1. Ai là nữ Bộ trường GD-ĐT duy nhất tính đến thời điểm hiện nay?
-
Nguyễn Thị Bình
0%
- Đặng Huỳnh Mai
0%- Ngô Thị Minh
0%Chính xácTheo Trang thông tin điện tử Văn phòng Chủ tịch nước, bà Nguyễn Thị Bình (tên thường gọi: Nguyễn Thị Châu Sa) sinh ngày 26/5/1927, quê quán ở xã Điệu Quang, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
Bà Bình tham gia cách mạng từ năm 1946, từng là trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Hội nghị Paris từ năm 1968 đến năm 1973; Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam từ tháng 1/1969 đến tháng 6/1976.
Bà Bình làm Bộ trưởng GD-ĐT nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ tháng 7/1976 đến tháng 6/1987. Sau đó, bà làm Phó trưởng Ban đối ngoại Trung ương Đảng kiêm Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại của Quốc Hội; Phó Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ Nghĩa Việt Nam.
2. Bà Nguyễn Thị Bình làm Phó Chủ tịch nước trong thời gian bao nhiêu năm?
-
5 năm
0%
- 10 năm
0%- 15 năm
0%Chính xácBà Nguyễn Thị Bình giữ chức Phó Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ tháng 9/1992 đến tháng 8/2002.
3. Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo nào từng làm Bí thư Thành ủy TPHCM?
-
Phạm Vũ Luận
0%
- Nguyễn Minh Hạc
0%- Nguyễn Thiện Nhân
0%Chính xácÔng Nguyễn Thiện Nhân sinh ngày 2/6/1953, quê quán ở xã Phương Trà, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh. Ông là ủy viên Bộ Chính trị khóa XI, XII; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khóa X,XI, XII; Đại biểu Quốc hội các khóa X, XII, XIII, XIV; Bí thư Thành ủy TPHCM.
Từ tháng 7/2006-7/2007, ông Nhân là ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự đảng, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo.
Từ tháng 8/2007-6/2010, ông làm Phó Thủ tướng kiêm Bí thư Ban Cán sự đảng, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo.
Tháng 1/2016, tại Đại hội Đảng XII, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương. Tại hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng, ông được bầu vào Bộ Chính trị.
Tháng 5/2017, ông được Bộ Chính trị phân công giữ chức vụ Bí thư Thành ủy TPHCM.
4. Bộ trường GD-ĐT nào từng làm Bộ trưởng Quốc phòng?
-
Nguyễn Minh Hiển
0%
- Trần Hồng Quân
0%- Tạ Quang Bửu
0%Chính xácÔng Tạ Quang Bửu (1910-1986) giữ chức Bộ trưởng Đại học và Trung học chuyên nghiệp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (tức Bộ GD-ĐT ngày nay) từ ngày 1/10/1965 đến 3/7/1976.
Ông Tạ Quang Bửu quê quán ở xã Nam Hoành, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông tốt nghiệp cử nhân tại Trường Sorbonne (Pháp) và Trường Oxford (Anh). Năm 1936, ông về nước làm nghề dạy học, nghiên cứu khoa học tự nhiên, tham gia phong trào hướng đạo sinh và truyền bá chữ quốc ngữ tại Huế.
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông giữ nhiều trọng trách trong Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: Tham nghị trưởng Bộ Ngoại giao (1945-1946), thành viên phái đoàn Chính phủ tại Hội nghị Fontainebleau (6/7-13/9/1946), Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (1946-1947).
Năm 1947-1948, ông giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng. Ông là ủy viên Hội đồng Quốc phòng tối cao, thành viên phái đoàn Chính phủ tại Hội nghị Geneve về Đông Dương (từ 8/5-21/7/1954), thay mặt Bộ Quốc phòng kí các văn bản quân sự với Pháp.
Năm 1955-1958, ông giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
Năm 1956, ông là Giám đốc đầu tiên của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Năm 1965-1976, ông là Bộ trưởng Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Phó chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Hòa bình thế giới của Việt Nam, Phó chủ tịch Hội hữu nghị Việt - Xô...
5. Bộ trưởng GD-ĐT đầu tiên của nước ta là ai?
-
Vũ Đình Hoè
0%
- Đặng Thai Mai
0%- Nguyễn Văn Huyên
0%Chính xácÔng Vũ Đình Hòe sinh ngày 1/6/1912 tại làng Lương Ngọc, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Ông mất ngày 29/1/2011.
GS Vũ Đình Hoè là một trí thức lớn, hoạt động trong các lĩnh vực báo chí, giáo dục, pháp luật. Tốt nghiệp khoa Luật khóa 2 của Viện Đại học Đông Dương, ông chọn nghề dạy học ở các trường tư thục nổi tiếng Thăng Long và Gia Long. Tham gia nhóm trí thức cấp tiến Thanh Nghị, ông làm chủ nhiệm tạp chí Thanh Nghị (chuyên về văn chương, chính trị và kinh tế), xuất bản từ năm 1941-1945.
Ông cùng tham gia phân bộ Đảng Xã hội Pháp của Jaurès, là một trong các thành viên sáng lập của Đảng Dân chủ Việt Nam. Khi Hội Tân Việt Nam thành lập năm 1945, ông giữ chức Tổng thư ký. Ông cũng làm Phó Hội trưởng Hội Truyền bá Quốc ngữ (thành lập năm 1938).
Ông là đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên, đại diện cho Đảng Dân chủ.
Cách mạng tháng Tám thành công, ông được cử vào Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, làm Bộ trưởng Quốc gia Giáo dục ( từ2/9/1945 đến 2/3/1946). Sau đó, ông làm Bộ trưởng Tư pháp trong suốt 15 năm.
6. Bộ trưởng GD-ĐT nào tại vị lâu nhất?
-
Tạ Quang Bửu
0%
- Nguyễn Đình Tứ
0%- Nguyễn Văn Huyên
0%Chính xácÔng Nguyễn Văn Huyên sinh ngày 16/11/1905 tại Hà Nội, nguyên quán tại xã Kim Chung, huyện Đan Phượng (cũ), phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc huyện Hoài Đức, TP Hà Nội).
Ông là Bộ trưởng Quốc gia Giáo dục nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong 29 năm, từ ngày 3/11/1946 đến 19/10/1975.
- Nguyễn Đình Tứ
- Đặng Thai Mai
- Trần Hồng Quân
- Nguyễn Minh Hạc
- 10 năm
- Đặng Huỳnh Mai