Bộ Giao thông vận tải cho biết, triển khai xây dựng Chính phủ điện tử, chuyển đổi số, thời gian qua Bộ đã ban hành Kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ Giao thông vận tải phiên bản 2.0; Chương trình chuyển đổi số Bộ Giao thông vận tải đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và Kế hoạch ứng dụng CNTT, phát triển Chính phủ số và bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2021 - 2025.

Để đảm bảo sử dụng tiết kiệm, hiệu quả ngân sách nhà nước chi cho CNTT, chuyển đổi số và tránh sai phạm, Lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải mới đây đã chỉ đạo một số nội dung công việc các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ cần tập trung trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ ứng dụng CNTT, chuyển đổi số sử dụng ngân sách nhà nước.

Cụ thể là, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, đề cao vai trò dẫn dắt chuyển đổi số của người đứng đầu; xác định chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm, chính trị quan trọng để thường xuyên đôn đốc việc thực hiện.

Công tác đầu tư, mua sắm trong các kế hoạch ứng dụng CNTT, chuyển đổi số phải tuân thủ theo quy định tại các văn bản, hướng dẫn quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; đồng thời thực hiện theo nguyên tắc "Có người làm, có người giám sát độc lập, thực hiện việc kiểm tra, giám sát kịp thời ngay từ khâu lập kế hoạch, phê duyệt chủ trương, lập dự toán đến các khâu thực hiện đầu tư, mua sắm và đến khâu quyết toán”.

{keywords}
Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các cơ quan, đơn vị trong Bộ xác định rõ hiệu quả đầu tư ứng dụng CNTT, chuyển đổi số dùng ngân sách nhà nước và hiệu quả đầu tư cần đo lường, định lượng được (Ảnh minh họa)

Lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải cũng lưu ý, dự toán phải được tính đúng, tính đủ, đúng quy định, định mức và đơn giá của nhà nước, phù hợp với thị trường, tham khảo giá và công bố giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tuân thủ các quy trình lựa chọn nhà thầu đảm bảo cạnh tranh, minh bạch; sản phẩm, dịch vụ được lựa chọn có chất lượng tốt nhất với giá cả phù hợp nhất.

Các cơ quan, đơn vị chủ động rà soát, tháo gỡ theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền tháo gỡ các vướng mắc trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước cho CNTT, chuyển đổi số.

Việc thực hiện các nhiệm vụ, dự án cần tăng cường dùng chung cơ sở hạ tầng thông tin, đồng bộ, chia sẻ, kết nối liên thông dữ liệu với các cơ quan liên quan, đạt được các mục tiêu đã đề ra; tránh đầu tư dàn trải, trùng lặp, chồng chéo. 

Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải cũng phải tăng cường và nâng cao chất lượng công tác thẩm tra, thẩm định các nhiệm vụ, chương trình, dự án CNTT và chuyển đổi số. Trong đó, xác định rõ giải pháp kỹ thuật, công nghệ đáp ứng được nhu cầu, phù hợp với quy mô, tính chất, đảm bảo sản phẩm, dịch vụ được lựa chọn là các sản phẩm, dịch vụ tốt ở thời điểm lựa chọn.

Đồng thời, xác định rõ hiệu quả đầu tư, hiệu quả đầu tư cần đo lường, định lượng được: Tùy theo quy mô và tính chất của dự án, có thể sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu hoặc phân tích chi phí - lợi ích, xác định được khả năng tiết kiệm được nhờ đầu tư.

Tăng cường sự tham gia của đơn vị chuyên trách CNTT vào việc kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan đến đầu tư CNTT, chuyển đổi số sử dụng ngân sách nhà nước thông qua các mô hình như các tổ, ban giám sát thực hiện đầu tư.

“Xử lý nghiêm, kịp thời các hành vi nhũng nhiễu, vi phạm, cản trở việc quản lý, thực hiện, sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước cho CNTT và chuyển đổi số”, văn bản của Bộ Giao thông vận tải nêu rõ.

Tổ chức phổ biến, quán triệt tới toàn bộ các tổ chức, cá nhân liên quan về việc tăng cường quản lý đầu tư, bảo đảm hiệu quả khi ứng dụng CNTT, phát triển chính phủ số, chuyển đổi số sử dụng ngân sách nhà nước đã được Bộ TT&TT xác định là 1 trong 22 nhiệm vụ quan trọng trong năm 2022 của các bộ, ngành, địa phương để thúc đẩy chuyển đổi số.

Trước đó, với vai trò là Bộ được Chính phủ giao quản lý đầu tư trong lĩnh vực CNTT của cả nước cũng là cơ quan dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia, ngày 28/2, Bộ TT&TT đã hướng dẫn cụ thể các bộ, ngành, địa phương các việc cần triển khai để tăng cường hiệu quả quản lý, ứng dụng CNTT, chuyển đổi số sử dụng ngân sách nhà nước.

“Các bộ, ngành và địa phương hoàn thành ban hành các nghị quyết, chương trình, kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, bảo đảm việc đầu tư và sử dụng các nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước được sử dụng đúng nội dung, đúng mục tiêu, đúng nguồn kinh phí, tiết kiệm, hiệu quả”, Bộ TT&TT đề nghị.

Vân Anh

Bộ GTVT chuyển đổi số để thay đổi căn bản phương thức quản lý

Bộ GTVT chuyển đổi số để thay đổi căn bản phương thức quản lý

Chương trình chuyển đổi số Bộ Giao thông vận tải (GTVT) sẽ góp phần tạo chuyển biến mạnh mẽ và đột phá cho việc thực hiện mục tiêu chiến lược của ngành. Việc ứng dụng công nghệ số sẽ thay đổi căn bản phương thức quản lý của Bộ.