1. Ai là người khai sinh ra Sài Gòn?
-
Nguyễn Hữu Cảnh
0%
- Nguyễn Phúc Chu
0%- Trần Quang Khải
0%Chính xácCổng thông tin điện tử TPHCM giới thiệu như sau: Tháng 2/1698 Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh bấy giờ là Trấn thú dinh Bình Khang, tuân lệnh chúa Nguyễn Phúc Chu lên đường kéo quân vào Nam.
Đây là lần đầu tiên ông vào Đồng Nai - Gia Đinh. Ông đã tìm hiểu địa lý thiên nhiên và cư dân sinh sống. Sau đó ông phân định ranh giới, thành lập các đơn vị hành chính, cắt cử người đặt vào các cương vị thích hợp, chỉ định các nơi cần đặt đồn tuần và cửa tấn.
Việc thành lập các đơn vị hành chính, Nguyễn Hữu Cảnh cũng tuân theo hệ thống tổ chức như ở miền đất cũ. Bước đầu, Nguyễn Hữu Cảnh đã đặt ra phủ Gia định trên vùng đất mới, bao gồm 2 huyện là Phước Long và Tân Bình, lấy sông Đồng Nai và sông Sài Gòn làm ranh giới tự nhiên giữa hai huyện.
Ở huyện Phước Long nay là địa bàn tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, một phần nhỏ TPHCM (nay là TP Thủ Đức) xây dinh Trấn Biên (sau là tỉnh Biên Hòa). Ở huyện Tân Bình (nay là TPHCM, tỉnh Tây Binh, phần lớn tỉnh Long An, một phần tỉnh Tiền Giang (khu vực Gò Công) dựng dinh Phiên Trấn (sau là tỉnh Gia Định).
Mỗi huyện chia làm 4 tổng. Huyện Phước Long có 4 tổng là Phước Chánh, Bình An, Long Thành và Phước An. Huyện Tân Bình có 4 tổng là Bình Dương, Tân Long, Phước Lộc và Thuận Cách (tới triều Gia Long đổi là Thuận An).
Sau khi Nguyễn Hữu Cảnh đặt xong nền móng hành chính tại Phủ Gia Định, chúa Nguyễn ban lệnh cho các địa phương, từ Nam Bố Chính trở vào nam vận động, chiêu mộ những người nghèo khổ, xiêu tấn vào đây lập nghiệp, khai khẩn đất hoang. Từ đó dân số phủ Gia Định ngày một tăng cao, nhờ vào chính sách mềm dẻo của Chúa Nguyễn.
2. Thành phố Sài Gòn được thành lập năm nào?
-
1890
0%
- 1877
0%- 1900
0%Chính xácCổng thông tin điện tử TPHCM giới thiệu như sau: 8/1/1877, Tổng thống Pháp là Thống kế De Mac Mahon ký ban hành sắc lệnh chính thức thành lập thành phố Sài Gòn có Phó Đô đốc, Thượng nghị sĩ, Bộ trưởng Hải quân và thuộc địa L.Fourichon Ký phó thự.
Sắc lệnh này được Thống soái Nam Kỳ Duperré công bố trên toàn cõi thuộc địa Nam Kỳ bởi nghị định ngày 16/5/1877. Sắc lệnh này được coi như một bản hiến chương của Thành phố gồm có 9 chương, 78 điều quy định việc tổ chức quản lý thành phố. Từ đó Sài Gòn mới chính thức là thành phố.
Thi hành điều 77 Sắc lệnh nói trên, Thống soái Nam Kỳ cử Lamy, thầu khoán ngành Công chánh làm Đốc lý đầu tiên Thành phố Sài Gòn. Từ đó đến năm 1931, ngày thành lâp Khu Sài Gòn – Chợ Lớn, thành phố Sài Gòn có 25 viên Đốc lý.
3. Sài Gòn đổi tên thành TPHCM từ năm nào?
-
1975
0%
- 1976
0%- 1977
0%Chính xácNgày 2/7/1976, Quốc hội quyết định đổi tên nước thành Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, đồng thời đặt lại tên cho Sài Gòn - Gia Định thành TPHCM.
4. Chủ tịch đầu tiên của TPHCM là ai?
-
Võ Văn Kiệt
0%
- Vũ Đình Liệu
0%- Mai Chí Thọ
0%Chính xácCổng thông tin điện tử TPHCM giới thiệu, theo quyết định số 03/QĐ76 ngày 20/1/1976 của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam do Chủ tịch Huỳnh Tấn Phát ký, chủ tịch là ông Võ Văn Kiệt (Sáu Dân) giữ chức vụ này từ tháng 1/1976 đến tháng 6/1977
Các phó chủ tịch gồm: ông Mai Chí Thọ; ông Lê Đình Nhơn (Chín Lê); ông Nguyễn Văn Hiếu.
Còn UBND TPHCM khóa I (1977 - 1981) chủ tịch là ông Vũ Đình Liệu (Tư Bình) giữ chức vụ này từ tháng 6/1977 đến tháng 3/1979. Các Phó Chủ tịch: ông Mai Chí Thọ; ông Nguyễn Kiến Lập; ông Lê Đình Nhơn; ông Võ Thành Công; ông Văn Đại; ông Lê Quang Chánh.
5. Huyện Cần Giờ được sáp nhập vào TPHCM năm nào?
-
1974
0%
- 1976
0%- 1978
0%Chính xácNgày 29/12/1978, tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa VI ban hành Nghị quyết phê chuẩn huyện Duyên Hải (Cần Giờ) chính thức sáp nhập vào TPHCM.
- 1976
- Vũ Đình Liệu
- 1976
- 1877
- Nguyễn Phúc Chu