600 cán bộ cấp chiến lược: 3 độ tuổi, có đặc thù
600 cán bộ cấp chiến lược gồm các ủy viên TƯ, ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, bộ trưởng, thứ trưởng, bí thư, chủ tịch tỉnh...
Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai vừa thay mặt Bộ Chính trị ký quyết định thành lập đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị năm 2023.
Theo đó, Bộ Chính trị thành lập đoàn kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác cán bộ theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết số 26 ngày 19/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Phước, các Ban cán sự đảng: Bộ Nội vụ; Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
Đoàn kiểm tra gồm có 9 thành viên do Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc làm trưởng đoàn, Phó đoàn là Phó Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Thái Học.
7 thành viên còn lại là một số vụ trưởng thuộc Ban Nội chính Trung ương, Ban Dân vận Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, Ban Tổ chức Trung ương, Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Đoàn kiểm tra có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, tổ chức kiểm tra theo quy trình kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Đoàn kiểm tra báo cáo kết quả kiểm tra Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Phước, các Ban cán sự đảng: Bộ Nội vụ; Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch trình Bộ Chính trị (qua Ủy ban Kiểm tra Trung ương) trong quý 4.
Đoàn kiểm tra tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Nghị quyết số 26 nêu rõ mục tiêu cụ thể theo từng mốc thời gian. Trong đó, mục tiêu đến năm 2020 có nhấn mạnh đến việc hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực; kiên quyết xóa bỏ tệ chạy chức, chạy quyền; ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong cán bộ, đảng viên.
Đây cũng là mốc thời gian thực hiện đẩy mạnh thực hiện chủ trương bố trí bí thư cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện không là người địa phương; hoàn thành việc xây dựng vị trí việc làm và rà soát, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ các cấp gắn với kiện toàn tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Mục tiêu đến năm 2025, cơ bản bố trí bí thư cấp ủy cấp tỉnh không là người địa phương và hoàn thành ở cấp huyện; đồng thời khuyến khích thực hiện đối với các chức danh khác; xây dựng được đội ngũ cán bộ các cấp đáp ứng tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và khung năng lực theo quy định.
Mục tiêu đến năm 2030: Xây dựng được đội ngũ cán bộ các cấp chuyên nghiệp, có chất lượng cao, có số lượng, cơ cấu hợp lý, bảo đảm sự chuyển giao thế hệ một cách vững vàng; Cơ bản xây dựng được đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là cấp chiến lược ngang tầm nhiệm vụ.
Trong đó, cán bộ cấp chiến lược có trên 15% dưới 45 tuổi; từ 40 - 50% đủ khả năng làm việc trong môi trường quốc tế (đối với quân đội, công an có quy định riêng của Bộ Chính trị). Đồng thời phải có cán bộ nữ trong cơ cấu ban thường vụ cấp ủy và tổ chức đảng các cấp; tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp đạt trên 35%...
600 cán bộ cấp chiến lược gồm các ủy viên TƯ, ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, bộ trưởng, thứ trưởng, bí thư, chủ tịch tỉnh...
VietNamNet trò chuyện với PGS.TS Vũ Văn Phúc, Phó chủ tịch chuyên trách Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng TƯ, nguyên Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản.
Sáng nay, Bộ Nội vụ tổ chức hội thảo khoa học “Giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược theo tinh thần nghị quyết số 26 TƯ7”.