Vũ Nguyên vừa xuất bản 1 tập thơ, rao bán trên mạng xã hội để lấy 5 triệu đồng ủng hộ vào quỹ vắc xin do Chính phủ phát động. Tấm gương của em đã được Đài truyền hình VTV đến tận nhà làm phóng sự và tuyên dương.

{keywords}
Thế giới của Nguyên là chiếc máy tính mẹ dành dụm mua cho em

Có người nói, cả nước có biết bao nhiêu người đóng góp cho quỹ vắc xin, ai ai cũng hưởng ứng thì việc Nguyên làm cũng là điều bình thường.

Tuy nhiên, trường hợp của Vũ Nguyên lại không bình thường chút nào.

Nguyên sinh năm 1990 tại xã Quảng Tiến, thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Căn bệnh hiểm nghèo đã khiến em bại liệt hoàn toàn cả chân và tay từ khi mới 7 tháng tuổi, phải nằm một chỗ từ đó đến nay.

Bằng một nỗ lực phi thường và tình yêu thương của mẹ, em tự cố gắng tự học hỏi. Mẹ là cô giáo, là bảo mẫu, là cánh tay và tất cả của cuộc đời Nguyên. Mẹ dạy em nói những câu bi bô ngượng nghịu đầu tiên, cũng chính mẹ mở ra cả thế giới cho em.

Bà Huề, mẹ của Nguyên vốn là giáo viên Tiểu Học, còn bố em, ông Vũ Văn Tâm làm cơ khí. Cả gia đình vào Nam lập nghiệp, làm đủ mọi nghề để kiếm tiền thuốc thang cho con. Để tập trung lo cho Nguyên, bà Huề nghỉ dạy học, đi theo con hết bệnh viện này đến bệnh viện khác. 

Cuốc sống vốn khó khăn lại càng thêm bộn bề lo toan. Gia đình đã từng 4 lần bán nhà để có tiền chữa bệnh. Vì sống ở vùng kinh tế mới xa xôi, hẻo lánh nên mỗi lần Nguyên ốm, vợ chồng bà Huề phải rất vất vả mới có thể đưa em ra bệnh viện thành phố thăm khám. Hễ ai mách ở đâu có thuốc hay, ông bà không quản khó khăn tìm đến.

Mặc dù vậy, tình trạng của Nguyên vẫn không mấy tiến triển. Bà Huề bàn với chồng, đưa con về quê nội ở Quảng Tiến, Sầm Sơn, Thanh Hoá sinh sống, tạo điều kiện cho con chữa bệnh.

{keywords}
Một nghị lực, một tấm lòng nhân ái

Cả cuộc đời gồng mình làm lụng, chăm sóc con cái, niềm vui của bà Huề là chứng kiến người con tật nguyền dần hiểu biết, khôn ngoan. Em học được rất nhanh những gì mẹ truyền dạy, những con chữ đầu tiên. Thương con, bà dành dụm mua một chiếc máy tính để con được tiếp xúc nhiều hơn với thế giới.

Những chữ cái đầu tiên Nguyễn viết bằng một ngón tay duy nhất còn cử động được, rồi cứ thế từng chữ, từng chữ. Khi đã biết đọc, em lên mạng tìm kiếm thông tin qua báo chí. Và thật kỳ lạ em thích đọc những trang thơ.

Bắt đầu làm thơ từ năm 10 tuổi, đến năm 24 tuổi, Nguyên đã xuất bản tập thơ đầu tiên với tựa đề: "Bài thơ cho em". Cuối năm 2020, trong lần gặp gỡ, em đã ký tặng chúng tôi tập thơ thứ 4 mang tên: "Vở kịch đời". Trong tập thơ này, em bàn cả những chuyện thế sự, chuyện chính trị và ca ngợi những người cống hiến vì đất nước.

{keywords}
Mẹ là tất cả cuộc đời em

Làm thơ, bán thơ để làm từ thiện như một niềm đam mê của chàng "thi sỹ tật nguyền". Thơ Nguyên được bạn đọc trong nước đón nhận và đặt mua. Em cũng khoe đã gửi tặng tiền cho nhiều mảnh đời bất hạnh như em.

Gần đây nhất, Nguyên gửi cho chúng tôi chương trình "Những vần thơ truyền cảm hứng" do VTV1 thực hiện. Vẫn chiếc máy tính ấy, chiếc gường ấy, vẫn căn nhà nơi xóm biểm Sầm Sơn nhưng cái tên Vũ Nguyên đã bay xa, và bạn đọc cũng đã biết đến "chàng thi sỹ" nhiều hơn, để cùng chung tay chia sẻ, mua sách cho Nguyên thực hiện ước mơ làm thiện nguyện của mình.

Nghị lực vượt lên số phận, em là tấm gương để những bạn tật nguyền noi theo.

Nguyễn Đăng Tấn

Vợ chồng cùng chống dịch: "Đã nhất là thấy các bệnh nhân được xuất viện"

Vợ chồng cùng chống dịch: "Đã nhất là thấy các bệnh nhân được xuất viện"

Nghe vợ thông báo đã đăng ký đi bệnh viện điều trị cho bệnh nhân mắc Covid-19 nặng, anh Quý cười, nói: "Anh cũng thế!". Vậy là sau đó, hai vợ chồng gửi con nhỏ về nhà ngoại ở Củ Chi, cùng nhau "lên đường".