1. Ai giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng đầu tiên?

  • Chu Văn Tấn
    0%
  • Phan Anh
    0%
  • Võ Nguyên Giáp
    0%
Chính xác

Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Chu Văn Tấn (1910 - 1984) là Bộ trưởng Quốc phòng Chính phủ lâm thời và Chính phủ Liên hiệp lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Ông đảm nhận vị trí này từ tháng 9/1945 đến tháng 2/1946.

Ông Chu Văn Tấn, người dân tộc Nùng, quê xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Tham gia cách mạng từ năm 1934, nhập ngũ năm 1945. Ông được phong quân hàm Thượng tướng vào 1958.

Năm 1934, ông tham gia xây dựng phong trào cách mạng và chỉ đạo chiến tranh du kích ở Tràng Xá, Võ Nhai, Bắc Sơn. Tháng 2/1941, là xứ ủy viên Bắc Kì, tham gia chỉ huy đội du kích Bắc Sơn (sau đó là Đội cứu quốc quân 1). Tháng 9/1941, giữ chức Trung đội trưởng Cứu quốc quân 2. Năm 1944, ông là chỉ huy Cứu quốc quân 3 và chiến khu Hoàng Hoa Thám. Tháng 8/1945, tham gia Ban lãnh đạo khởi nghĩa.

Sau cách mạng tháng Tám (1945), ông là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Chính phủ Cách mạng lâm thời, sau đó là phái viên của Chính phủ đi kiểm tra Khu 4...

 

2. Ai là người hai lần giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng?

  • Tạ Quang Bửu
    0%
  • Võ Nguyên Giáp
    0%
  • Phan Anh
    0%
Chính xác

Theo cổng thông tin điện tử Bộ Quốc phòng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1911 - 2013) giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng từ năm 1946 đến tháng 8/1947 và từ 8/1948 đến năm 1980. Ông cũng là Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam từ năm 1946 - 1975.

Ông Võ Nguyên Giáp, quê ở xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

Ông tham gia cách mạng từ năm 1925; được phong hàm Đại tướng năm 1948.

Năm 1929, ông tham gia cải tổ Tân Việt cách mạng đảng thành Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

Năm 1930, ông bị thực dân Pháp bắt giam.

Năm 1936 - 1939, ông tham gia phong trào Mặt trận dân chủ Đông Dương, biên tập viên các báo của Đảng, chủ tịch Ủy ban báo chí Bắc Kì trong phong trào Đông Dương đại hội.

Sau 5/1941, ông xây dựng cơ sở cách mạng ở Cao Bằng, tham gia chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang ở căn cứ địa Cao - Bắc - Lạng. Năm 1942, phụ trách Ban xung phong Nam tiến, dùng hoạt động tuyên truyền vũ trang mở đường liên lạc giữa miền núi với đồng bằng Bắc Bộ.

Tháng 12/1944, ông Võ Nguyên Giáp được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc giao thành lập Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.

Tháng 4 - 8/1945, ông là ủy viên Ủy ban quân sự cách mạng Bắc Kỳ, Tư lệnh các lực lượng vũ trang thống nhất (Việt Nam giải phóng quân), tham gia Ủy ban chỉ huy lâm thời khu giải phóng Việt Bắc, được Hội nghị toàn quốc Đảng Cộng sản Đông Dương (8/1945) cử vào Ban Chấp hành Trung ương và Uỷ viên Thường vụ Ban Chấp hành, tham gia Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc, Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Nội vụ trong Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Quân sự Ủy viên hội trong Chính phủ Liên hiệp, Phó trưởng đoàn Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà đàm phán với Pháp tại Hội nghị trù bị Đà Lạt.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp giữ chức Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam từ năm 1946 đến năm 1975.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng từ tháng 2/1946 đến tháng 8/1947 và từ tháng 8/1948 đến năm 1980.

Bí thư Quân ủy Trung ương (1946 - 1977). Phó Thủ tướng Chính phủ (Hội đồng Bộ trưởng) (1955 - 1992). Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ 8/1945, khóa II - VI; Ủy viên Thường vụ từ 8/1945, Ủy viên Bộ Chính trị khóa II - IV. Đại biểu Quốc hội khóa I - VII.

Trong kháng chiến chống Pháp, ông Võ Nguyên Giáp chỉ huy các chiến dịch lớn: Biên Giới (1950), Điện Biên Phủ (1954)...

Trong kháng chiến chống Mỹ, ông cùng Bộ Chính trị chỉ đạo các chiến dịch lớn ở miền Nam Việt Nam, trong đó có Chiến dịch Hồ Chí Minh, chỉ đạo chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mỹ ở miền Bắc Việt Nam...

3. Ai từng giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng và Bộ trưởng Giáo dục - Đào tạo?

  • Võ Nguyên Giáp
    0%
  • Tạ Quang Bửu
    0%
  • Văn Tiến Dũng
    0%
Chính xác

Theo cổng thông tin điện tử Bộ Quốc phòng, ông Quang Bửu (1910 - 1986) giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (1947 - 1948).

Ông Tạ Quang Bửu, quê quán xã Nam Hoành, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An; Tốt nghiệp cử nhân tại Trường Xoocbon (Pháp) và Trường Ôxphơt (Anh).

Năm 1936, ông về nước làm nghề dạy học, nghiên cứu khoa học tự nhiên, tham gia phong trào Hướng đạo sinh và truyền bá chữ quốc ngữ tại Huế.

Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, ông giữ nhiều trọng trách trong chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà: Tham nghị trưởng Bộ Ngoại giao (1945 - 1946), thành viên phái đoàn Chính phủ tại Hội nghị Phôngtennơblô (6/7 - 13/9/1946), Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (1946 - 1947).

Năm 1947 - 1948, ông giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Uỷ viên Hội đồng Quốc phòng tối cao, thành viên phái đoàn Chính phủ tại Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương (8/5 - 21/7/1954), thay mặt Bộ Quốc phòng kí các văn bản quân sự với Pháp.

Năm 1955 - 1958, ông giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

Năm 1956, ông là Giám đốc đầu tiên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

Năm 1965 - 1976, ông là Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp (này là Bộ GD-ĐT), Phó Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Hòa bình thế giới của Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt - Xô...

4. Bộ trưởng Quốc phòng nào từng giữ chức Chủ tịch nước?

  • Phạm Văn Trà
    0%
  • Lê Đức Anh
    0%
  • Đoàn Khuê
    0%
Chính xác

Theo cổng thông tin điện tử Bộ Quốc phòng, Đại tướng Lê Đức Anh (1920 - 2019) giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng từ 1987 - 1991. 

Ông giữ chức Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ 1992 - 1997.

Ông Lê Đức Anh quê ở xã Lộc An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế;

Tham gia cách mạng 1937; Nhập ngũ tháng 8/1945; Được phong hàm Đại tướng năm 1984.

Năm 1944, ông tổ chức và phụ trách các nghiệp đoàn cao su ở Lộc Ninh.

Tháng 8/1945 - 1948, giữ các chức vụ từ trung đội trưởng đến chính trị viên tiểu đoàn, Chi đội 1 và Trung đoàn 301.

Tháng 10/1948 - 1950, ông là tham mưu trưởng các khu: 7, 8 và Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn.

Năm 1951 - 1954, là phó Tham mưu trưởng, quyền Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Nam Bộ.

Tháng 5/1955 - 1963, phó Cục trưởng Cục Tác chiến, Cục trưởng Cục Quân lực, Bộ Tổng Tham mưu.

Tháng 8/1963 - 1964, phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tháng 2/1964 - 1968, tham mưu trưởng, Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân Giải phóng miền Nam.

Năm 1969 - 1974, ông Lê Đức Anh là Tư lệnh Quân khu 9.

Năm 1974 - 1975 là Phó Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam, Phó Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh kiêm Tư lệnh cánh quân Tây Nam đánh vào Sài Gòn.

Tháng 5/1976 là Tư lệnh Quân khu 9.

Tháng 6/1978 là Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu 7; Chỉ huy trưởng Cơ quan tiền phương Bộ Quốc phòng ở mặt trận Tây Nam.

Năm 1981, ông là Tư lệnh Quân khu 7; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia; Phó Trưởng ban, Trưởng ban lãnh đạo chuyên gia Việt Nam tại Campuchia.

Tháng 12/1986 ông giữ chức Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tháng 2/1987 - 1991, ông là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó bí thư thứ nhất Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân uỷ Trung ương).

Năm 1992 - 1997, ông giữ chức vụ Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

5. Ai tại vị Bộ trưởng Quốc phòng lâu nhất?

  • Đoàn Khuê
    0%
  • Phạm Văn Trà
    0%
  • Võ Nguyên Giáp
    0%
Chính xác

Đại tướng Võ Nguyên Giáp giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng từ năm 1946 đến 1947 và từ năm 1948 đến 1980. Như vậy ông giữ chức vụ này trong hai giai đoạn với tổng thời gian là 33 năm.