1. Ngày 30/8/1945, ông Trần Duy Hưng được bổ nhiệm làm Chủ tịch TP Hà Nội. Trước đó, ông Hưng từng làm nghề gì?

  • Kiến trúc sư
  • Bác sĩ
  • Giảng viên
Chính xác

Sau Lễ quốc khánh 2/9/1945, Bác Hồ đã tìm đến tư gia của bác sĩ Trần Duy Hưng và đề nghị ông làm Thị trưởng TP Hà Nội. Lúc này, bác sĩ Hưng mới 33 tuổi. Bất ngờ trước trọng trách lớn lao đó, bác sĩ Trần Duy Hưng bày tỏ: "Thưa Cụ, chức Chủ tịch xin Cụ chọn người khác xứng đáng hơn, tôi không quen làm". Nghe vậy, Bác Hồ động viên: "Tôi có quen việc làm Chủ tịch nước đâu, chúng ta cứ làm rồi sẽ quen”.

Bác sĩ Hưng làm Thị trưởng Hà Nội từ ngày 30/8/1945 đến 19/12/1946. Sau đó, ông làm Chủ tịch Ủy ban Hành chính Hà Nội từ năm 1954 đến năm 1977 rồi nghỉ hưu.  

2. Bác sĩ Trần Duy Hưng quê ở đâu?

  • Hà Nội
  • Hải Phòng
  • Bắc Ninh
Chính xác

Bác sĩ Trần Duy Hưng sinh ngày 16/1/1912 tại làng Hòe Thị, xã Xuân Phương, nay là phường Phương Canh, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Bác sĩ Hưng học Đại học Y Đông Dương (tiền thân Trường Đại học Y Hà Nội) cùng với bac sĩ Tôn Thất Tùng, Đặng Văn Ngữ, Nguyễn Hữu Thuyết...

3. Phòng khám của bác sĩ Hưng từng là nơi trú ngụ, chữa trị cho các nghệ sĩ nào?

  • Văn Cao
  • Nguyễn Đình Thi
  • Cả hai
Chính xác

Năm 30 tuổi, bác sĩ Hưng cùng em gái mở bệnh viện tư tại phố Bông Nhuộm (Hà Nội) để chữa bệnh. Không chỉ nổi tiếng về chuyên môn, bác sĩ Hưng còn được đồng nghiệp và người dân Hà Nội thời đó yêu quý bởi sẵn sàng cưu mang và chữa bệnh miễn phí cho người nghèo.

Tại cơ sở y tế của mình, bác sĩ Hưng còn để nhiều người như nhạc sĩ Văn Cao, nhà thơ Nguyễn Đình Thi tới trú ngụ và điều trị. 

4. Bác sĩ Hưng hay chơi nhạc cụ gì?

  • Violin
  • Guitar
  • Sáo
Chính xác

Thời sinh viên, chàng thanh niên Trần Duy Hưng tích cực hưởng ứng các hoạt động xã hội, tham gia phong trào hướng đạo sinh dưới sự dìu dắt của Hoàng Ðạo Thúy. 

Trong gia đình bác sĩ Hưng có nhiều người biết chơi đàn nên thường xuyên có một ban nhạc nhỏ. Với cây đàn violon, ông cùng những người bạn đến các chợ quê biểu diễn các bài hát thể hiện lòng yêu nước. Ông hay chơi các bản như Thiên Thai hoặc Dòng Danube xanh. 

Khi Đài Tiếng nói Việt Nam thiếu nhạc cụ, ông đã tặng lại cây đàn cho Đài.

5. Ngoài cương vị Chủ tịch TP Hà Nội, bác sĩ Trần Duy Hưng từng đảm nhận các chức vụ cao ở bộ ngành nào?

  • Bộ Y tế
  • Bộ Nội vụ
  • Cả hai Bộ trên
Chính xác

Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, bác sĩ Hưng cùng gia đình lên chiến khu Việt Bắc. Ông được cử làm Thứ trưởng Bộ Nội vụ suốt thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, rồi làm Thứ trưởng Bộ Y tế một thời gian ngắn vào đầu năm 1954.

Tháng 10/1954, ông được cử giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban Quân chính Hà Nội. Ngay sau đó, ông được tín nhiệm bầu lại chức Chủ tịch Ủy ban Hành chính Hà Nội và đảm nhiệm cương vị này cho đến năm 1977.

6. Đường Trần Duy Hưng thuộc quận nào của Hà Nội?

  • Hoàn Kiếm
  • Đống Đa
  • Cầu Giấy
  • Ba Đình
Chính xác

Bác sĩ Trần Duy Hưng qua đời đầu mùa thu năm 1988. Tháng 1/1999, Hà Nội có một con đường mới mang tên ông khi thành phố mở rộng đoạn từ ngã tư Nguyễn Chí Thanh -  Láng nối đến ngã tư giao Phạm Văn Đồng - Khuất Duy Tiến để vào đại lộ Thăng Long.

Đường Trần Duy Hưng dài khoảng 1,6km, rộng khoảng 50m, đường hai chiều, mỗi chiều có 2 làn xe chạy. Đường Trần Duy Hưng là cửa ngõ để từ các đường vành đai đi sâu vào nội đô.