Bộ Công Thương vừa cho biết, tính hết năm 2019, cả nước đã có 38 doanh nghiệp được cấp chứng nhận là doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ được ưu đãi.
 
Số lượng các doanh nghiệp CNHT được ưu đãi đã gia tăng hơn trước. Sau gần 3 năm triển khai Nghị định 111/2015/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ, số các doanh nghiệp CNHT đã quan tâm nhiều hơn đến các chính sách ưu đãi của Chính phủ.
 
Nếu như đầu năm mới chỉ có 35 hồ trơ gửi về xin xác nhận và chỉ có 23 doanh nghiệp được cấp ưu đãi thì hiện nay, đã có 60 hồ sơ gửi về và có 38 doanh nghiệp được cấp chứng nhận là doanh nghiệp CNHT được ưu đãi.

{keywords}
Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ cần được thuận lợi hơn khi tiếp cận các chính sách ưu đãi của Nhà nước (ảnh: Thu Ngân)


Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 111/2015/NĐ-CP, dự án sản xuất sản phẩm CNHT thuộc Danh mục sản phẩm CNHT ưu tiên phát triển được hưởng những chính sách ưu đãi về thuế TNDN, thuế nhập khẩu, thuế GTGT, tín dụng, bảo vệ môi trường, tiền thuê đất, mặt nước. 
Ngoài ra, các dự án thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn cũng tiếp tục được hưởng các ưu đãi đầu tư theo địa bàn.
 
Tuy nhiên, con số trên vẫn là quá ít so với tông số hơn 1800 nhà cung cấp linh kiện tại Việt Nam và khoảng 300 DN đã trở thành vệ tinh cho các Tập đoàn đa quốc gia. Một trong những bất cập lớn của chính sách là Nhà nước chỉ ưu đãi các dự án đầu tư mới. Do đó, những doanh nghiệp CNHT có bề dày lịch sử, đã thành công, có vị trí trên thị trường khi mở rộng đầu tư thêm thì gặp khó do không hấp thụ được chính sách ưu đãi này. Nhiều DN đã đành bỏ cuộc mà hoạt động không cần ưu đãi của Chính phủ.
 
Băng Dương