-Sáng nay, Ban Tuyên giáo TP.HCM cùng với Sở Thông tin và Truyền thông và Hội Nhà báo TP.HCM đã tổ chức buổi tọa đàm "Đạo đức nghề nghiệp người làm báo trong giai đoạn hiện nay".

Phát biểu khai mạc buổi tọa đàm, ông Mã Diệu Cương, Chủ tịch Hội Nhà báo TPHCM, đánh giá, báo chí đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần đưa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Bên cạnh đó, báo chí là kênh thông tin quan trọng giúp lãnh đạo TP kịp thời nắm bắt nguyện vọng, nhu cầu của người dân góp phần cho công tác quản lý hiệu quả.

{keywords}
Ông Mã Diệu Cương, Chủ tịch Hội Nhà báo TP.HCM

Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, một số người làm báo còn mắc các khuyết điểm, sai lầm.

Mục đích buổi tọa đàm, nhằm tạo diễn đàn để nhà quản lý, cơ quan chủ quản báo chí, cơ quan báo chí và những người làm báo có điều kiện trao đổi về đạo đức trong giai đoạn làm báo hiện nay.

Tại buổi tọa đàm, nguyên Phó Bí thư Thành ủy, nguyên Chủ tịch HĐND TP.HCM Phạm Phương Thảo cho hay, báo chí thời đại công nghệ có nhiều điều kiện để phát triển nhưng cũng chịu nhiều thách không nhỏ từ mạng xã hội và sự phát triển của công nghệ.

{keywords}

Nguyên Phó Bí thư Thành ủy, TP.HCM Phạm Phương Thảo

“Thông tin nhiều chiều trên mạng nhưng không dễ sàng lọc, kiểm chứng. Điều kiện làm việc tốt hơn nhưng cũng dễ tạo cảm giác chủ quan và có thể gây ra những bệnh nghề nghiệp khó lường”, bà Thảo nói.

Cùng vấn đề này, ông Lê Tiền Tuyến, Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn giải phóng cho rằng, mạng xã hội ngày càng phát triển đã đưa báo chí vào cuộc đua khốc liệt trong việc cạnh tranh thông tin.

Đồng thời, cũng không thể phủ nhận mạng xã hội với nguồn tin đa dạng, bao phủ khắp nơi là công cụ để báo chí khai thác, phát hiện nhiều vấn đề nóng bạn đọc quan tâm.

“Tuy nhiên việc săn tin, đưa tin theo mạng xã hội một cách thiếu kiểm chứng, nhất là những người làm báo trẻ và một số tờ báo điện tử làm rối loạn thông tin”, ông Tuyến cho hay.

{keywords}

Ông Lê Tiền Tuyến, Phó Tổng biên tập báo Sài gòn giải phóng 

Từ đó, theo vị Phó Tổng biên tập, việc kiểm soát của Ban Biên tập cần mạnh mẽ, chặt chẽ sẽ tránh được tình trạng thông tin tô đen, tô hồng, dựng chuyện không có thật và lan truyền thông tin xấu, độc hại.

Phát biểu tại tọa đàm, ông Nguyễn Đức Liên, Trưởng cơ quan đại diện báo VietNamNet tại TP.HCM cho rằng, để báo chí phát triển lành mạnh, trung thực, có uy tín trước hết các lãnh đạo cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản cần nêu cao trách nhiệm trong tổ chức để đảm bảo tờ báo hoạt động đúng mục đích, tôn chỉ và chịu trách nhiệm trước sai phạm.

Ngoài ra, mỗi người làm báo phải luôn xác định được trách nhiệm, ý thức về niềm tự hào nghề nghiệp, lòng tin của bạn đọc dành cho báo chí.

Kết luận tại buổi tọa đàm, bà Thân Thị Thư, Trưởng Ban tuyên giáo TP.HCM cho biết, đối với các cơ quan lãnh đạo, quản lý báo chí, cần tăng cường việc xây dựng các quy định cụ thể, rõ ràng nhằm kiểm soát hoạt động của cơ quan báo chí mình phụ trách, có chế tài nghiêm minh khi xử lý các hành vi vi phạm.

{keywords}

Bà Thân Thị Thư, Trưởng Ban tuyên giáo TP.HCM kết luận tại buổi tọa đàm

Cùng với đó, cần tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của báo chí; xử lý nghiêm và kịp thời những biểu hiện tiêu cực, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, xa rời tôn chỉ, mục đích trong các cơ quan báo chí.

Rút phạt, xin lỗi BS Truyện nếu không có thêm bằng chứng

Rút phạt, xin lỗi BS Truyện nếu không có thêm bằng chứng

Bộ trưởng TT&TT nhấn mạnh, những gì BS Hoàng Công Truyện nói chưa đủ căn cứ quy kết xúc phạm nhân phẩm, danh dự. 

Thu hồi thẻ nhà báo nguyên Phó TBT Báo Thời báo Mê Kông

Thu hồi thẻ nhà báo nguyên Phó TBT Báo Thời báo Mê Kông

Ngày 13/10/2017, Bộ TT&TT đã ra quyết định thu hồi thẻ nhà báo của ông Hồ Minh Sơn, công tác tại Báo Thời báo Mê Kông.

Phát động cuộc thi báo chí viết về tấm gương "Dân vận khéo"

Phát động cuộc thi báo chí viết về tấm gương "Dân vận khéo"

Buổi lễ phát động cuộc thi báo chí viết về tấm gương "Dân vận khéo" giai đoạn 2017-2020 được tổ chức vào sáng 13/10, tại trụ sở Ban Dân vận Trung ương.

Việt Nam cần một kịch bản để phát triển Cách mạng Công nghiệp 4.0

Việt Nam cần một kịch bản để phát triển Cách mạng Công nghiệp 4.0

Nền móng của kịch bản này sẽ cần đến sự chung tay của ba bộ chính yếu là Bộ Thông tin & Truyền thông, Bộ Giáo dục và Bộ Khoa học & Công nghệ.

Văn Bình