Năm 2018 đã chứng kiến những điều ngạc nhiên liên tiếp từ Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un, từ quyết định ưu tiên phát triển kinh tế trước phát triển vũ khí đến hội nghị thượng đỉnh với cái bắt tay ấn tượng với Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Vợ chồng ông Trump bất ngờ thăm Iraq
Rủi ro lớn năm 2019: Nguy cơ ông Trump bị luận tội
Gọi cảnh sát 'xử' ông già Noel vì quà Giáng sinh không như ý
Theo báo Bloomberg, giới quan sát thường nhận biết những dấu hiệu thay đổi về chủ trương của chính quyền Kim Jong Un thông qua bài phát biểu đầu năm mới thường lệ của ông. Theo cách đó, nội dung phát biểu năm 2019 của lãnh đạo Triều Tiên có thể cho thấy liệu nước này và Mỹ có tiếp tục đà tiến năm trước hay quay lại thế đối đầu căng thẳng.
Nhà lãnh đạo Kim Jong Un |
Bloomberg dự đoán một số vấn đề sẽ được ông Kim Jong Un đề cập:
Vũ khí hạt nhân
Các tuyên bố về vũ khí hạt nhân của Kim Jong Un thường báo trước những gì xảy ra sau đó trong năm. Chẳng hạn ông mở màn năm 2017 bằng tuyên bố Bình Nhưỡng đã "tiến vào giai đoạn chuẩn bị cuối cùng cho một vụ phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa". Bảy tháng sau đó, Triều Tiên thử thành công một tên lửa có thể bắn tới Alaska. Vào cuối năm, ông đưa cả nước Mỹ vào tầm ngắm.
Sự tiến bộ nhanh chóng như trên đã tiếp sức cho những cảnh báo và đe dọa, trong đó vào ngày 1/1/2018, ông Kim cảnh báo "nút hạt nhân lúc nào cũng nằm trên bàn làm việc của tôi". Tổng thống Trump sau đó đáp trả bằng thông điệp trên mạng xã hội Twitter: "Tôi cũng có một nút hạt nhân, nhưng nó lớn hơn và uy lực hơn nhiều so với của ông ấy, và nút của tôi hoạt động!".
Và những bông pháo hoa tung bay trên bầu trời Năm Mới đã che mờ một sự chuyển đổi quan trọng chứa đựng trong ngôn từ của lãnh đạo Triều Tiên - rằng ông coi kế hoạch vũ khí hạt nhân đã hoàn tất. Vào tháng 4, ông biến điều đó thành chính sách, dừng thử nghiệm vũ khí và đặt phát triển kinh tế lên vị trí số 1.
Kinh tế
Kể từ khi làm sống lại truyền thống của ông nội là đích thân đưa ra thông điệp năm mới từ năm 2013, các bài phát biểu của ông Kim Jong Un thường nêu bật "những thành tựu đáng tự hào" và "những chiến thắng kỳ diệu" trong phát triển kinh tế.
Những gì Chủ tịch Triều Tiên đề cập vào thứ Ba tuần tới (1/1/2019) sẽ được theo dõi sát sao để dự đoán tình hình 12 tháng sau đó, rằng ông có sẵn sàng thỏa hiệp với Tổng thống Trump và giành được sự tiếp cận lớn hơn đối với các nguồn vốn nước ngoài hay không.
Trọng tâm đặt vào tăng trưởng trong bài phát biểu năm 2014 - với "kinh tế" và "xây dựng" là hai từ được nhắc đi nhắc lại nhiều nhất – xác nhận cam kết của Kim Jong Un đặt phát triển kinh tế ngang tầm với chương trình hạt nhân.
Bài phát biểu năm 2016 đẩy mạnh hơn nữa "byongjin" - chiến lược phát triển song song. "Chúng ta sẽ tập trung mọi nỗ lực vào xây dựng một nền kinh tế lớn nhằm mang lại một bước ngoặt mới trong phát triển kinh tế đất nước và cải thiện mức sống của người dân", ông nói. Và sau đó chưa đầy một tuần, Triều Tiên tuyên bố lần đầu thử nghiệm thành công bom khinh khí.
Nới lỏng cấm vận
Cách thức Kim Jong Un xử lý các đòn cấm vận quốc tế do Mỹ đứng đầu nhằm vào Triều Tiên sẽ cho thấy mức độ ông bất bình với Tổng thống Trump. Trong bài phát biểu năm ngoái, ông dành sự nổi bật khác thường cho chủ đề này, 3 lần nhắc đến "cấm vận", thậm chí nói rằng chúng đe dọa sự tồn vong của đất nước.
Ngân hàng trung ương Hàn Quốc sau đó dự đoán tổng sản phẩm quốc nội của Triều Tiên thu nhỏ 3,5% so với năm trước đó.
Những tháng gần đây, Kim Jong Un tăng cường chỉ trích chính sách của Mỹ tiếp tục cấm vận cho đến khi Bình Nhưỡng có những bước đi cụ thể hơn hướng tới phi hạt nhân hóa. Hồi tháng 11, ông cáo buộc các hạn chế kinh tế "xấu xa" đã kìm hãm sự phát triển của Triều Tiên.
Hàn Quốc
Trong bài phát biểu năm ngoái, Kim Jong Un khẳng định 2018 sẽ là năm của ngoại giao thay vì xung đột. Tín hiệu rõ ràng nhất là ông đề nghị cử một đoàn đại biểu sang Hàn Quốc thảo luận tham gia Thế vận hội Mùa Đông.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In lập tức chớp cơ hội, sắp xếp một loạt các cuộc hội đàm mà kết quả đỉnh điểm là đoàn Triều Tiên với sự góp mặt của em gái Kim Jong Un đã tới dự ngày hội thể thao này. Sau đó, ông Moon tiếp tục giữ một vai trò then chốt trong dàn xếp cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử Mỹ - Triều ở Singapore vào tháng 6 và nỗ lực hòa giải giữa hai bên khi đàm phán ngưng trệ.
Thái độ của Kim Jong Un đối với nhà lãnh đạo Hàn Quốc trong bài phát biểu năm 2019 được đánh giá sẽ là chỉ dấu cho chiến lược của ông trong các cuộc đàm phán tương lai.
Hiện tại, quan hệ Triều – Hàn đang tiến triển tốt đẹp, với bước đột phá về một dự án đường sắt chung. Tuy nhiên, giữa hai nước vẫn tồn tại nhiều bất đồng, trong đó có việc Tổng thống Moon chưa có được chuyến thăm của Kim Jong Un tới Seoul vào cuối năm 2018 như hứa hẹn.
Thanh Hảo
Những thay đổi ngoạn mục của Kim Jong Un trong năm 2018
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã có một năm 2018 với nhiều thay đổi ngoạn mục nhằm bình thường hóa quan hệ của Triều Tiên với thế giới bên ngoài.
Hình ảnh Triều Tiên tưởng niệm ngày mất của cha Kim Jong Un
Người dân Triều Tiên đang có các hoạt động kỷ niệm 7 năm ngày mất của cố Chủ tịch Kim Jong Il, cha của nhà lãnh đạo Kim Jong Un.
Những nước cờ ngoạn mục thay đổi Triều Tiên của Kim Jong Un
Ông Kim Jong Un lên nắm quyền ở Triều Tiên cuối năm 2011 sau khi cha ông qua đời. Khi đó, ông còn rất trẻ, đang ở độ tuổi 20 và có rất ít kinh nghiệm lãnh đạo.
'Kim Jong Un vẫn mở rộng hoạt động hạt nhân'
Tổ chức giám sát nguyên tử Liên Hợp Quốc cho rằng rất ít bước tiến đạt được hướng tới phi hạt nhân hóa hoàn toàn trên bán đảo Triều Tiên kể từ hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim hồi tháng 6.
Chân dung 'chính thức đầu tiên' của Kim Jong Un
Bức vẽ được cho là tấm chân dung chính thức đầu tiên của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã xuất hiện vào đầu tuần này nhân dịp chuyến thăm của Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel.