{keywords}
Từ trái sang phải: Bà Lynn Hoàn - Giám đốc Binance Đông Nam Á, ông Jerome Modolo - Giám đốc FPT Software Pháp, ông David Princay - Giám đốc Binance Pháp, bà Gwendolyn Regina - Giám đốc đầu tư BNB Chain thảo luận về vấn đề Blockchain thúc đẩy làn sóng đầu tư và đổi mới sáng tạo tại Việt Nam.

Bên lề sự kiện Binance Blockchain Week Paris 2022, ngày 16/9, toạ đàm “Tận dụng sức mạnh Blockchain để thúc đẩy làn sóng đầu tư và đổi mới sáng tạo Việt Nam” do Binance tổ chức diễn ra tại Station F của Pháp đã thảo luận nhiều vấn đề về kinh tế số của Việt Nam.

Station F đang là vườn ươm startup lớn nhất thế giới, đi vào hoạt động từ tháng 6/2017 với mục tiêu đưa Paris trở thành nơi hội tụ của đổi mới sáng tạo và công nghệ cao.

Sau 5 năm hoạt động, Station F đã quy tụ hàng nghìn startup của Pháp và quốc tế. Trong đó có 100 công ty, tổ chức công nghệ lớn đến từ 21 quốc gia khác nhau. Ở đây cũng có văn phòng của nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới như: Microsoft, Facebook, Naver, Binance…

Bà Lynn Hoàng, Giám đốc Binance Đông Nam Á cho biết chuyển đổi số, kinh tế số là một trong những vấn đề ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam. Từ chiến lược đến hành động, Việt Nam đang cho thấy quyết tâm của mình trong việc nắm bắt xu hướng chung của thế giới.

“Trong năm 2021, nền kinh tế số của Việt Nam đã cán mốc 21 tỷ USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm ngoái, đóng góp hơn 5% vào GDP của đất nước. Dự kiến đạt 57 tỷ USD năm 2025, đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á, tốc độ tăng trưởng khoảng 29% một năm”, bà Lynn Hoàng dẫn các báo cáo về kinh tế số của Việt Nam.

Trong lĩnh vực đầu tư mạo hiểm, Việt Nam cũng thu hút nguồn vốn kỷ lục với 1,4 tỷ USD trong năm 2021, so với 451 triệu USD năm 2020. Tổng số thương vụ cũng tăng đáng kể lên 165 vào năm 2021, tăng 57% so với năm 2020. Đáng chú ý, năm 2021, Việt Nam chào đón sự ra đời của hai kỳ lân mới: Sky Mavis với định giá gần 3 tỷ USD và MoMo trị giá hơn 2 tỷ USD.

Giám đốc Binance Đông Nam Á cho rằng Việt Nam đang đứng trước cánh cửa lịch sử khi nhanh chóng nắm bắt công nghệ mới và tạo ra dòng chảy mới cho nền kinh tế. Một trong những công nghệ nổi bật trong thời gian gần đây là Blockchain. Người Việt không chỉ làm ra những sản phẩm chất lượng cao mà còn dẫn dắt nhiều xu hướng mới của thế giới trong lĩnh vực GameFi, DeFi. Báo cáo về Chỉ số chấp nhận tiền điện tử toàn cầu (GCAI) 2022 do Chainalysis vừa công bố cho thấy Việt Nam đã hai năm liên tiếp nằm trong top đầu bảng xếp hạng.

Đó là những tín hiệu đáng mừng. Nhưng để công nghệ mới như blockchain có thể tiếp tục đóng góp nhiều hơn nữa cho nền kinh tế, Việt Nam cần có những chính sách phù hợp và những bài học từ những quốc gia đi trước để có thể xây dựng được một hệ sinh thái bền vững, có tầm ảnh hưởng lớn trong khu vực và tiếp tục vươn ra toàn cầu một cách mạnh mẽ.

Ông Jerome Modolo, Giám đốc FPT Software Pháp cho rằng, Việt Nam đang có nhiều lợi thế về nhân sự, cơ sở hạ tầng và tinh thần đổi mới sáng tạo cao. Blockchain đang mang lại nhiều giá trị cho nền kinh tế, xã hội nhưng công nghệ này vẫn còn quá mới, cần được nhiều người biết đến hơn.

 “Ở FPT, chúng tôi đặc biệt trú trọng đến giáo dục, đây sẽ là nền tảng quan trọng để mọi người có thể cùng tham gia vào những xu hướng công nghệ mới một cách an toàn, hiệu quả”, ông Jerome nói.

Giám đốc FPT Software Pháp cho biết những năm 60 của thế kỷ trước, Pháp từng có nhiều người giỏi nhưng họ không thể phát huy hết tiềm năng của mình do thiếu không gian về đổi mới sáng tạo.

"Chúng tôi đã nhận ra điểm yếu của mình và đang tập trung để tận dụng những cơ hội mới mà công nghệ đem lại. Web 3 là một cơ hội để chúng tôi làm lại từ đầu. Việt Nam cũng đang có nhiều lợi thế tương tự. Với tiềm năng hiện tại, Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành nền kinh tế mới của khu vực châu Á Thái Bình Dương. Các bạn đang có lợi thế đi đầu nên cần có một chiến lược riêng, hướng đi riêng mà không thể tìm thấy ở đâu. Các bạn đang có vị thế là người dẫn dắt, cần chấp nhận đổi mới sáng tạo, có luật chơi công bằng và đầu tư nghiêm túc cho nghiên cứu phát triển.", ông Jerome chia sẻ thêm.

Nguyễn Thái

 

Lần đầu tổ chức Diễn đàn quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số

Lần đầu tổ chức Diễn đàn quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số

Diễn đàn quốc gia về phát triển kinh tế số và xã hội số năm 2022 sẽ được Bộ TT&TT tổ chức trong quý III tại Hà Nội và kết nối trực tuyến tới các địa phương.