Tomaso Andreatta, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam, đồng Chủ tịch VBF, 2018 là một năm tốt đẹp cho nền kinh tế Việt Nam đang trên đà tăng trưởng nhanh nhờ đẩy mạnh xuất khẩu và duy trì được nguồn đầu tư ổn định từ bên ngoài. Chính phủ Việt Nam xứng đáng được tín nhiệm vì sự ổn định về kinh tế và kiềm chế nợ công.

Mới có một Bộ đạt yêu cầu

Tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF) giữa kỳ 2018 diễn ra sáng 4/7, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, qua 30 năm thu hút và quản lý đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã có nhiều văn bản quy phạm pháp luật được ban hành, nhiều chính sách được cập nhật kịp thời, bổ sung cho phù hợp, nhiều khó khăn vướng mắc trong quá trình thực thi đã được tháo gỡ và xử lý thuận lợi.

Môi trường đầu tư kinh doanh khá thông thoáng đã góp phần thu hút ngày càng nhiều nguồn lực cho đầu tư phát triển. Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam bao gồm doanh nghiệp trong nước và nước ngoài (FDI) đã là động lực quan trọng góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam thời gian qua liên tục tăng trưởng ở mức cao, GDP năm 2017 đạt 220 tỷ USD tăng gấp 8 lần so với năm 1997.

{keywords}
VBF 2018

Ông Tomaso Andreatta, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam, đồng Chủ tịch VBF, cho rằng, 2018 là một năm tốt đẹp cho nền kinh tế Việt Nam đang trên đà tăng trưởng nhanh nhờ đẩy mạnh xuất khẩu và duy trì được nguồn đầu tư ổn định từ bên ngoài.

Theo ông Tomaso, Chính phủ Việt Nam xứng đáng được tín nhiệm vì sự ổn định về kinh tế và kiềm chế nợ công. Sự tiến bộ này thể hiện rõ trong bảng xếp hạng điểm tín dụng của Fitch.

Tuy nhiên, đồng Chủ tịch VBF cũng cảnh báo, còn nhiều yếu tố như: khả năng bong bóng bất động sản trong nước hay sự bảo hộ ngày càng tăng của nhiều quốc gia và khu vực kinh tế ảnh hưởng tới thương mại của Việt Nam.

Về cải cách môi trường kinh doanh, Chủ tịch Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc lưu ý, dù Chính phủ đã đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, nhưng không phải tất cả các bộ ngành, địa phương cùng hành động như thế, nhiều bộ ngành vẫn thờ ơ.

Theo chỉ đạo của Chính phủ, tất cả các bộ ngành phải cắt giảm, đơn giản hóa 50% các điều kiện kinh doanh và mục tiêu là các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh đạt trung bình của nhóm nước ASEAN 4. Hàng trăm nhiệm vụ cụ thể đã được giao cho các bộ ngành trong Nghị quyết 19 về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia mà Chính phủ đã ban hành. Đây được coi là một trong những bước thực thi cam kết của “Chính phủ hành động” đồng thời sẽ là thử thách khả năng, năng lực điều hành của các bộ, ngành.

Tuy nhiên, đến thời điểm này, mới chỉ có Bộ Công Thương đã soạn thảo và trình Chính phủ nghị định theo yêu cầu. Các bộ khác là NN-PTNT, Xây dựng, Tài chính, Y tế đã soạn thảo nghị định, gửi VCCI lấy ý kiến doanh nghiệp. Còn lại các bộ khác đang làm gì, làm tới giai đoạn nào, giải pháp cắt giảm có phù hợp không thì doanh nghiệp không được biết, cũng không được tham gia ý kiến.

Cần hành động cụ thể

Theo ông Lộc, mặc dù Chính phủ đã có những biện pháp quyết liệt để cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh nhưng trên thực tế không phải tất cả các bộ ngành, các địa phương đều có hành động cụ thể và thực chất.

Theo ông Lộc, sau 4 năm đưa vào thực hiện, cơ chế một cửa quốc gia mới chỉ triển khai được 47/245 thủ tục (chiếm 19% tổng số thủ tục xuất nhập khẩu). Trong số 47 thủ tục đã được thực hiện, không ít trường hợp chưa điện tử hóa đồng bộ, thậm chí còn gây khó khăn hơn cho doanh nghiệp.

Về cải cách trong lĩnh vực kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, kết quả sau 3 năm số mặt hàng được loại khỏi diện kiểm tra chuyên ngành chỉ chiếm chưa đầy 6%... 

{keywords}
 

Tại diễn đàn, đại diện các doanh nghiệp FDI có nhiều kiến nghị. Ông Kim Heung Soo, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc (KOCHAM) tại Việt Nam cho rằng, Chính phủ Việt Nam và các doanh nghiệp FDI cần nỗ lực để cải thiện tình hình thực tế là đại đa số các doanh nghiệp địa phương ở Việt Nam vẫn chưa thể sản xuất các sản phẩm phụ trợ đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp FDI.

Còn theo ông Koji Ito, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JCCI), một trong những trách nhiệm của Chính phủ là đề ra những quy định để tạo điều kiện cho doanh nghiệp có môi trường hoạt động thông thoáng đến mức tối đa, nhưng vẫn đảm bảo kỷ cương chặt chẽ.

Về vấn đề nợ công, ông Koji Ito quan điểm, nếu Chính phủ quy định chính sách tài khóa quá chặt chẽ, cụ thể là hạn chế quy mô nợ công dưới 65% GDP thì sẽ cản trở việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong khi Việt Nam đang rất cần những khoản đầu tư này để bảo đảm tăng trưởng kinh tế trong trung và dài hạn.

Cơ sở hạ tầng lạc hậu sẽ làm giảm sức hút đầu tư của Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài và cũng sẽ làm mất đi cơ hội để kết nối doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp FDI.

JCCI mong muốn, Chính phủ Việt Nam sớm có biện pháp xử lý căn nguyên của vấn đề và có những giải pháp để tăng cường cải cách cơ cấu ở cả 2 chiều thu và chi ngân sách. Cùng với đó, rà soát lại hiệu quả sử dụng nợ công hiện nay..

Eurocham, Amcham và Hiệp hội doanh nghiệp Anh quốc nhận xét, vẫn còn không ít tồn tại trong lĩnh vực thuế, hải quan. Cụ thể như liên quan tới miễn và hoàn thuế hải quan đối với hàng xuất khẩu sản xuất bằng thuê ngoài; tính minh bạch của các báo cáo thuế hay sự chuyên nghiệp của các cán bộ thừa hành trong ngành thuế và hải quan,..

M. Hà

Tin xấu ập đến: Đại gia Lê Phước Vũ, tỷ phú Trần Đình Long mất tiền tấn

Tin xấu ập đến: Đại gia Lê Phước Vũ, tỷ phú Trần Đình Long mất tiền tấn

Những tin xấu dồn dập đang khiến nhiều cổ phiếu và túi tiền của các đại gia Việt, trong đó có ông Lê Phước Vũ, bốc hơi không ngừng nghỉ. Vận đen thập kỷ đang bủa vây các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Việt.

Đại gia Hồ Xuân Năng mất 330 triệu USD, cú thụt két khó đỡ

Đại gia Hồ Xuân Năng mất 330 triệu USD, cú thụt két khó đỡ

Doanh nghiệp của đại gia Hồ Xuân Năng, thường được gọi là “Năng Do Thái” quyết định tung tiền mua cổ phiếu sau khi túi tiền của vị tỷ phú USD tương lai bỗng sụt giảm mất hàng trăm triệu USD trong một thời gian ngắn.

Ông lớn quyền lực thế giới đổ tiền chi phối đại gia Việt

Ông lớn quyền lực thế giới đổ tiền chi phối đại gia Việt

Quỹ đầu tư quyền lực nhất trên thị trường tiếp tục đổ tiền vào các doanh nghiệp đầu ngành Việt Nam bất chấp xu hướng rút vốn đang diễn ra ồ ạt tại các thị trường mới nổi và cận biên.