Bác sĩ Thiên cho biết, đến nay, anh vẫn chưa nhận được bất cứ một lời xin lỗi nào từ người tấn công anh. Trước đó, bác sĩ Thiên và người này đã gặp mặt trực tiếp để đối chất lời khai trong khoảng 30-45 phút, tại cơ quan công an. 

Riêng vợ của người đàn ông đã điện thoại và xin lỗi bác sĩ Thiên. Đến thời điểm này, bác sĩ Thiên khẳng định, tất cả những chia sẻ của anh trên Facebook hay trả lời báo chí, cơ quan chức năng đều là sự thật và không thay đổi.

Bác sĩ cho hay, người đàn ông chỉ nhận đã thúc mạnh vào cổ và đẩy anh vào tường, đặt tay lên cổ nhưng không bóp cổ anh. 

Bác sĩ Phạm Hoàng Thiên bị tấn công tối 27/7. Ảnh chụp màn hình.

Bác sĩ Thiên bày tỏ, trong cuộc đời hành nghề y, anh chưa từng cấp cứu chậm trễ bệnh nhân. Anh luôn đảm bảo điều trị kịp thời, từ tình huống nguy kịch như ngừng tim, ngừng thở, dao đâm thấu tim, sắt đâm xuyên cổ, cho đến những ca suy hô hấp, bụng ngoại khoa, hay gãy xương hở, ngủ gà... 

Trường hợp bệnh nhi 10 tuổi bị hóc xương tối 27/7 được phân loại màu xanh trong cấp cứu. Phân loại xanh nghĩa là bệnh nhân không phải tình trạng khẩn, có thể xử trí trong vòng 60-120 phút. 

Tại Khoa Cấp cứu của các bệnh viện, luôn có bảng phân loại - xử trí cấp cứu và bảng các dấu hiệu cấp cứu. Phân độ cấp cứu được chia theo màu đỏ, vàng, xanh, trắng theo thứ tự ưu tiên giảm dần. Tuy nhiên, bác sĩ Thiên cho rằng, không nhiều bệnh nhân hay thân nhân chú ý đến các tấm bảng này.

“Mỗi phiên trực, chỉ riêng tôi đã khám trăm lượt bệnh. Đó là còn chưa tính khám xong phải giải thích, ai cũng đòi xử trí nhanh nhất, ai cũng đòi làm xét nghiệm. 

Có lẽ mọi người không nhận ra vì ai cũng lo cho bản thân và người thân. Mọi người không nghĩ việc gây rối, chửi bới, hành hung nhân viên y tế là đang cướp đi thời gian vàng, sức khỏe và tính mạng của những bệnh nhân nặng cần xử trí cấp cứu nhanh chóng”, bác sĩ Thiên bày tỏ.

Chưa đầy 1 năm qua, bác sĩ này gặp không dưới 3 vụ tấn công. Thậm chí có cả phụ nữ chửi bới, hành hung để lại sẹo trên tay bác sĩ Thiên và đánh cả một điều dưỡng khác. Người nhà phải can và xin lỗi nhưng bệnh nhân vẫn la hét. 

Tình trạng bất an này ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý nhân viên y tế Khoa Cấp cứu đến mức, gần 70% đồng nghiệp của bác sĩ Thiên đã nghỉ việc, chuyển công tác.

“Một điều thật đáng sợ là việc lăng nhục và hành hung nhân viên y tế đã trở thành thói quen của không ít người. Đến mức, những người dân có tri thức cũng sẵn sàng đánh đập, đe dọa một bác sĩ, điều dưỡng đã và đang làm tròn trách nhiệm chăm sóc bệnh nhân. Thản nhiên, không một lời xin lỗi.

"Khẩn xin mọi người cho toàn thể nhân viên y tế một môi trường làm việc an toàn, để chúng tôi cảm thấy yên tâm khi điều trị cho bệnh nhân. Nếu chúng tôi làm sai, đã có pháp luật như tòa án lương tâm trừng trị".

"Xin đừng để đến lúc nhân viên y tế quá sợ hãi, như chim sợ cành cong, vừa nghe thấy lời chửi mắng là bỏ chạy hoặc trốn ngay. Lúc này, người thiệt là nhân viên y tế chúng tôi lẫn quý vị”, bác sĩ Thiên chia sẻ. 

Hành hung bác sĩ sẽ xem là chống người thi hành công vụ?Theo dự án Luật khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), người có hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm người hành nghề tại cơ sở khám chữa bệnh, bị coi là có hành vi chống người thi hành công vụ.
Lại thêm một bác sĩ TP.HCM bị người nhà bệnh nhân đâmMột bác sĩ Khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP.HCM) vừa bị thân nhân người bệnh cầm dao bấm đâm vào hông. Tại đây 10 ngày trước, một bác sĩ khác cũng bị tấn công, dọa giết.
Công bố clip bác sĩ tại TP.HCM bị tấn công, dọa giếtNgười đàn ông vừa cầm điện thoại vừa xô bác sĩ T. ra khỏi tầm máy quay. Các bác sĩ khác nhanh chóng chạy đến giải cứu.