Ấn Độ là một thị trường đầy tiềm năng, đó là lý do tại sao nhiều nhà sản xuất ô tô đang mạo hiểm thử nghiệm các sản phẩm mới giá rẻ.
Mặc dù có rất nhiều mẫu xe mới đã đạt thành công đáng kể, nhưng vẫn có một số lượng các xe nhận được phản hồi không tốt và thất bại khi bán ra tại thị trường.
Dưới đây là 10 chiếc xe đại diện cho những thất bại lớn nhất trong lịch sử ngành công nghiệp ô tô Ấn Độ.
Opel Vectra
Opel là hãng ô tô thuộc sở hữu của Tập đoàn PSA Group (hay còn có tên gọi Groupe PSA) được thành lập vào năm 1976 với sự hợp nhất của Peugeot và Citroën.
Ban đầu tập đoàn được biết đến với tên gọi PSA Peugeot Citroën, và chuyển tên thành PSA Group vào năm 2016. Vào tháng 3/2017, họ đã chi ra 2,3 triệu USD để mua lại hai hãng Opel và Vauxhall từ General Motors.
Opel có mặt tại Ấn Độ trong khoảng thời gian khá ngắn. Tại đây, hãng xe này cho ra mắt các sản phẩm như Corsa và sedan Astra. Ngoài ra, Opel bán ra thị trường này mẫu xe sedan Vectra thuộc phân khúc xe hạng D.
Tuy nhiên, Opel Vectra được bán ra với mức giá 16,75 Rs lakh (khoảng hơn 470 triệu đồng) bị cho là khá đắt. Xe sử dụng động cơ xăng 2,2 lít tạo ra 146 mã lực và được trang bị khá nhiều tính năng hữu ích. Thế nhưng nhiều đánh giá cho rằng, mẫu xe này thiếu độ tin cậy và chi phí sử dụng cao nên rất kén khách.
Ford Fusion
Doanh số bán xe crossover và SUV cỡ nhỏ tại Ấn Độ ngày càng tăng trưởng mạnh. Trước khi giới thiệu EcoSport, Ford đã tung ra thị trường mẫu Fusion với mục đích giành thị phần với các đối thủ khác.
Tuy nhiên, thiết kế hình hộp có phần đơn giản của Fusion lại không được lòng nhiều người tiêu dùng Ấn Độ.
Hơn nữa, xe Ford được biết đến với chi phí bảo dưỡng cao và Fusion cũng không ngoại lệ. Fusion có sẵn động cơ xăng 1,6 lít công suất 103,5 mã lực và động cơ diesel 1,4 lít công suất 67 mã lực.
Chevrolet SR-V
Về cơ bản, SR-V là phiên bản thu nhỏ của mẫu sedan Optra được bán ở Ấn Độ. Mặt sau của nó có thiết kế khác biệt đã nhận được nhiều phản ứng trái chiều từ công chúng. SR-V sử dụng động cơ 1,6 lít tương tự như chiếc sedan Optra.
Tuy nhiên, do giá cao nên người Ấn Độ ngần "mở ví" để mua Chevrolet SR-V. Do đó, Chevrolet gặp khó khăn trong việc duy trì doanh số bán SR-V ở Ấn Độ, dẫn đến việc sớm ngừng sản xuất.
Mahindra NuvoSport
Mặc dù Mahindra tự hào có một số sản phẩm SUV thành công ở thị trường nội địa, nhưng điều tương tự không thể xảy ra đối với phân khúc xe hatchback. Mahindra đã mạo hiểm tham gia vào phân khúc này với một phiên bản thu nhỏ của mẫu SUV Scorpio.
Mẫu xe này có tên là NuvoSport, có phần trước được thiết kế mới, khác biệt với mẫu xe tiền nhiệm, nhưng phần phía sau vẫn giữ nguyên.
Nội thất cũng giống với Mahindra Quanto ngoại trừ trang bị loại vải ghế và màu sắc trang trí mới. Những tính năng nổi bật của NuvoSport phiên bản cao cấp nhất bao gồm túi khí kép, phanh ABS với EBD, hệ thống thông tin giải trí màn hình cảm ứng....
Bên dưới nắp ca-pô của NuvoSport là phiên bản cải tiến động cơ diesel 1,5 lít ba xi-lanh của Quanto với hệ thống tăng áp.
Tuy nhiên, dù được trang bị nhiều tính năng hấp dẫn, nhưng không mang lại kết quả tốt và tương tự như Quanto, NuvoSport cũng phải đối mặt với thất bại đáng kể trên thị trường Ấn Độ.
Tata Bolt
Tata đã giới thiệu Bolt như một sản phẩm kế thừa của Indica Vista. Đó là một sản phẩm tốt cả về giá và chất lượng, tuy nhiên, thiết kế của nó giống với chiếc hatchback Vista, không gây được thiện cảm với người mua.
Tata sau đó đã chuyển trọng tâm sang mẫu Tiago, và khá thành công. Điều đó khiến mẫu xe Bolt bị loại bỏ khỏi thị trường. Trước khi "khai tử", Bolt được cung cấp với lựa chọn động cơ xăng 1,2 lít và động cơ diesel 1,3 lít.
Mitsubishi Cedia
Sau thành công của Lancer, Mitsubishi ra mắt thị trường Ấn Độ mẫu sedan Cedia. Mẫu xe này cạnh tranh với đối thủ Honda City, vốn đã khá nổi tiếng.
Được định vị là một sự thay thế cao cấp và thể thao hơn cho Lancer với động cơ xăng 2.0 lít, nhưng Cedia đã không tạo ra được kết quả như mong muốn và đã bị khai tử tại Ấn Độ.
Nissan Evalia
Dù là một mẫu MPV cực kỳ rộng rãi nhưng Nissan Evalia lại không chiếm được thiện cảm của số đông khách hàng tại Ấn Độ. Thiết kế hình hộp và chất lượng nội thất kém là những lý do chính khiến nó không được ưa chuộng.
Bù lại, Evalia bị định giá cao hơn đáng kể so với các đối thủ cạnh tranh như Maruti Ertiga và Renault Lodgy. Mẫu xe này được trang bị động cơ diesel 1,5 lít.
Renault Captur
Renault Captur được coi là một trong những thất bại lớn nhất của nhà sản xuất ô tô Pháp. Tự hào với thiết kế cao cấp, động cơ xăng 1,6 lít và động cơ diesel 1,5 lít. Tuy nhiên, mẫu xe này không thu hút được khách hàng Ấn Độ, chủ yếu là do thiết kế giống crossover.
Mặc dù đã cố gắng tận dụng thành công của Duster, Captur đã không đạt được kỳ vọng và không nhận được phản hồi tốt trên thị trường.
Datsun Go+
Datsun đã chính thức ngừng hoạt động tại Ấn Độ do doanh số thấp. Thương hiệu ban đầu gia nhập thị trường với chiếc hatchback GO và sau đó giới thiệu một phiên bản mở rộng có tên GO Plus, cấu hình chỗ ngồi 5+2.
Mặc dù Go+ mang lại tính thực dụng cao hơn so với chiếc hatchback thông thường, nhưng các biện pháp cắt giảm chi phí của Datsun đã dẫn đến vẻ ngoài rẻ tiền khiến những người mua tiềm năng không thể chọn nó.
Fiat Urban Cross
Fiat đã cố gắng thu hút khách hàng bằng mẫu hatchback Avventura. Tuy nhiên, nhiều người nhận thấy quá trình mở cốp của Avventura rất rườm rà hoặc mệt mỏi. Trong nỗ lực khắc phục vấn đề này, Fiat đã tung ra một sản phẩm mới có tên là Urban Cross.
Tuy nhiên, ngay sau khi ra mắt, Fiat Urban Cross đã không tạo được ảnh hưởng đáng kể. Urban Cross có sẵn động cơ xăng tăng áp 1,4 lít và động cơ diesel 1,3 lít.
Theo Cartoq
Xe hơi giá rẻ của Ấn Độ xuất khẩu, rẻ như cho cũng khó bán
Những chiếc SUV cỡ lớn thất bại trên thị trường
Mặc dù trở thành phân khúc phổ biến nhất trong ngành xe, nhưng cũng có rất nhiều mẫu SUV gần đây đã thất bại với bản thương mại do tồn tại nhiều nhược điểm như động cơ yết, thiết kế xấu, kích thước quá lớn...