Làm việc linh hoạt (LVLH) là một lối rẽ hoàn toàn khác so với mô hình làm việc truyền thống. Hình thức quản lý nhân sự này có nhiều biến thể: cho phép mọi nhân viên linh hoạt giữa làm việc tại văn phòng và làm việc từ xa trong một số ngày nhất định trong tuần; hoặc cho phép nhân viên chọn 1 trong 2: hoàn toàn từ xa hoặc hoàn toàn làm ở văn phòng; hay cho phép một số nhân sự nhất định được linh động thời gian làm tại nhà và công ty.

{keywords}
 

Một cuộc khảo sát của Wakefield Research dành cho các nhân viên tại Mỹ trước khi quay trở lại công sở cho thấy 66% lo lắng về sức khỏe và sự an toàn của mình khi quay lại nơi làm việc, nhân viên thế hệ Z (dưới 25 tuổi) thậm chí còn lo ngại hơn nữa (75%). Xuất phát từ tâm lý đó, gần một nửa số nhân viên (47%) có khả năng sẽ đi tìm việc mới nếu công ty không áp dụng mô hình LVLH. Nhân viên thấy rõ giá trị của mô hình này. Điều gì thu hút họ đến thế?

Chủ động về thời gian và phương pháp mà họ thấy hiệu quả nhất

Theo mô hình văn phòng truyền thống, nhân viên phải làm việc chính xác theo giờ hành chính (ví dụ: 8h30 sáng - 5h30 chiều). Trong khi với mô hình LVLH nhân viên có thể chủ động chọn thời gian mà họ đạt hiệu quả cao nhất để hoàn thành công việc. Một số người làm việc hiệu quả nhất vào sáng sớm trong khi những người khác làm tốt hơn vào buổi tối. Các đội nhóm có thể làm cùng nhau tại văn phòng hoặc chọn một địa điểm khác thuận tiện hơn.

Cân bằng cuộc sống tốt hơn

Một khảo sát gần đây của hãng công nghệ Slack cho thấy sự linh hoạt là lý do chính khiến nhân viên yêu thích mô hình làm việc mới này. Khi sắp xếp được công việc linh hoạt hơn thì khả năng cân bằng cuộc sống cũng dễ dàng hơn. Lợi ích dễ thấy là họ bớt tốn thời gian và tiền bạc cho việc di chuyển đến văn phòng. Họ có thể dành thời gian để chăm sóc cuộc sống cá nhân, dù đó là chạy việc vặt, đón con từ nhà trẻ hay tham dự một sự kiện nghiệp vụ.

{keywords}
 

Giảm thiểu khả năng lây bệnh

41% nhân sự trong khảo sát của Wakefield Research cho biết họ sẵn sàng nhận lương thấp hơn nếu công ty cho LVLH. Một trong các lý do là càng ít người ở văn phòng thì càng giảm nguy cơ một nhân viên mắc Covid-19 có thể lây nhiễm cho người khác. Và với mô hình này, nhân viên bị ốm nhẹ vẫn có thể ở nhà làm việc toàn thời gian.

Tiết kiệm chi phí thuê văn phòng

Khi đã thiết lập hoàn chỉnh mô hình LVLH, số nhân sự tập hợp tại văn phòng cùng một thời điểm sẽ giảm. Nghĩa là công ty có thể xem xét việc giảm bớt chi phí bất động sản tốn kém. Thậm chí, áp dụng mô hình LVLH một cách chiến lược có thể giảm tới 30% chi phí bất động sản.

Tuyển nhân tài toàn cầu

Với mô hình LVLH, công ty của bạn có thể thuê những người có kỹ năng chuyên môn sâu và đa dạng từ mọi vùng miền, thậm chí từ quốc gia khác. Điều này có thể mang lại lợi thế cạnh tranh, giúp doanh nghiệp tiến vào các thị trường mới và đảm bảo năng suất hoạt động liên tục. Các nhân viên ở văn phòng sở tại cũng có thể học hỏi nhiều hơn về khách hàng quốc tế từ các đồng nghiệp phương xa.

Năng suất của nhân viên vẫn ổn định

Nhân viên bàn giấy vốn có những lợi thế so với các dạng nhân sự khác trong việc sử dụng máy tính và internet để đảm bảo duy trì năng suất. Điều đáng chú ý là bất chấp sự gián đoạn của đại dịch, nhân viên làm việc từ xa vẫn có các chỉ số tốt so với nhân viên làm trực tiếp tại văn phòng, theo khảo sát của Slack: 61% hài lòng với khối lượng công việc đã hoàn thành (so với 53% nhân viên làm việc tại văn phòng); 62% cảm thấy quản lý được khối lượng công việc (so với 51%); Chỉ 27% cảm thấy kiệt sức vì công việc (so với 33%).

{keywords}
 

Không chỉ là cảm giác chủ quan từ phía nhân viên, mà kết quả cũng cho con số khả quan: Nhân sự được linh hoạt về địa điểm làm việc có điểm năng suất cao hơn 43% so với nhân sự làm tại văn phòng. Nhân sự được linh hoạt về thời gian làm việc có điểm năng suất cao hơn 53% so với nhân sự làm theo giờ hành chính.

Tất nhiên, các doanh nghiệp quyết định áp dụng mô hình LVLH khi họ đã có sự chuẩn bị, đầu tư vào các công cụ, quy trình làm việc online. Mặt khác, mặc dù 67% lãnh đạo cấp cao hài lòng với hiệu quả công việc hoàn thành mỗi tuần, thì chỉ 57% các nhà quản lý cấp trung hài lòng. Lý do ngoài việc các quản lý cấp trung có tầm nhìn hạn chế do quản lý nhóm nhỏ, thì họ cũng băn khoăn về khả năng kết nối các thành viên trong nhóm. Trong khi các quản lý nhóm lớn chỉ quan tâm đến hiệu quả và tiến độ đạt mục tiêu.

Như vậy, nếu bạn dự định áp dụng mô hình LVLH cho doanh nghiệp, bạn sẽ cần truyền đạt ý tưởng và lợi ích của mô hình tới tất cả các cấp trong tổ chức, cũng như hỗ trợ họ các công cụ, phương án để quản lý theo mô hình mới.

(Nguồn: CareerBuilder)