- Với đa số phiếu phủ quyết, việc chủ tịch HĐQT Trần Anh Tú mong muốn rời ghế TGĐ đã không được thông qua. Và điều này có nghĩa “quả bom” giữ nhiều chức vụ của bầu Tú vẫn chưa được gỡ, đồng thời đẩy VPF đứng trước nhiều thách thức trong tương lai...
Quả bom hẹn giờ...
Trong phần trao đổi với truyền thông ở cuộc họp trao đổi định kỳ V-League 2018, bầu Tú đã rất thẳng thắn khẳng định sẽ không từ bỏ chức vụ TGĐ VPF dù “ V-League là giải đấu tôi vừa chân ướt chân ráo bước vào, mà đã bị “đánh” dữ dội. Tôi không hiểu vì sao mình lại bị “đánh” như vậy”
Bị “đánh” đến đâu thì chưa có hồi kết, nhưng rõ ràng việc bầu Tú “ôm show” quá nhiều chức vụ đã khiến nhiều người không thực sự thuận mắt. Mà cụ thể hơn, phản pháo căng nhất vẫn là bầu Đức trong suốt thời gian qua.
Bầu Tú (thứ 2 từ trái qua) đang ngồi rất nhiều ghế để được ví như "bom nổ chậm tại VPF" |
Cũng chính bởi không nhận được sự đồng thuận của nhiều người trong giới, nên việc bầu Tú vẫn quyết ôm nhiều ghế (thông qua những lá phiếu của HĐQT) rõ ràng thực đang trở thành một quả bom nổ chậm tại VPF.
Ví von như thế không phải là quá đáng, bởi V-League hay giải hạng Nhất mới chỉ bắt đầu, phía trước còn rất nhiều vấn đề tồn đọng lẫn phát sinh cần phải giải quyết. Và khi không thể làm tốt công việc rõ ràng mũi dùi sẽ tiếp tục chĩa vào bầu Tú chứ khó có thể xoa tay bỏ qua.
Điển hình và cũng mới nhất là việc trọng tài Dương Ngọc Tân của giải hạng Nhất đột tử vì lỗi quy trình khám sức khoẻ mà VPF không thể đứng ngoài về trách nhiệm là ví dụ không thể cụ thể hơn với sức ép dành cho bầu Tú trong lần đầu từ futsal sang bóng đá.
Tương lai nào cho VPF?
Sau 4 tháng ngồi ghế nóng ở VPF với 2 vị trí quyền lực nhất: chủ tịch HĐQT và VPF, bầu Tú làm được gì cho BĐVN hay cụ thể hơn là V-League 2018?
Hơi khó để trả lời, vì chưa có thước đo cụ thể, trong khi lại nảy sinh những chuyện gây nhiều hiểu lầm về một số vấn đề của VPF khoá trước.
Bởi kể từ khi bầu Tú giữ chức chủ tịch HĐQT, kiêm TGĐ, trưởng ban điều hành V-League hầu như chỉ thấy nhiều sự tranh cãi |
Dấu ấn lớn nhất kể từ khi ông Trần Anh Tú ngồi lên những chiếc ghế nóng tại VPF có lẽ là câu chuyện bất tận về... những chiếc ghế mà ông bầu của futsal Việt Nam đã, đang và sẽ ngồi ở thì tương lai.
Người ta có thể tự hào về một V-League 2018 đang có những dấu hiệu chuyển biến tích cực về khán giả, nhưng thực tế đây không hẳn là công của bầu Tú sau khi ngồi ghế chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ, kiêm luôn trưởng ban điều hành giải đấu mà đến từ hiệu ứng U23.
Còn V-League đã khởi sắc, nhưng vẫn đang đối mặt với nhiều vấn đề không mới |
V-League 2018 mới chỉ khởi tranh vài vòng đấu, nhưng như đã nói pháo sáng vẫn nổi lên, sân bãi vẫn chưa cải thiện được quá nhiều với hàng loạt mặt sân chẳng khác gì mặt ruộng, trong đó điển hình là Lạch Tray của "phó tướng" Trần Mạnh Hùng. Hay câu chuyện về trọng tài cũng đã nhen nhóm với vài phản ứng từ sân Cần Thơ thì nói hay có sớm quá?
Và khi chủ tịch HĐQT, TGĐ kiêm trưởng ban điều hành V-League vẫn đang bận bịu nhiều việc thì để mong giải đấu cao nhất Việt Nam thành công hơn nhiệm kỳ của những người đi trước tại VPF, mà cụ thể hơn là bầu Thắng không phải chuyện dễ dàng.
Bầu Tú có thể rất giỏi quản lý, và điều hành mọi thứ theo ý mình muốn, đồng thời đưa mọi thứ đến với thành công. Nhưng ít nhất, với những gì đang diễn ra, sự khả quan và tốt đẹp còn là chặng đường dài đầy thách thức, đặc biệt khi "quả bom" chưa gỡ ngòi nổ.
Xuân Mơ
Bầu Tú "bỏ" bớt 2 chức vụ ở VPF
Ông Trần Anh Tú sẽ sớm rời vị trí TGĐ VPF, trưởng ban điều hành V-League 2018 trong thời gian tới, và chỉ đảm đương chức vụ duy nhất tại Cty này là chủ tịch HĐQT
V-League 2018: "Khai tử" Trưởng giải, bầu Tú nhận thêm “ghế nóng”
Ghế Trưởng giải V-League bị khai tử, thay vào đó là Ban điều hành do chính Chủ tịch HĐQT VPF Trần Anh Tú đóng vai chính.
VPF chưa thu được 1 xu bản quyền truyền hình
Tân Chủ tịch HĐQT công ty cổ phần bóng đá Việt Nam (VPF) Trần Anh Tú có những chia sẻ thẳng thắn về kế hoạch tìm tài trợ cho V-League mùa giải 2018, sau khi Toyota rút lui.
V-League 2018 bỗng nóng bản quyền: Ai phá ai?
Trong lúc mọi người chờ đợi hiệu ứng U23 Việt Nam mang đến V-League 2018 thì bất ngờ VPF làm chuyện lạ, có thể khiến người hâm mộ không được xem giải đấu trên VTV...