- Góp ý dự thảo luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi) tại hội nghị ĐBQH chuyên trách chiều nay, Phó viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hải Phong lưu ý tình trạng xin lỗi người bị oan sai: “Bắt thì hoành tráng nhưng xin lỗi làm oan công khai chưa đầy 2 phút”.

Phó viện trưởng VKSND Tối cao cho rằng, các cơ quan tố tụng làm sai không dũng cảm nhận cái sai nên luật phải cụ thể, bắt phải công khai xin lỗi.

{keywords}
Phó viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hải Phong

“Ngay cả lời văn xin lỗi cũng không có văn hóa tố tụng. Do vậy, nên có thiết chế về lời xin lỗi”, ông Phong đề nghị. 

Cùng quan tâm đến việc công khai xin lỗi người bị oan sai, ĐB Nguyễn Thị Thủy, ủy viên thường trực UB Tư pháp chưa đồng tình với việc vẫn giữ nguyên quy định cũ, nghĩa là người bị oan phải có yêu cầu thì mới tổ chức xin lỗi công khai.

“Ngay khi có văn bản xác định bị oan thì Nhà nước phải xin lỗi phục hồi nhân phẩm cho người bị oan. Bởi thực tế là người thực thi công vụ làm oan cho dân”, bà Thuỷ nhấn mạnh.

Tranh luận lại giải thích của ban soạn thảo cho rằng trong trường hợp người bị oan chưa có yêu cầu, nếu nhà nước chủ động công khai xin lỗi thì có thể ảnh hưởng đến quyền nhân thân”, ĐB Thủy nói: “Đó là điều không thể hiểu được”.

Dẫn vụ ông Hàn Đức Long bị kết tội oan là giết người và hiếp dâm trẻ em, ĐB Thủy đặt câu hỏi: “Nếu ông ấy không yêu cầu xin lỗi công khai mà Nhà nước xin lỗi thì ảnh hưởng gì đến quyền nhân thân của ông ấy?”.

{keywords}

ĐB Nguyễn Thị Thủy, ủy viên thường trực UB Tư pháp 

Bà cũng đề nghị luật quy định kể từ khi có văn bản thừa nhận người bị oan, trong vòng 10 ngày cơ quan làm oan phải xin lỗi công khai người bị oan trừ trường hợp người bị oan yêu cầu không cần xin lỗi.

“Nếu dân làm sai với nhau thì Nhà nước bắt dân phải xin lỗi nhau. Còn Nhà nước làm oan thì lại có yêu cầu mới xin lỗi, quy định này cần phải được cân nhắc”, bà Thuỷ đề nghị.

Bồi thường cho cả thân nhân người bị oan

Phó chủ nhiệm UB Pháp luật Hoàng Thanh Tùng đề nghị, trường hợp áp dụng biện pháp ngăn chặn giữ người trong trường hợp khẩn cấp trong hoạt động tố tụng hình sự, sau này kết luận người đó bị oan sai thì phải được bồi thường.

{keywords}

Phó chủ nhiệm UB Pháp luật Hoàng Thanh Tùng

Theo ĐB Tùng, hiện nay việc áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính trái pháp luật được bồi thường, còn trong trường hợp giữ người khẩn cấp trong hoạt động tố tụng hình sự không được bồi thường.

Như vậy nghĩa là hành chính được bồi thường mà hình sự không được bồi thường thì không được. Cho nên việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp về sau xác định là oan sai thì phải được bồi thường để phù hợp với bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

Chỉ ra quy định hiện nay chỉ bồi thường cho người thân của người bị oan trong trường hợp người bị oan chết là không thỏa đáng. Bởi thực tế người thân thích của người bị oan có bị tổn thất về tinh thần, tổn hại sức khỏe rất nhiều.

Vì vậy ĐB Tùng cũng đề nghị, bồi thường cho cả người thân của người bị oan.

“Luật cần xem xét bổ sung việc bồi thường về mặt tinh thần cho người thân của người bị oan, còn mức bồi thường là một khoản chung bằng 1/2 hay 1/3 khoản giải quyết cho người bị oan”, ông Tùng kiến nghị.

Oan chục năm, xin lỗi 2 phút dân thấy hình thức

Oan chục năm, xin lỗi 2 phút dân thấy hình thức

Chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Nga đặt ra một loạt vấn đề trong bồi thường oan sai khi thảo luật dự thảo luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước sửa đổi.

Xin lỗi cụ ông mang án oan xuyên 2 thế kỷ

Xin lỗi cụ ông mang án oan xuyên 2 thế kỷ

Cơ quan tiến hành tố tụng mong ông Trần Văn Thêm chấp nhận lời xin lỗi và tha thứ vì đã gây oan sai.

Vụ Huỳnh Văn Nén: Hứa không để ai bị án oan nữa

Vụ Huỳnh Văn Nén: Hứa không để ai bị án oan nữa

"Chúng tôi thừa nhận sai sót, xin chịu hoàn toàn trách nhiệm".

 

Thu Hằng