Cơ quan Điều khiển Vũ trụ quốc gia Trung Quốc đã hạ cánh con tàu có tên Chang’e 4 xuống Mặt Trăng vào lúc 10 giờ 26 phút sáng ngày 3/1 theo giờ Bắc Kinh ở khu vực Aitken Basin – miệng núi lửa lớn nhất và lâu đời nhất của Mặt Trăng – Đài truyền hình quốc gia nước này đưa tin.

Quá trình tiếp đất của Chang’e 4 diễn ra trong khoảng hơn 12 phút đầy kịch tính.

{keywords}
Quá trình hạ cánh của tàu Change'4 được gửi về Trung tâm Điều khiển vũ trụ Bắc Kinh hôm 3/1

Ông Wu Weiren, thiết kế trưởng của chương trình thám hiểm Mặt Trăng, cho biết trước đây Cheng’e 3 từng đáp xuống Sinus Iridum hay Vịnh Rainbows ở khu vực gần với bề mặt bằng phẳng. Còn lần này, Chang’e 4 đã đáp xuống một bề mặt gồ ghề với những ngọn núi cao mấp mô lên tới 10km.

Các chuyên gia về hàng không vũ trụ đã chọn miệng núi lửa Von Karman là nơi hạ cánh của Chang’e 4. Mức độ khả thi trong việc hạ cánh ở khu vực này chỉ bằng 1/8 so với khu vực hạ cánh của Chang’e 3.

Ông Wu cho biết, phương tiếp đất của Chang’e 4 gần như thẳng đứng, thay vì cong parapol như của Chang’e 3.

“Đó là một thách thức lớn trong một thời gian ngắn với độ khó và rủi ro cao” – ông Wu nhận định.

Toàn bộ quá trình hạ cánh đều tự động, không có sự can thiệp từ khu vực điều khiển ở Trái Đất, nhưng vệ tinh đã chuyển toàn bộ hình ảnh về, ông chia sẻ.

“Chúng tôi chọn phương tiếp đất thẳng đứng để tránh bị ảnh hưởng bởi những ngọn núi cao trên đường bay” – ông Zhang He, giám đốc điều hành dự án thăm dò Chang’e 4 tới từ Học viện Công nghệ Vũ trụ Trung Quốc cho biết.

{keywords}
Giây phút hồi hộp của các kỹ thuật viên ở Trung tâm Điều khiển vũ trụ Bắc Kinh trong 12 phút lịch sử

Ông Li Fei, một trong những nhà thiết kế con tàu, cho biết khi quá trình hạ cánh bắt đầu, một động cơ đã được kích hoạt để giảm vận tốc tương đối của tàu từ 1,7km/ giây xuống gần như bằng 0. Và phương tiếp đất được điều chỉnh theo chiều thẳng đứng.

Khi tàu chỉ còn cách Mặt Trăng khoảng 2km, các camera đã chụp những bức ảnh bề mặt hành tinh này để đầu dò có thể xác định được các chướng ngại vật lớn như đá hay miệng núi lửa – ông Wu Xueying, thiết kế phó của tàu Chang’e 4 cho hay.

Ở độ cao 100m so với bề mặt, tàu dừng trạng thái bay lơ lửng để xác định các chướng ngại vật nhỏ hơn, đồng thời đo độ dốc trên bề mặt.

Sau khi tính toán, Chang’e 4 đã tìm được vị trí an toàn nhất và tiếp tục đi xuống. Khi chỉ còn cách bề mặt 2m, động cơ dừng lại và hạ cánh bằng 4 chân để tránh gây sốc. 

{keywords}

Những hình ảnh chụp bề mặt Mặt Trăng được gửi về từ tàu Change'4

{keywords}

 

Con tàu gần đây nhất của Trung Quốc chinh phục Mặt Trăng là Yutu – hay còn gọi là Thỏ Ngọc. Nó đã ngừng hoạt động vào tháng 8/2016 sau 972 ngày hoạt động trên bề mặt Mặt Trăng như một phần của nhiệm vụ Chang’e 3. Trung Quốc cũng là quốc gia thứ 3 thực hiện đổ bộ lên Mặt Trăng sau Mỹ và Nga.

Thiết kế tổng thể của Chang’e 4 được kế thừa từ Thỏ Ngọc – theo ông Wu Weiren.

“Chúng tôi đã làm việc rất vất vả để cải thiện độ tin cậy của con tàu với hàng ngàn thí nghiệm được tiến hành nhằm đảm bảo thời gian hoạt động lâu dài cho con tàu, đặc biệt là trong điều kiện bề mặt mấp mô, không bằng phẳng” – ông Wu nói.

Hiện tại, Bắc Kinh cũng đang có kế hoạch phóng tàu thăm dò Sao Hoả đầu tiên vào khoảng năm 2020.

Quốc gia này cũng đặt mục tiêu xây dựng một trạm vũ trụ hoạt động vĩnh viễn vào năm 2022 khi mà tương lai của Trạm Vũ trụ quốc tế vẫn còn chưa chắc chắn do nguồn ngân sách không đảm bảo và những phức tạp khác về mặt chính trị.

Trong khi đó, mặc dù thành công trong việc đưa tàu vũ trụ lên Sao Hoả, Cơ Quan Vũ trụ Hoa Kỳ NASA đã phải đối mặt với tình trạng ngân sách eo hẹp trong nhiều năm nay. 

{keywords}
Tàu Change'4 hạ cánh trên bề mặt Mặt Trăng hôm 3/1

Mặc dù Chính phủ Trung Quốc từ lâu đã khẳng định rằng họ không có bất cứ động cơ phi hoà bình nào trong hoạt động thám hiểm không gian, nhưng Washington ngày càng coi Trung Quốc và Nga là một mối đe doạ tiềm năng.

Washington cáo buộc Bắc Kinh đang nỗ lực đưa những vũ khí mới vào vũ trụ, dẫn đến việc Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ thành lập Lực lượng Vũ trụ Hoa Kỳ vào năm 2020.

Quốc hội Hoa Kỳ đã cấm NASA làm việc với Trung Quốc do những lo ngại về an ninh quốc gia.

Nguyễn Thảo (Theo CNN, China Daily)

6 năm nữa sẽ có em bé đầu tiên ra đời trong vũ trụ

6 năm nữa sẽ có em bé đầu tiên ra đời trong vũ trụ

Giấc mơ sinh con trong vũ trụ của nhân loại sắp trở thành hiện thực vào năm 2024 khi một công ty hàng không vũ trụ Hà Lan đã bắt đầu khởi động kế hoạch này.

Trạm vũ trụ Trung Quốc sắp rơi xuống Trái Đất

Trạm vũ trụ Trung Quốc sắp rơi xuống Trái Đất

Một trạm không gian của Trung Quốc có kích thước bằng một chiếc xe buýt chuẩn bị rơi xuống Trái Đất, theo dự đoán của các nhà khoa học. Tuy nhiên, không ai biết nó sẽ rơi chính xác xuống địa điểm nào.

4 bí ẩn vũ trụ khoa học chưa thể giải thích

4 bí ẩn vũ trụ khoa học chưa thể giải thích

Dưới đây là bốn bí ẩn vũ trụ đã và đang khiến các nhà khoa học vô cùng đau đầu tìm lời giải.

Ra mắt Viện Công nghệ Hàng không vũ trụ

Ra mắt Viện Công nghệ Hàng không vũ trụ

ĐHQG Hà Nội phối hợp Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel tổ chức lễ ra mắt Viện Công nghệ Hàng không Vũ trụ - đơn vị đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trực thuộc Trường ĐH Công nghệ (ĐHQG Hà Nội).

Tàu vũ trụ Cassini cho biết những thông tin mới nhất

Tàu vũ trụ Cassini cho biết những thông tin mới nhất

Mặc dù sứ mệnh của phi thuyền Cassini đã kết thúc từ hồi tháng 9, song những điều mà con tàu vũ trụ này “biết” về sao Thổ và các mặt trăng của nó trong những ngày cuối cùng vừa mới được NASA tiết lộ.