- Ngày 13/12, ông Phan Trọng Hổ, GĐ Sở NN&PTNT Bình Định xác nhận, đã gửi văn bản tổng hợp thiệt hại của 19 chủ tàu vỏ thép với tổng số tiền hơn 45 tỷ đồng tới 2 công ty đóng tàu.
Theo đó, do chậm sửa chữa, thời gian nằm bờ gần 9 tháng, 19 chủ tàu vỏ thép hư hỏng tại Bình Định yêu cầu 2 công ty đóng tàu bồi thường số tiền gần 45,6 tỷ đồng - tăng hơn 8,6 tỷ đồng so với yêu cầu trước đó.
Cụ thể, 5 tàu do công ty TNHH Đại Nguyên Dương (trụ sở ở Nam Định) đóng, bị yêu cầu bồi thường hơn 9 tỷ đồng và 14 tàu do công ty TNHH MTV Nam Triệu (trụ sở ở Hải Phòng) đóng bị yêu cầu bồi thường gần 36,6 tỷ đồng.
5 tàu vỏ thép do công ty Đại Nguyên Dương đóng bị hư hỏng nằm bờ một thời gian rất dài khiến ngư dân khốn đốn. |
Các khoản tiền mà ngư dân yêu cầu bồi thường gồm: Chi phí khắc phục, sửa chữa sau khi nhận tàu; tiền tổn phí, tiền thuê lao động do khai thác không hiệu quả; bị hư hỏng thủy sản; thuê tàu lai dắt do bị hư hỏng trong quá trình đánh bắt; tiền thiết kế tàu; lợi nhuận bị tổn thất do tàu nằm bờ; nợ gốc, lãi ngân hàng…
Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định đề nghị 2 cơ sở đóng tàu xem xét, có ý kiến chính thức về việc giải quyết yêu cầu đền bù và hỗ trợ thiệt hại của 19 chủ tàu cá nêu trên; thông báo cho Sở biết trước ngày 15/12 để phối hợp giải quyết và báo cáo cho UBND tỉnh, Bộ NN&PTNT xem xét.
Ông Trần Châu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: “Các cơ sở đóng tàu đã đồng ý bồi thường thiệt hại cho ngư dân. Tuy nhiên, họ đang làm việc về đơn giá, hạng mục bồi thường. UBND tỉnh sẽ họp để giải quyết vấn đề này”.
Tại buổi làm việc sáng 30/11 do Sở NN&PTNT tỉnh chủ trì, 19 chủ tàu vỏ thép chỉ yêu cầu 2 cơ sở đóng tàu bồi thường tổng cộng gần 37 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhiều chủ tàu cho rằng do thời gian sửa chữa, khắc phục chậm, thống kê chưa đầy đủ, nhiều tổn thất không được địa phương đưa vào báo cáo thiệt hại nên tăng với dự tính ban đầu.
Như đã thông tin, tháng 3/2017, sau khi hạ thủy chưa được bao lâu, hàng loạt tàu cá vỏ thép đóng theo Nghị định 67 của Chính phủ do 2 cơ sở đóng tàu nêu trên đã bị hư hỏng nặng, nằm bờ không hoạt động được, khiến nhiều chủ tàu lâm vào cảnh khó khăn, nợ nần chồng chất.
Sau đó, các cơ quan chức năng đồng loạt vào cuộc, yêu cầu 2 công ty đóng tàu khẩn trương sửa chữa, khắc phục các tàu bị hư hỏng để ngư dân sớm vươn khơi, bám biển.
Theo thống kê của cơ quan chức năng, hiện số nợ ngân hàng gần 18 tỷ đồng bao gồm 8 tỷ đồng là nợ gốc và hơn 9,8 tỷ đồng nợ lãi đã quá hạn, ngư dân không có khả năng chi trả.
Tàu vỏ thép 20 tỷ rỉ sét: Công ty đóng tàu 'cự tuyệt' đền bù
Liên quan vụ tàu vỏ thép rỉ sét, công ty và ngư dân không tìm được tiếng nói chung, buộc phải đưa ra tòa xét xử.
Ngư dân Bình Định ra Đà Nẵng tố cáo vụ tàu vỏ thép nằm bờ
Lặn lội từ Bình Định ra Đà Nẵng dự hội thảo, ngư dân bức xúc tố cáo đơn vị đóng tàu là công ty Nam Triệu phớt lờ trách nhiệm.
Tàu vỏ thép 9 lần gặp sự cố: Chủ tàu, DN đôi co đổ lỗi
Trong lúc công ty và chủ tàu đổ lỗi cho nhau thì con tàu vỏ thép đóng mới gần 18 tỷ phải nằm bờ suốt hơn 1 tháng nay.
Vụ tàu vỏ thép nằm bờ: Buộc sửa chữa 20 tàu
Công ty Nam Triệu phải sửa chữa, khắc phục 15 tàu và Công ty TNHH Đại Nguyên Dương phải khắc phục sửa chữa 5 tàu vỏ thép rỉ sét, hư hỏng.
Tàu vỏ thép 18 tỷ ở Thanh Hóa: 9 lần ra khơi đều gặp sự cố
Tàu vỏ thép của ông Nguyễn Duy Muộn trị giá 18 tỷ đồng, tuy nhiên 9 lần vươn khơi thì cả 9 lần đều phải quay vào bờ vì máy hỏng hóc.
Đến lượt ngư dân Quảng Nam 'ác mộng' với tàu vỏ thép 17 tỷ
Ngư dân Trần Văn Liên (Quảng Nam) đã kiện một doanh nghiệp đóng tàu ra tòa bởi con tàu vỏ thép 17 tỷ của ông vừa xuống nước đã hỏng máy.
Huyền Trang