mà Trần Liễu nổi loạn, anh em không còn nhìn mặt nhau nữa.
C. C. Chiêu linh hoàng hậu
A. A. Nguyên phi Ỷ Lan
B. B. Linh Từ quốc mẫu
Đáp án chính xác là Linh Từ quốc mẫu.
Mẹ của Lý Chiêu Hoàng và Hiển Từ hoàng hậu chính là Linh Từ quốc mẫu Trần Thị Dung – một trong những người phụ nữ nổi tiếng nhất sử Việt. Trần Thị Dung xuất thân là em gái của Trần Tự Khánh, sau trở thành Hoàng hậu của vua Lý Huệ Tông (nhà Lý). Khi Lý Huệ Tông bị Trần Thủ Độ ép phải tự tử, nhà Lý sụp đổ, Trần Thị Dung đã tái hôn với Trần Thủ Độ. Chính Trần Thị Dung và Trần Thủ Độ là những người có vai trò quyết định trong việc sắp xếp để nhà Trần lên thay nhà Lý bằng cuộc hôn phối chính trị giữa Lý Chiêu Hoàng và Trần Cảnh (Trần Thái Tông).
C. C. Nguyên Từ quốc mẫu
Tiểu Uyên
Vua nào ăn chơi nức tiếng sử Việt, cho mở sòng bạc ngay tại hoàng cung?
Trong giai đoạn đầu, nhà Trần vững mạnh vì có những vị vua trị vì anh minh, nhưng càng về sau, các vua ngày càng yếu kém. Thậm chí có vua còn ăn chơi trác táng khiến đất nước suy vong.
Vua nào từng cởi áo ngự đắp cho thủ cấp của tướng địch?
Khi thấy thủ cấp của tướng địch được dâng lên trước mặt, vị vua của nhà Trần đã dành cho những lời khen ngợi, trước khi cởi hoàng bào đắp lên.
Bạn biết gì về Uzbekistan - quê hương đối thủ của đội tuyển U23 Việt Nam?
Những cầu thủ đội tuyển U23 Uzbekistan - đối thủ của đội tuyển U23 Việt Nam trong trận chung kết giải U23 Châu Á - được sinh ra tại một đất nước vô cùng tươi đẹp và tráng lệ.
Có bao nhiêu người biết thời điểm nổ súng Tổng tiến công Tết Mậu Thân?
Bạn biết những gì về sự kiện Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968?
Bạn biết gì về các vị trong Bộ Tư lệnh tiền phương chiến dịch Mậu Thân?
Bạn có biết nhiều hơn về các vị từng ở trong 2 Bộ Tư lệnh tiền phương trong Chiến dịch Mậu Thân 1968?
Hoàng tử nào của nhà Trần phản bội dòng tộc để đầu hàng giặc ngoại xâm?
Nhà Trần là triều đại phong kiến lừng lẫy võ công, với ba lần chiến thắng giặc Mông - Nguyên. Nhưng bên cạnh những anh hùng kiệt xuất như Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải cũng có không ít tôn thất hèn nhát bỏ chạy theo giặc.
Ai là nguyên mẫu người chiến sĩ trong bài thơ “Dáng đứng Việt Nam”?
Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968), ai là nguyên mẫu người chiến sĩ trong bài thơ “Dáng đứng Việt Nam”? Ai là người ôm bộc phá mở đường máu tiến sâu vào Tân Sơn Nhất?...
Vua nào bị người đời mỉa mai là “tổ sư của nghề nịnh nọt”?
Dành phần lớn thời gian làm vua để ăn chơi xa xỉ, lại quen thói bái phục người Pháp, vị vua triều Nguyễn này từng bị người đời gắn cho biệt danh “tổ sư của nghề nịnh nọt”.
Những vị vua "tuổi trẻ tài cao" trong lịch sử Việt Nam
Trong lịch sử Việt Nam, có một số trường hợp hiếm hoi những vị vua lên ngôi từ khi còn là trẻ con đã trưởng thành trên ngai vàng và trở thành những nhà cai trị sáng suốt, lưu danh hậu thế.
Ai không mang họ Trần nhưng làm vua nhà Trần?
Lịch sử phong kiến Việt Nam từng chứng kiến rất nhiều chuyện hy hữu, như hai anh em cùng làm vua một lúc, hay như người không mạng họ Trần nhưng lại làm vua nhà Trần…