Đã hoàn thành rà soát người đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Ông Đặng Hồng Tuấn - Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh An Giang - cho biết để triển khai Nghị quyết 116/NQ-CP, Bảo hiểm xã hội tỉnh An Giang và 10 Bảo hiểm xã hội huyện, thị, thành phố trực thuộc đã khẩn trương vào cuộc, tăng cường truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Đồng thời thông báo đến tất cả đơn vị sử dụng lao động cách thức lập danh sách, rà soát dữ liệu sơ bộ, phân loại đối tượng người lao động đang tham gia Bảo hiểm thất nghiệp và người lao động đã nghỉ việc từ ngày 1/1/2020 đến 30/9/2021 và đang bảo lưu quá trình để có bước chuẩn bị ban đầu.

Đến nay, toàn tỉnh cơ bản đã hoàn thành rà soát danh sách người lao động đang tham gia Bảo hiểm thất nghiệp tại đơn vị đủ điều kiện hưởng để kịp thời chuyển về đơn vị đối chiếu theo Mẫu số 01 (Ban hành kèm theo Quyết định số 28/QĐ-TTg) trước ngày 5/10/2021.

Bảo hiểm xã hội An Giang cũng thông báo đến UBND cấp xã phối hợp truyền thông trên hệ thống loa truyền thanh cơ sở phát 3 lần/tuần cho nhóm người lao động đã dừng tham gia Bảo hiểm thất nghiệp, còn quá trình bảo lưu biết chủ trương và biểu mẫu kê khai để thực hiện, đảm bảo quyền lợi.

{keywords}
Phần lớn người trở về An Giang trong độ tuổi lao động

Trong 4 ngày đầu tiên thực hiện chi trả hỗ trợ, tính đến hết ngày 12/10, Bảo hiểm xã hội tỉnh An Giang đã giải quyết hồ sơ và chi trả tiền hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp cho 1.623 người lao động với số tiền gần 3,8 tỷ đồng.

Theo dự kiến của Bảo hiểm xã hội tỉnh An Giang, toàn tỉnh sẽ chi trả hỗ trợ cho khoảng hơn 72 nghìn người lao động với số tiền hơn 168 tỷ đồng. Bên cạnh đó giảm đóng cho 1.537 đơn vị, doanh nghiệp với hơn 40,6 tỷ đồng.

Ngoài ra, Bảo hiểm xã hội tỉnh An Giang cũng dự tính còn số lượng lớn người lao động dừng tham gia Bảo hiểm thất nghiệp về từ địa phương khác trong đợt dịch lần thứ 4 này.

Nỗ lực tạo việc làm cho người lao động

Những năm qua, bằng nhiều cách làm khác nhau, An Giang đã nỗ lực tạo việc làm cho lao động địa phương. Từ nỗ lực hỗ trợ cho vay vốn (thông qua các chương trình, dự án) đến đẩy mạnh mời gọi doanh nghiệp về đầu tư trên địa bàn. Hàng năm, tỉnh đã giải quyết việc làm cho 27.000-30.000 lao động từ thành thị đến nông thôn.

Tuy nhiên, năm 2021 do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tình hình việc làm trên địa bàn cũng có nhiều biến động.

Từ đầu tháng 10, hàng chục ngàn người lao động ở TP. Hồ Chí Minh một số tỉnh thành như Bình Dương, Đồng Nai... đã trở về An Giang, đặt ra bài toán tạo việc làm tại chỗ cho lao động.

{keywords}
Tính đến 8/10, tỉnh An Giang đã đón khoảng 46.000 dân về quê chu đáo, an toàn, đảm bảo sức khỏe. Ảnh: Bích Trâm/Công an An Giang

Theo lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội An Giang, tỉnh này phấn đấu trong năm 2021, giải quyết cho khoảng 27.000 lao động có việc làm. Cụ thể, thông qua các chương trình, dự án sẽ giải quyết cho 18.700 lao động; các dự án vốn vay từ Quỹ Quốc gia về việc làm khoảng 4.000 lao động… Kế hoạch là vậy, song do dịch bệnh xảy ra, việc thực hiện kế hoạch này gặp nhiều khó khăn.

Khó khăn ở chỗ nhu cầu lao động trong sản xuất, chế biến nông sản rất nhiều nhưng người lao động không mấy “mặn mà” tìm việc. Nguyên nhân là mức lương thấp nhất cho công nhân tại công ty ở các khu công nghiệp lớn, như: tỉnh Bình Dương, Đồng Nai từ 6-7 triệu đồng/tháng, trong khi đó về quê làm việc ở công ty khu vực tỉnh, huyện chỉ khoảng 4 triệu đồng/tháng.

Theo nhận định, tuy với mức lương không cao nhưng ngược lại người lao động có điều kiện làm việc gần nhà, không quá tốn kém cho khoản tiền trọ, tiền gửi con đi học, nếu biết gói ghém vẫn đảm bảo được cuộc sống lâu dài.

Vì thế, cần đẩy mạnh tuyên truyền để người lao động nâng cao nhận thức, xóa tư tưởng “việc nhẹ, lương cao”, chuyên tâm học nghề, nâng cao tinh thần, ý thức tổ chức kỷ luật trong lao động để từ đó bám sâu vào doanh nghiệp, tạo ra cuộc sống ổn định cho bản thân, gia đình, giảm bớt gánh nặng cho nhà nước trong công tác an sinh xã hội. Trong công tác đào tạo nghề, cần đẩy mạnh liên kết với doanh nghiệp khi lao động thông qua đào tạo là có thể gắn kết ngay với doanh nghiệp để có được việc làm.

Bên cạnh đó, để tạo ra nhiều việc làm ở địa phương, các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh An Giang cần tiếp tục đẩy mạnh chương trình mời gọi đầu tư, tiếp tục phát triển khu, cụm công nghiệp trên địa bàn để tạo ra quỹ đất sạch, mời gọi các tập đoàn lớn về xây dựng nhà máy, trang trại... Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, mở rộng cảng sông, nâng cấp cầu đường cho đủ tải trọng để xe container hạng nặng có thể đi được. Chỉ khi nỗ lực tạo việc làm được thực hiện một cách căn cơ tại các địa phương thì người dân mới không rời quê để đi mưu sinh...

Lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội An Giang cho biết trong những tháng còn lại của năm 2021 sẽ phải nỗ lực hơn nữa để thực hiện kế hoạch đề ra.

Nguyễn Mai

 

27 phiên giao dịch việc làm kết nối hàng ngàn lao động với doanh nghiệp

27 phiên giao dịch việc làm kết nối hàng ngàn lao động với doanh nghiệp

Thông qua Trung tâm dịch vụ việc làm Quảng Bình, hàng nghìn lao động được giới thiệu việc làm cũng như hưởng bảo bảo hiểm thất nghiệp.