1. Chủ tịch Ủy ban Hành chính TP Hà Nội đầu tiên là ai?

  • Hoàng Văn Thụ
    0%
  • Nguyễn Văn Trân
    0%
  • Trần Duy Hưng
    0%
  • Nguyễn Văn Lộc
    0%
Chính xác

Theo Cổng thông tin điện tử UBND TP Hà Nội, ngày 30/8/1945 UBND thành phố Hà Nội chính thức thành lập, bác sĩ Trần Duy Hưng được cử làm Chủ tịch sau đó. 

Bác sĩ Trần Duy Hưng quê ở xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm (nay là quận Nam Từ Liêm), Hà Nội. 

Năm 30 tuổi, ông đã trở thành bác sĩ rồi cùng em gái mở một bệnh viện tư tại phố Bông Nhuộm (nay là phố Thợ Nhuộm) để chữa bệnh cứu người. Bệnh viện sau này trở thành cơ sở cứu giúp và che chở cán bộ cách mạng.

Sau Lễ quốc khánh 2/9/1945, bác sĩ Trần Duy Hưng đã được Bác Hồ tìm đến tận tư gia để đề nghị ông trở thành Thị trưởng TP Hà Nội. 

Từ năm 1945 tới năm 1954, ông lần lượt trải qua các chức vụ Thứ trưởng Nội vụ, Thứ trưởng Y tế, Phó Chủ tịch Ủy ban Quân chính Hà Nội - người dẫn đầu tiến vào tiếp quản thủ đô hôm 10/10/1954.

2. Chủ tịch TP Hà Nội đầu tiên nhậm chức năm bao nhiêu tuổi?

  • 33 tuổi
    0%
  • 40 tuổi
    0%
  • 45 tuổi
    0%
Chính xác

Bác sĩ Trần Duy Hưng sinh ngày 16/1/1912 và trở thành Chủ tịch TP Hà Nội năm 1945, khi ông 33 tuổi. 

Theo báo Nhân Dân, sau ngày 2/9/1945 khoảng một tuần, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm nhà bác sĩ Trần Duy Hưng và đề nghị ông làm Thị trưởng Hà Nội. Bác sĩ đã "cảm ơn Cụ Chủ tịch" và "đề nghị chọn người khác xứng đáng hơn" với lý do mình chỉ biết khám, chữa bệnh, không quen làm lãnh đạo.

Bác Hồ đã động viên: Ðiều quan trọng là chú có lòng yêu nước, có các đoàn thể và đồng chí giúp đỡ, lo gì không hoàn thành nhiệm vụ.

Ðược cử làm Chủ tịch Ủy ban Hành chính Hà Nội trong những ngày toàn quốc kháng chiến, bác sĩ Trần Duy Hưng luôn ở bên Bác Hồ, cùng các đồng chí trong Thành ủy, Ủy ban Hành chính tập hợp các thành phần yêu nước bảo vệ thủ đô.

3. Ông giữ chức Chủ tịch Hà Nội trong thời gian bao lâu?

  • 5 năm
    0%
  • 10 năm
    0%
  • 15 năm
    0%
  • 23 năm
    0%
Chính xác

Ông Trần Duy Hưng giữ cương vị Chủ tịch Ủy ban Hành chính Hà Nội lâu nhất trong lịch sử Hà Nội, tổng cộng 23 năm.

Ông đã giữ vị trí này 6 khóa liên tiếp, từ năm 1954 tới năm 1977.

Theo báo Chính phủ, dưới thời ông Trần Duy Hưng làm chủ tịch, Hà Nội từng có nhiều chính sách khá mạnh mẽ để đạt nhiều thành tựu lớn: Nông nghiệp đạt năng suất lúa cao nhất miền Bắc; hoạt động công - thương nghiệp đi đầu cả nước. Hà Nội cũng là địa phương đầu tiên có mô hình nhà lắp ghép rồi từ đó nhân rộng ra cả nước.

4. Sinh thời, chủ tịch đầu tiên của TP Hà Nội có thói quen ý nghĩa nào vào chiều 30 Tết?

  • Tặng quà thiếu nhi
    0%
  • Chuẩn bị túi quà tặng người lao công
    0%
  • Thăm hỏi các gia đình tiêu biểu của thành phố
    0%
  • Gửi thư chúc Tết tới người dân thủ đô
    0%
Chính xác

Theo bài viết “Vị Chủ tịch UBND Thành phố đầu tiên của Hà Nội” của nhà báo Phong Linh đăng trên Nhân dân, sinh thời, bác sĩ Trần Duy Hưng có thói quen chiều 30 Tết nào cũng chuẩn bị một túi quà, đợi người công nhân quét rác cuối cùng đến thu gom thì tặng túi quà đó. Nét đẹp này, sau gần 20 năm ông đi xa, các con cháu trong gia đình ông vẫn duy trì.

5. Hội đồng Nhân dân TP Hà Nội đã đặt tên ông cho một con đường đẹp và hiện đại tại thủ đô vào năm nào: 

  • 1989
    0%
  • 1999
    0%
  • 2000
    0%
  • 2010
    0%
Chính xác

Năm 1999, Hội đồng Nhân dân TP Hà Nội quyết định đặt tên bác sĩ Trần Duy Hưng cho một con đường đẹp và hiện đại ở cửa ngõ phía tây thủ đô. Đây là sự tri ân đối với một nhà trí thức yêu nước, suốt đời trung thành với sự nghiệp cách mạng, gần dân, thương dân, và có nhiều đóng góp cho sự phát triển của thủ đô.