Khi chúng ta già đi, đặc biệt là sau 50 tuổi, sức khỏe trở thành ưu tiên hàng đầu. Tiền bạc, mối quan hệ, sự nghiệp đều không có ý nghĩa nếu thiếu sức khỏe.  Chăm sóc tốt bản thân sẽ giúp giảm gánh nặng khám chữa bệnh, giúp bạn sống lâu, sống khỏe. 

Không nóng giận: Bảo vệ gan, ổn định huyết áp

Tâm trạng vui vẻ góp phần giúp các cơ quan nội tạng khỏe mạnh. Ảnh minh họa: Peraltaortho

Theo y học cổ truyền, “vui nhiều hại gan, buồn nhiều hại phổi, giận nhiều hại gan, nghĩ nhiều hại tỳ, sợ nhiều hại thận”.

Mặc dù những người hay tức giận sẽ bộc lộ cảm xúc và giải tỏa áp lực vào lúc căng thẳng nhưng mọi tổn thương vẫn ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta. Khi tâm trạng thay đổi thất thường, cơ thể sẽ tiết chất catecholamine làm tăng lượng đường trong máu. Độc tố trong máu và tế bào gan cũng tăng lên theo, ảnh hưởng đến chức năng giải độc của gan.

Vì vậy, những người có tâm trạng không tốt thường có chức năng gan yếu, lách và phổi tổn thương. Theo thời gian, nước da của con người sẽ trở nên xỉn màu, không còn sức sống tươi trẻ nữa.

Để sống lâu hơn, mỗi người phải bình tĩnh đối phó với những chuyện nhỏ trong cuộc sống, bớt giận dữ và cười nhiều hơn. Bất kể chuyện gì xảy ra, chúng ta nên bình tĩnh đối mặt và học cách buông bỏ. 

Không ăn quá nhiều: Bảo vệ dạ dày và ngăn ngừa béo phì

Dù đồ ăn ngon tới mấy, bạn cũng chỉ nên ăn 80% khả năng. Ảnh minh họa: Discoverlosangeles

Ăn uống là điều tất cả chúng ta làm hằng ngày. Có người ăn rất ít nhưng có người ăn tới mức no căng để không lãng phí nhưng thói quen như vậy gây ra tác hại tiềm ẩn rất lớn. 

Ăn quá nhiều trong thời gian dài có thể dẫn đến béo phì. Trong trường hợp nghiêm trọng, điều đó sẽ tạo gánh nặng cho gan và dạ dày, gây bệnh kể cả ung thư. Bởi vậy, dùng thức ăn cũng như uống thuốc, không được quá mức. 

Cuộc sống hiện đại luôn áp lực, nhất là khi con người bước vào độ tuổi trung niên. Việc giao lưu, ăn nhậu là điều không thể tránh khỏi. Vì lợi ích của sức khỏe, chúng ta nên dành hai ngày một tuần để ăn thanh đạm. Điều này khiến cho cơ thể có cảm giác đói nhất định, giữ cho các tế bào hoạt động tốt và khiến chúng ta sống lâu hơn.

Không ngủ muộn 

Thức khuya, dùng điện thoại trong bóng tối là thói quen xấu. Ảnh minh họa: Entrepreneur

Với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, các sản phẩm điện tử đã đi vào các hộ gia đình. Các video ngắn, chương trình phát sóng trực tiếp và nhịp sống nhanh khiến vô số thông tin tràn vào cuộc sống của chúng ta. 

Đặc biệt là càng lớn tuổi, mọi người càng không muốn lạc lõng với thế giới. Vì vậy, họ thường liên tục lướt điện thoại để lọc ra những thông tin liên quan đến cuộc sống. Nhiều người thường sử dụng điện thoại di động khi đi trên đường, ngồi trong nhà hàng, thậm chí khi nói chuyện với người khác. 

Kết quả là mọi người ngày càng thức khuya, mắt ngày càng mờ, tinh thần sa sút. Thói quen này đang âm thầm hủy hoại cơ thể chúng ta. 

Khi một người đến tuổi trung niên, cơ thể không còn so sánh được với thời trẻ nữa. Mỗi lần đi ngủ muộn là một thử thách đối với cơ thể. 

Vì vậy, để duy trì thể chất khỏe mạnh, buổi tối khi đi ngủ, bạn nên đặt điện thoại cách xa giường, hoặc tắt nguồn. Học cách nói “không” với các sản phẩm điện tử, có lịch trình sinh hoạt đều đặn.