Chính quyền của Tổng thống Muammar
Gaddafi đang đối mặt với thách thức lớn chưa từng có trong 41 năm cầm quyền khi
số người chết vì bất ổn trong 7 ngày qua lên tới 400 người.
TIN LIÊN
QUAN:
Libya "nguy cơ nội chiến"
Thêm máu đổ ở Trung Đông và Bắc
Phi
Trung Đông "sốt" biểu tình, có thêm
người chết
Toàn cảnh khủng hoảng Ai Cập
Tổng thống Gaddafi đã lên truyền hình sớm
nay (22/2) nhằm chứng tỏ rằng ông vẫn là người lãnh đạo đất nước trong bối cảnh
nhiều quan chức chính phủ cả ở trong và ngoài nước đã từ chức, các phi công quân
sự đào ngũ và một cuộc trấn áp đẫm máu nhằm vào người biểu tình ở thủ đô
Tripoli, nơi nhiều xe cộ và tòa nhà bị đốt cháy.
Lấy cảm hứng từ các phong trào phản đối ở Tunisia và Ai Cập vốn đã hạ bệ
được tổng thống hai nước này, hàng nghìn người biểu tình ở Libya đã bắt đầu làn
sóng chống lại Tổng thống Gadhafi.
Các nhà
lãnh đạo thế giới đã bày tỏ sự giận dữ về "các kiểu đàn áp dữ dội" nhằm vào
người biểu tình ở Libya.
Xuất hiện chưa đầy một phút trên truyền hình,
Gadhafi ngồi trong xe, đằng trước dinh thự của ông
và trả lời một người phỏng vấn rằng ông muốn tới Quảng trường Xanh (Green
Square) ở thủ đô để nói chuyện với những người ủng hộ nhưng do trời mưa nên ông
không thể làm việc đó.
"Tôi ở đây để chứng minh tôi vẫn ở Tripoli chứ
không phải ở Venezuela", Gadhafi nói, phủ nhận thông tin báo chí rằng ông đã rời
khỏi Libya. Hình ảnh và lời bình kéo dài chưa đầy một phút, không giống kiểu
thông thường của Gadhafi, người hay phát biểu dài dông dài hàng giờ đồng hồ.
Trong khi đó, lực lượng dân quân ủng hộ Gadhafi đã di chuyển quanh
Tripoli với loa phóng thanh yêu cầu người dân không rời khỏi nhà. Lực lượng an
ninh vẫn nỗ lực kiềm chế làn sóng bất ổn vốn đã lan qua các khu vực thuộc miền
đông đất nước tới đất thủ đô 2 triệu dân này.
Bạo lực lan tràn
Đài Truyền hình
Al-Arabiya, trụ sở ở Dubai, dẫn lời nhân chứng đưa
tin, các vụ đụng độ chết người ở Tripoli đã cướp mạng sống của 160 người trong
ngày hôm qua (21/2). Đài này cho biết, lực lượng an ninh Libya đã dùng lựu đạn
cầm tay giải tán người biểu tình. Không lực Libya thì bỏ bom đám đông khi họ
đang trên đường tới một căn cứ thuộc về quân đội. Liên lạc dường như bị cắt đứt
và các cuộc điện thoại từ bên ngoài Libya vào trong nước này không thực hiện
được.
Đêm qua, người biểu tình đã cướp phá trụ sở của đài truyền hình
quốc gia và phóng hỏa các tòa nhà chính phủ ở Tripoli. Các thành phố
Al-Bayada, Ajdabiya, Darnah, và Tobruk cũng chứng
kiến bạo lực bùng nổ.
Trước đó, trong một
bài phát biểu trên truyền hình, con trai Tổng thống Muammar Gaddafi, Seif al-Islam, cảnh báo
rằng cha ông sẽ chiến đấu đến cùng và ông sẽ không bao giờ đầu hàng. "Chúng tôi
sẽ chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, đến người lính cuối cùng", Saif al-Islam tuyên bố.
Các nhân chứng cho hay, phần lớn
Trioli không hoạt động trong ngày hôm qua, với các trường học, văn phòng chính
phủ và các cửa hiệu đóng cửa, ngoại trừ vài quầy bánh mì.
Có tin Bộ trưởng Tư pháp Libya Mustafa
Abdel-Jalil vừa từ chức để phản đối "việc sử dụng bạo lực quá mức" chống lại
người biểu tình không vũ trang. Trước đó, các thông tin cho biết một số đại sứ
của Libya ở nước ngoài đã bỏ việc.
Cựu đại sứ Libya ở Liên đoàn Ảrập tại
Cairo, Abdel-Moneim al-Houni, đã từ chức hôm 20/2 để ủng hộ người biểu tình, đòi
Gadhafi và các trợ tá phải hầu tòa vì "giết người hàng loạt ở Libya". Một quan
chức Libya ở Trung Quốc, Hussein el-Sadek el-Mesrati, nói trên đài Al-Jazeera:
"Tôi không làm đại diện cho một chính phủ của Mussolini và Hitler nữa".
Phản ứng của quốc tế
Từ Washington, Ngoại trưởng Hillary Rodham
Clinton kêu gọi ông Gadhafi hãy "chấm dứt cuộc máu đổ không chấp nhận được" và
nói rằng thế giới đang lo lắng theo dõi sát sao các diễn biến. "Chúng tôi cùng
với cộng đồng quốc tế lên án mạnh mẽ bạo lực ở Libya", trích thông điệp của bà
Clinton.
Thủ tướng Anh David Cameron, người đang ở thăm Ai Cập, gọi
cuộc trấn áp ở Libya là "kinh khủng". "Chính quyền đang dùng các kiểu trấn áp dữ
dội nhất chống lại những người dân mong muốn thấy đất nước mình tiến bộ", ông
nói.
Thanh Hảo (Theo AP, THX)