Giống như năm 2020, đây là chính sách hỗ trợ được kỳ vọng sẽ giúp gia tăng sức cạnh tranh trong ngắn hạn của ngành ô tô trong nước.

Tốc độ tăng trưởng doanh số 6 tháng đầu năm của xe nhập khẩu vẫn đang vượt trội so với xe trong nước. Do đó, chính sách hỗ trợ phù hợp thời điểm này sẽ giúp gia tăng sức cạnh tranh của ngành ô tô nội địa.

{keywords}
Chính sách hỗ trợ phù hợp sẽ là cơ hội lớn để thị trường xe ô tô Việt Nam vượt qua đại dịch. (Ảnh minh họa: Dân trí)

"Rõ ràng chính sách này sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí đầu vào, giúp người mua giảm chi phí mua các sản phẩm ô tô. Điều này giúp tăng tổng cầu, tổng cung, từ đó giúp tăng thị phần ô tô trong nước", chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho hay.

"Đây là giai đoạn có nhiều dòng xe mới ra mắt, đặc biệt dòng crossover được người dân Việt Nam ưa chuộng. Bên cạnh đó, xe điện cũng có những bước đi đầu tiên", ông Nguyễn Thúc Hoàng Linh, người tiêu dùng, cho biết.

Tuy nhiên, chuyên gia cũng khuyến nghị, đây chỉ là hỗ trợ mang tính ngắn hạn, cần có những cân đối phù hợp để hài hòa với cam kết quốc tế và năng lực cạnh tranh dài hạn của chính các hãng xe nội.

"Các doanh nghiệp cần chủ động chuẩn bị phương án liên quan đến đổi mới công nghệ, cạnh tranh giá thành, thay vì chỉ trông chờ vào các chính sách hỗ trợ", chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong nhận định.

Dự báo những tháng cuối năm, với khoảng 30 mẫu xe mới ra mắt, cùng hàng loạt chính sách giảm giá và tiến độ mở cửa trở lại nền kinh tế, chính sách hỗ trợ phù hợp sẽ là cơ hội lớn để thị trường xe Việt Nam vượt qua đại dịch.

(Theo VTV)

Bộ Tài chính từ chối đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô

Bộ Tài chính từ chối đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô

Bộ Tài chính vừa có công văn trả lời kiến nghị của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) về việc chính sách hỗ trợ bổ sung cho doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.