Bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học: Nức lòng triệu công chức, viên chức
Những ngày gần đây, trên các mặt báo thường xuyên đưa thông tin về việc Bộ Nội Vụ xóa bỏ chứng chỉ ngoại ngữ - tin học đối với công chức hành chính.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng vừa ban hành Thông tư 13 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức biên tập viên, phóng viên, biên dịch viên, đạo diễn truyền hình thuộc chuyên ngành thông tin và truyền thông.
Điểm mới của thông tư này là từ ngày 10/10/2022, trong tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của viên chức phóng viên, biên tập viên ở cả ba hạng (I, II, III) không còn chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.
Thay vào đó là cả biên tập viên và phóng viên phải có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Riêng chức danh biên dịch viên bắt buộc phải có bằng tốt nghiệp đại học ngoại ngữ trở lên. Trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học ngành khác thì phải có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ tương đương bậc 5 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam trở lên phù hợp với vị trí việc làm.
Thông tư cũng quy định rõ, biên tập viên ngoài các tiêu chuẩn bằng cấp như tốt nghiệp đại học chuyên ngành báo chí, xuất bản; bằng cấp về lý luận chính trị còn phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành biên tập viên hoặc có chứng chỉ hành nghề biên tập viên (đối với biên tập viên lĩnh vực xuất bản).
Trường hợp biên tập viên có bằng tốt nghiệp đại học khác ngành báo chí, xuất bản thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng về nghiệp vụ báo chí, xuất bản do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp ngành báo chí, xuất bản.
Tương tự với phóng viên cũng phải có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành phóng viên.
Trường hợp phòng viên có bằng tốt nghiệp đại học khác ngành báo chí thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng về nghiệp vụ báo chí do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp ngành báo chí.
Thông tư cũng có một điều khoản chuyển tiếp quy định rõ, chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thông tin và truyền thông đã cấp có giá trị sử dụng tương đương với chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành tương ứng quy định tại thông tư này.
Viên chức đã được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp biên tập viên, phóng viên, biên dịch viên, đạo diễn truyền hình thuộc chuyên ngành thông tin và truyền thông và đã hoàn thiện tiêu chuẩn chức danh theo quy định của pháp luật trước ngày thông tư này có hiệu lực thi hành thì được xác định là đáp ứng quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức tương ứng.
Viên chức đã được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp biên tập viên, phóng viên, biên dịch viên, đạo diễn truyền hình thuộc chuyên ngành thông tin và truyền thông theo quy định của pháp luật trước ngày thông tư này có hiệu lực thi hành nhưng chưa hoàn thiện tiêu chuẩn chức danh thì cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quản lý, sử dụng viên chức có trách nhiệm tạo điều kiện để viên chức bổ sung những tiêu chuẩn còn thiếu tương ứng theo quy định tại thông tư này.
Đối với các cơ quan, đơn vị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đề án, kế hoạch tổ chức thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức biên tập viên, phóng viên, biên dịch viên, đạo diễn truyền hình thuộc chuyên ngành Thông tin và Truyền thông trước ngày thông tư này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục thực hiện theo đề án, kế hoạch đã được phê duyệt cho đến khi kết thúc.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/10/2022.
Những ngày gần đây, trên các mặt báo thường xuyên đưa thông tin về việc Bộ Nội Vụ xóa bỏ chứng chỉ ngoại ngữ - tin học đối với công chức hành chính.
Trao đổi với VietNamNet, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà khẳng định quyết tâm cắt bỏ những chứng chỉ không phù hợp, để giảm gánh nặng đối với công chức, viên chức.
17/66 chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức được Bộ Nội vụ đề xuất cắt giảm chủ yếu thuộc chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ của Bộ Tài chính.
“Chiếc áo không làm nên thầy tu", bằng cấp, chứng chỉ không hoàn toàn phản ánh năng lực thực chất của mỗi người và bản thân các chứng chỉ không có tội tình gì cả.