- Bộ trưởng GD-ĐT thừa nhận tình trạng đầu vào sư phạm quá thấp là vấn đề đáng báo động, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục sư phạm.

Chất vấn Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ sáng nay, nhiều ĐBQH quan tâm đến chất lượng đầu vào sư phạm, đạo đức giáo viên.

Cần quy định điều kiện xét tuyển về hình thức, chuẩn phát âm, học lực

ĐB Phạm Đình Cúc (Vũng Tàu) cho rằng, chất lượng đầu vào sư phạm là yếu tố quyết định chất lượng đội ngũ giáo viên nói riêng, chất lượng giáo dục nói chung.

“Tuy nhiên mùa tuyển sinh 2017 xảy ra tình trạng 3 điểm/môn cũng có thể vào sư phạm. Đề nghị Bộ trưởng cho biết nguyên nhân và giải pháp?”, ĐB hỏi.

{keywords}
ĐB Phạm Đình Cúc


Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thừa nhận, mùa tuyển sinh năm ngoái có tình trạng 3 điểm/môn cũng đỗ vào cao đẳng sư phạm, tuy nhiên điểm sàn chung sư phạm vẫn trên 15 điểm, nhiều khoa của top trường sư phạm vẫn trên 20 điểm.

“Đây là vấn đề rất báo động về chất lượng đầu vào của sư phạm. Tôi tán thành với quan điểm, giáo viên sư phạm chất lượng không tốt sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục sư phạm”, Bộ trưởng Nhạ nói.

Ông Nhạ cho biết, Bộ đã rút kinh nghiệm, thống nhất với các trường sư phạm quan điểm, điểm đầu vào phải cao, chỉ xét tuyển ĐH sư phạm với các hồ sơ giỏi, với cao đẳng phải đạt khá.

Cùng mối quan tâm, ĐB Nguyễn Thị Thu Dung (Thái Bình) băn khoăn, liệu tình trạng xuống cấp đạo đức lối sống của một bộ phận giáo viên và học sinh, đặc biệt những sự cố đáng tiếc liên quan đến giáo viên gần đây có liên quan đến tuyển sinh khối sư phạm quá dễ dàng.

ĐB đề nghị Bộ trưởng nêu quan điểm trước ý kiến của cử tri cho rằng, cần quy định các điều kiện xét tuyển vào trường sư phạm như về hình thức, chuẩn phát âm, học lực... đi đôi với việc bố trí công việc cho sinh viên sư phạm sau tốt nghiệp.

Người đứng đầu ngành giáo dục cũng thừa nhận, tình trạng vừa qua của một bộ phận giáo viên có liên quan đến đầu vào sư phạm, chất lượng đào tạo là có thật.

“Sư phạm là ngành đặc thù, chúng tôi đang chuẩn bị đề xuất ngoài điểm ra còn có chuẩn tuyển sinh như các ngành nghệ thuật sư phạm, như vậy chắc chắn hơn, sát hơn”, Bộ trưởng Nhạ thông tin.

Cô giáo “câm” là trách nhiệm của hiệu trưởng

Dẫn lại những sự việc đáng tiếc liên quan đến giáo viên thời gian qua như cô giáo "câm", cô giáo đánh học sinh, bắt học sinh uống nước giẻ lau, ĐB tỉnh Long An Đặng Hoàng Tuấn cho rằng việc này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đạo đức nhà giáo, gây bức xúc trong dư luận.

“Phải chăng thầy cô giáo ngày nay phải chịu quá nhiều áp lực, Bộ trưởng có giải pháp gì để khắc phục?”, ĐB Tuấn chất vấn.

{keywords}
ĐB Đặng Hoàng Tuấn


Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng thừa nhận, bên cạnh những thầy cô đam mê, yêu nghề, mến trẻ vẫn còn xuất hiện một số các thầy cô, tuy không phổ biến nhưng ảnh hưởng rất ghê gớm không chỉ ngành giáo dục mà cả thuần phong mỹ tục, tôn sư trọng đạo.

“Chúng tôi thực sự thấy đây là một thiếu sót rất lớn. Nguyên nhân có nhiều, từ xã hội, gia đình, bản thân nhưng trong đó có trách nhiệm từ trong ngành là khâu đào tạo, bồi dưỡng, kiểm soát, tuyển chọn trong một số trường hợp chưa đến nơi đến chốn, chưa thường xuyên khiến một số thầy cô chưa đủ năng lực, kém phẩm chất bộc phát”, Bộ trưởng Nhạ nhìn nhận.

Ông cho rằng, các trường hợp báo chí phản ánh, đưa lên cũng chưa phản ánh hết, trong thực tế chắc chắn còn nhiều. Tuy nhiên với phản ứng của xã hội, sẽ tạo ra tác động rất mạnh đến những thầy cô không đủ phẩm chất, là cảnh tỉnh rất lớn với ngành, hiệu trưởng các trường.

“Để các cô giáo cả học kỳ không nói gì đứng lớp thì trách nhiệm của hội đồng sư phạm, hiệu trưởng ở đâu?”, Bộ trưởng Nhạ nói.

Theo ông, việc một số thầy cô có những biểu hiện như ĐB vừa nêu là xưa nay chưa từng có, ngoài các nguyên nhân nói trên còn do áp lực, cả về vật chất lẫn tinh thần.

Để khắc phục, Bộ trưởng GD-ĐT cho biết sẽ chú trọng đạo đức trong chương trình đào tạo giáo viên, coi đây là gốc rễ. Trước hết, ngay trong chương trình giáo dục phổ thông mới, sẽ đẩy mạnh môn đạo đức về cả thời lượng, nội dung, nhấn mạnh việc làm người.

{keywords}
Bộ trưởng GD- ĐT Phùng Xuân Nhạ. Ảnh: Minh Đạt


“Với trách nhiệm của ngành, tôi nhận trách nhiệm phát triển đội ngũ giáo viên về chất lượng, số lượng và sẽ tham mưu với Chính phủ về đãi ngộ để thầy cô yên tâm với nhiệm vụ của mình”, Bộ trưởng Nhạ hứa.

ĐB chất vấn Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khiến máy tính của Quốc hội 'bị treo'

ĐB chất vấn Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khiến máy tính của Quốc hội 'bị treo'

Hơn một tiếng sau khi phiên chất vấn Bộ trưởng GD-ĐT bắt đầu, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thông báo, có 80 ĐB đã đăng ký chất vấn và tranh luận nên hệ thống máy chịu không nổi, bị treo. 

Bộ trưởng GD lên tiếng vụ bảo mẫu kẹp cổ đút cháo cho trẻ ở Đà Nẵng

Bộ trưởng GD lên tiếng vụ bảo mẫu kẹp cổ đút cháo cho trẻ ở Đà Nẵng

Nói về vụ bạo hành trẻ mầm non ở Đà Nẵng, Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định trước hết, trách nhiệm thuộc về địa phương.

Gọi 'học phí' thành 'giá dịch vụ giáo dục, đào tạo': Không nên áp dụng máy móc

Gọi 'học phí' thành 'giá dịch vụ giáo dục, đào tạo': Không nên áp dụng máy móc

Ông Hoàng Văn Cường, Ủy viên UB Kinh tế, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cho rằng, tên gọi không phải là vấn đề và không nên áp dụng một cách máy móc.

GĐ Sở Giáo dục TP.HCM: Bạo lực với trẻ là do đạo đức nghề nghiệp

GĐ Sở Giáo dục TP.HCM: Bạo lực với trẻ là do đạo đức nghề nghiệp

Giám đốc Sở Giáo dục TPHCM cho rằng khó phát hiện vụ việc ở trường Mầm Xanh là do "họ đóng cửa lại hành hạ các cháu".

Bộ trưởng Giáo dục: Tôi day dứt vì thu nhập giáo viên thấp

Bộ trưởng Giáo dục: Tôi day dứt vì thu nhập giáo viên thấp

"Dư luận đề cập vấn đề thu nhập của giáo viên thấp - đó cũng là món nợ mà người đứng đầu ngành như tôi cảm thấy day dứt..." - Bộ trưởng chia sẻ. 

Thúy Hạnh