Dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát mà Bộ Xây dựng đang dự thảo nhằm đảm bảo cho hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhà ở chắc chắn, an toàn, kể cả với các loại hình thiên tai thường xuyên của vùng, miền, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm nghèo bền vững, xóa bỏ hoàn toàn tình trạng nhà tạm, nhà dột nát.

Thời gian qua, nhiều chính sách hỗ trợ về nhà ở đã được ban hành và triển khai hiệu quả. Hơn 1 triệu hộ gia đình người có công với cách mạng, hộ nghèo khu vực nông thôn và khu vực bị ảnh hưởng bởi thiên tai đã được hỗ trợ có nhà ở an toàn, ổn định. Nhờ đó, khoảng 4 triệu người có công, hộ nghèo đã có cuộc sống ổn định hơn, yên tâm lao động sản xuất, vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện thắng lợi chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về an sinh xã hội.

hộ nghèo cận nghèo.jpeg
Nỗ lực triển khai nhiều chính sách hỗ trợ người dân, đặc biệt là hộ nghèo, hộ cận nghèo

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một bộ phận không nhỏ hộ nghèo, cận nghèo trên cả nước đang gặp khó khăn về nhà ở. Theo thống kê, cả nước hiện có 1.586.336 hộ nghèo và hộ cận nghèo, trong đó có tới 315.000 hộ đang sống trong những ngôi nhà tạm bợ, dột nát, thiếu an toàn.

Trước yêu cầu cấp thiết phải đảm bảo an sinh xã hội, không để ai bị bỏ lại phía sau, Đảng và Nhà nước ta đang nỗ lực triển khai nhiều chính sách hỗ trợ người dân, đặc biệt là hộ nghèo, hộ cận nghèo. Trong đó, việc nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát đang được đặc biệt chú trọng. Đây là một trong những giải pháp quan trọng nhằm cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người nghèo, góp phần giảm nghèo bền vững, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Mục tiêu của chính sách này là đảm bảo cho mọi hộ nghèo, hộ cận nghèo đều có nhà ở chắc chắn, an toàn, có khả năng chống chịu với các loại hình thiên tai thường xuyên xảy ra ở từng vùng, miền. Thông qua đó, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo điều kiện cho người dân an cư lạc nghiệp, yên tâm lao động sản xuất, vươn lên thoát nghèo. Việc xóa bỏ hoàn toàn tình trạng nhà tạm, nhà dột nát không chỉ là nhiệm vụ kinh tế, mà còn là trách nhiệm xã hội, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với mọi người dân, hướng tới mục tiêu xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong thời gian qua đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ nhà ở, tuy nhiên, các chính sách hỗ trợ nhà ở này hiện nay đã kết thúc. Do vậy, việc nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách về hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát là rất cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu và cải thiện chất lượng nhà ở ngày một tốt hơn cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng thời nâng cao mức sống, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, tạo điều kiện phát triển nguồn lực con người và giảm tỷ lệ hộ nghèo về nhà ở theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ "không ai bị bỏ lại phía sau".

Mục tiêu của chính sách nhằm đảm bảo cho hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhà ở chắc chắn, an toàn, kể cả với các loại hình thiên tai thường xuyên của vùng, miền, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm nghèo bền vững, xóa bỏ hoàn toàn tình trạng nhà tạm, nhà dột nát.

Hộ nghèo và cận nghèo được hỗ trợ xoá nhà tạm, nhà dột nát

Bộ Xây dựng đang khẩn trương xây dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát. Mục tiêu của dự thảo là đảm bảo cho các hộ có nhà ở chắc chắn, an toàn, thích ứng với điều kiện tự nhiên, khí hậu từng vùng miền, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm nghèo bền vững và xóa bỏ hoàn toàn tình trạng nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước.

Dự thảo Quyết định đề ra những nguyên tắc quan trọng trong việc triển khai chính sách hỗ trợ. Theo đó, việc hỗ trợ sẽ được thực hiện trực tiếp đến từng hộ nghèo, hộ cận nghèo, đảm bảo công khai, minh bạch, phát huy quyền làm chủ và sự tham gia của cộng đồng. Đồng thời, chính sách cũng chú trọng phân cấp cho địa phương trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện, phù hợp với điều kiện đặc thù của từng vùng miền, gắn với nhiệm vụ củng cố quốc phòng, an ninh.

Bên cạnh đó, dự thảo cũng nhấn mạnh việc huy động nguồn lực từ nhiều nguồn vốn hợp pháp, kết hợp giữa Nhà nước và nhân dân cùng làm. Cụ thể, Nhà nước sẽ hỗ trợ một phần vốn, cộng đồng giúp đỡ, hộ gia đình tự tổ chức xây dựng nhà ở. Việc quản lý, sử dụng các nguồn vốn phải đảm bảo đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm, hiệu quả và tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

Theo dự thảo, hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ nhà ở phải đảm bảo các điều kiện sau:

1- Chưa có nhà ở hoặc có nhà ở nhưng nhà ở là nhà tạm, nhà dột nát hoặc diện tích nhà ở bình quân đầu người nhỏ hơn 8m2.

2- Nhà ở phải được xây dựng hoặc sửa chữa trên đất ở hợp pháp, phù hợp với quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, không nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở.

3- Chưa được hỗ trợ nhà ở từ các chương trình, đề án, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội hoặc tổ chức khác. Trường hợp đã được hỗ trợ theo các chương trình, chính sách hỗ trợ nhà ở thì phải thuộc một trong các trường hợp sau:

Thời gian hỗ trợ đã được trên 10 năm (tính từ thời điểm nghiệm thu đưa vào sử dụng), đến nay nhà ở đã xuống cấp, hư hỏng, không bảo đảm an toàn.

Nhà ở bị hư hỏng do các nguyên nhân bất khả kháng như: bão, lũ, lụt, động đất, sạt lở đất, hỏa hoạn hoặc các loại hình thiên tai khác.