Sau gần 10 năm triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, tỉnh Bắc Giang đã đạt được nhiều kết quả hết sức ấn tượng.

Song song với việc phổ biến, quán triệt sâu rộng Chỉ thị số 40-CT/TW đến các tầng lớp trong tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang đã ban hành Công văn số 1343-CV/TU ngày 11/9/2015 về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, qua đó xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách xã hội, giúp người nghèo và các đối tượng chính sách khác có điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống; trên cơ sở đó, các cấp, các ngành, địa phương đã cụ thể hóa và tổ chức quán triệt, tuyên truyền sâu rộng đến cán bộ, đảng viên và nhân dân bằng nhiều hình thức phù hợp.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh đang triển khai thực hiện hơn 20 chương trình tín dụng chính sách. Tổng doanh số cho vay từ đầu năm 2014 đến nay đạt 14.246 tỷ đồng, với hơn 340 nghìn lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn.

Tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt 7.189 tỷ đồng, tăng 4.468,4 tỷ đồng so năm 2014, với gần 112 nghìn hộ nghèo và các đối tượng chính sách còn dư nợ, bình quân một hộ dư nợ đạt 64,4 triệu đồng, tăng 42 triệu đồng so năm 2014; người nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện đều được tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ do Ngân hàng Chính sách xã hội cung cấp.

Trong đó, dư nợ tín dụng chính sách phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh tạo sinh kế và việc làm đạt 5.278 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 73,4%/tổng dư nợ. Dư nợ tín dụng chính sách phục vụ đời sống, sinh hoạt đạt 1.911 tỷ đồng, chiếm 26,6%/tổng dư nợ.

Đi đôi với tăng trưởng tín dụng chính sách xã hội, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh cũng thường xuyên quan tâm, chỉ đạo các đơn vị chuyên môn tập trung thực hiện các giải pháp nhằm củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách.

 
Với việc triển khai đồng đồng bộ các giải pháp, chất lượng tín dụng chính sách ngày càng được nâng lên. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh chiếm tỷ lệ 0,06%/tổng dư nợ, giảm 0,18% so với năm 2014.

Toàn tỉnh, có 127/209 xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã) không có nợ quá hạn (chiếm tỷ lệ 61%), có 610/719 tổ chức chính trị-xã hội nhận ủy thác cấp xã không có nợ quá hạn (chiếm tỷ lệ 84,8%); có 3.004/3.128 tổ tiết kiệm và vay vốn không có nợ quá hạn (chiếm tỷ lệ 96%).

Các tổ chức chính trị-xã hội thực hiện tốt trách nhiệm được Ngân hàng chính sách xã hội ủy thác, bảo đảm việc bình xét đối tượng vay vốn công khai, dân chủ để Ngân hàng chính sách xã hội ủy thác cho vay đúng chính sách đúng đối tượng.

Đến ngày 30/4/2024, các tổ chức chính trị-xã hội tỉnh phối hợp Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh tham gia quản lý 7.154,5 tỷ đồng, tăng 4.452 tỷ đồng (tăng 165%) so với cuối năm 2014, với 3.128 tổ tiết kiệm và vay vốn, 111,7 nghìn hộ vay vốn đang còn dư nợ, bình quân 1 tổ có 36 thành viên, dư nợ bình quân 1 tổ đạt 2,3 tỷ đồng; chất lượng tín dụng do các tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác, nợ quá hạn và nợ khoanh 4,4 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0,06% tổng dư nợ ủy thác, giảm 1 tỷ đồng so năm 2014.

Có thể khẳng định, tới thời điểm này Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW tại tỉnh Bắc Giang đã góp phần tích cực, tạo động lực cho việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.

W-A3 X ĐOAN BÁI H HOA BG_9184.jpg
Một buổi giao dịch cho vay tại điểm giao dịch xã Đoan Bái, huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang.
W-A4 TRINH THI HƯƠNG X VÂN HÀ V YÊN_9423.jpg
Nhờ vốn vay ưu đãi gia đình chị Trịnh Thị Hương ở xã Vân Hà, huyện Việt Yên có điều kiện làm nghề sản xuất bánh đa nem tiêu thụ trong nước và xuất khẩu sang Liên bang Nga.
W-A5 TRINH THI HƯƠNG X VÂN HÀ V YÊN_9442.jpg
Cơ sở sản xuất bánh đa nem của gi đình chị Trịnh Thi Hương tạo việc làm cho người dân địa phương.
W-A6 NG DUC THÀNH X VAN HA V YEN _9406.jpg
Vốn vay giải quyết việc làm đã giúp gia đình ông Nguyễn Đức Thành ở xã Vân Hà, huyện Việt Yên có điều kiện phát triển, giữ nghề làm kẹo lạc truyền thống. 
W-A7 NG ĐÚC THÀNH X VÂN HÀ V YÊN_9386.jpg
Vốn vay giải quyết việc làm đã giúp gia đình ông Nguyễn Đức Thành ở xã Vân Hà, huyện Việt Yên có điều kiện phát triển, giữ nghề làm kẹo lạc truyền thống. 
W-A8 TRAN THI AN X TIEN LUC L GIAG VV NQ11_9588.jpg
Được vay vốn Chương trình hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế theo Nghị quyết 11 của Chính phủ, gia đình chị Trần Thị An ở xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang có điều kiện sản xuất rượu, chăn nuôi lợn cho thu nhập tốt. 
W-A9 HOAG VIET HIỆP X TIEN LUC L GIANG VV NQ11_9545.jpg
Có thêm vốn vay ưu đãi, gia đình anh Hoàng Viết Hiệp ở xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, Bắc Giang có điều kiện mở rộng chăn nuôi lợn nái, lợn thịt cho hiệu quả tốt. 
W-A10 HA VAN HUY X ĐOAN BAI H HOA BG_9291.jpg
Được vay vốn chương trình cho vay hộ nghèo, gia đình anh Hà Văn Huy ở thôn Đông, xã Đoan Bái, huyện Hiệp Hòa có điều kiện mở xưởng làm nghề mộc dân dụng, gia đình có cơ hội thoát nghèo. 
W-A11 HA VAN HUY X ĐOAN BAI HH BG_9316.jpg
W-A12 NG THI HONG X LUOG PHOG H HOA VV TH NGEO_9350.jpg
Gia đình chị Nguyễn Thị Hồng ở thôn Cấm, xã Lương Phong, huyện Hiệp Hòa vay vốn hộ nghèo đầu tư chăn nuôi bò sinh sản rất hiệu quả.
W-A13 NG TIEN ĐỊNH X DOAN BAI HH VV GQVL_9211.jpg
W-A15 NG TIÊN ĐỊNH X ĐOAN BAI HH_9243.jpg
Gia đình ông Nguyễn Tiến Định ở thôn Khánh Vân xã Đoan Bái, huyện Hiệp Hòa vay vốn chương trình giải quyết việc làm đầu tư máy móc ấp trứng gia cầm cho hiệu quả kinh tế cao. 
W-A16 NG VAN TRÌNH X TIẾN LỰC L GIAG VV GQVL_9501.jpg
W-A17 NG VAN TRÌNH X TIẾN LỰC VV GQVL_9471.jpg

Gia đình anh Nguyễn Văn Trình ở thôn Tây, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang vay vốn chương trình hộ trợ phục hồi phát triển kinh tế đầu tư mở rộng nhà lưới trồng nấm các loại cho thu nhập cao.