Hơn 5000 sinh viên Anh đã ký vào một đơn kiện yêu cầu các trường đại học phải bồi thường lên đến 20 triệu bảng cho khoảng thời gian giảng viên đình công để đi biểu tình.
Những vụ đình công của cán bộ giảng viên của 65 trường đại học Vương quốc Anh làm ảnh hưởng tới hơn 1 triệu sinh viên |
Các sinh viên tới từ một số trường đại học danh giá nhất Vương quốc Anh.
Được biết, hồi tháng 2 và tháng 3, cán bộ công nhân viên gồm có giảng viên, học giả, nghiên cứu viên tới từ 65 trường đại học nước này đã xuống đường biểu tình trong suốt 14 ngày.
Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Vương quốc Anh ước tính, cuộc đình công đã làm ảnh hưởng tới hơn 1 triệu sinh viên, làm mất tổng số 575.000 giờ dạy.
Asserson – công ty xây dựng website cho các sinh viên đi kiện – cho biết, mỗi tuần có khoảng 500 sinh viên tham gia nhóm kể từ khi nó bắt đầu được xây dựng vào cuối tháng 3.
Công ty này hi vọng rằng, nhóm sinh viên – những người đang phải trả 9.250 bảng/ năm học phí nếu là người Anh và nhiều hơn nếu tới từ các nước ngoài EU – sẽ thành công trong vụ kiện này.
Các trường đại học có nhiều sinh viên đăng ký tham gia đòi bồi thường nhất chính là 4 trường thuộc nhóm Russell (nhóm 24 trường đại học nghiên cứu công lập tại Vương quốc Anh): Nottingham, Durham, King’s College London và Bristol.
Xavier Alexis-Greenfield – sinh viên năm nhất khoa Luật ở ĐH Kent – cho biết, cậu cảm thấy kết quả bài thi tháng trước không tốt sau khi mất 14 ngày lên lớp.
Nam sinh 19 tuổi này đang theo học ở Kent nhờ chính sách học bổng. Và hơn ai hết, cậu cần phải hoàn thành các bài thi thật tốt để tiếp tục nhận được học bổng. Cơ hội trở thành một luật sư của cậu có thể bị đe dọa nếu điểm số giảm.
Xavier chia sẻ: “Bạn cảm thấy giống như số tiền mà bạn trả đang bị lãng phí”.
Hồi tháng 2, Bộ trưởng các trường đại học Sam Gyimah cho rằng, sinh viên nên được bồi thường trực tiếp sau khi 10 ngàn sinh viên ký đơn yêu cầu hoàn tiền cho những bài giảng bị mất.
Joanna Moss, sinh viên ngành Triết học năm thứ 2 ở ĐH Nottingham, đã quyết định nộp đơn đòi bồi thường cho tập thể sinh viên sau khi cô bị mất 20 giờ giảng.
“Là người sử dụng dịch vụ, chúng tôi phải phản đối việc mất đi những gì chúng tôi phải trả tiền để có được” – đơn kiến nghị viết.
Cô cũng cho rằng, việc mất giờ học vào thời điểm kỳ thi sắp diễn ra cũng là một trong số những nguyên nhân khiến số sinh viên ký vào bản kiến nghị tăng lên.
Trong khi ngày càng nhiều sinh viên tham gia đòi bồi thường, ông Shimon Goldwater – luật sư cao cấp ở Asserson cho biết: “Các sinh viên nói với chúng tôi rằng họ đang làm theo lời khuyên của các hiệp hội đại diện cho họ nhưng hoàn toàn chưa thấy có dấu hiệu được hồi đáp”.
“Trên thực tế, chúng tôi chưa thấy một trường hợp sinh viên nào được nhận khoản bồi thường hợp lý vì đã bị mất giờ giảng”.
Ông nói thêm: “Các trường đại học có lẽ đang hi vọng rằng vấn đề sẽ được bỏ qua, nhưng thực tế cho thấy hàng nhìn sinh viên sẽ không sẵn lòng ngồi đó và trả tiền cho một dịch vụ đã bị hủy bỏ”.
Hiệp hội các trường đại học của Vương quốc Anh từ chối bình luận về yêu cầu bồi thường này, tuy nhiên cơ quan này khuyên các sinh viên nên làm đúng thủ tục khiếu nại theo quy định nội bộ của các trường đại học, thay vì sử dụng tới luật sư.
Nếu không có giải pháp nào được đưa ra, sinh viên có thể đưa đơn kiến nghị tới các dịch vụ thanh tra được thành lập để giải quyết các khiếu nại trường đại học.
Một nghiên cứu được tiến hành khi cuộc đình công của các cán bộ trường đại học diễn ra đã cho thấy chưa tới 38% sinh viên cho rằng họ sẽ nhận lại được khoản học phí này.
Nguyễn Thảo (Theo Independent)
Quyết nghị sớm đổi mới cơ chế học phí đại học
Nghị quyết Quốc hội yêu cầu ngành "khẩn trương ban hành quy định cụ thể về tự chủ đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập, đổi mới cơ chế học phí”.
Hà Nội đề xuất tăng học phí năm học 2018-2019
Ông Nguyễn Viết Cẩn, Trưởng phòng Kế hoạch Tài chính (Sở GD-ĐT Hà Nội) cho biết, hiện Sở GD-ĐT và Sở Tài chính đã có tờ trình báo cáo lãnh đạo thành phố về phương án tăng học phí năm học 2018 - 2019.
Bộ Giáo dục giải thích chuyển học phí thành "giá dịch vụ đào tạo"
Theo bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT) thì ý kiến của cơ quan thẩm tra chủ yếu là về sử dụng thuật ngữ, không phải vấn đề quan điểm điều chỉnh pháp luật.
Nhân viên trường Nhân văn thu học phí thiếu chu đáo
Lãnh đạo Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP.HCM thừa nhận, chuyên viên Phòng Kế hoạch - Tài chính của trường đã có thái độ phục vụ thiếu ân cần, chu đáo nhưng trường chưa bao giờ thu vượt học phí của sinh viên.
Sinh viên nộp học phí 3 năm, trường nói vẫn chưa đóng
Dù sinh viên đã đóng học phí ba năm học nhưng phòng tài vụ nhà trường vẫn khẳng định chưa- câu chuyện diễn ra tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và nhân văn, ĐHQG TP.HCM.