- Bộ GTVT sẽ yêu cầu Tổng cục Đường bộ VN làm việc với các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án xem xét tìm tên gọi nhằm đảm bảo chuẩn mực của tiếng Việt và phù hợp bản chất nguồn thu.
Trước ý kiến của dư luận về việc Bộ GTVT chuyển từ trạm thu phí sang trạm thu giá, Bộ này vừa có văn bản báo cáo Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình
Bộ GTVT cho rằng, việc chuyển đổi cơ chế quản lý từ phí sang giá có lộ trình cụ thể và được thực hiện theo luật Phí và lệ phí đã được Quốc hội thông qua.
Cụ thể, giai đoạn trước 1/1/2017, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành pháp lệnh Phí và lệ phí số 38/2001, theo đó “Phí sử dụng đường bộ” nằm trong danh mục phí, lệ phí quy định tại pháp lệnh này và do Nhà nước quản lý, ban hành (đối với quốc lộ thuộc thẩm quyền Bộ Tài chính ban hành, đối với đường địa phương thẩm quyền UBND cấp tỉnh ban hành).
Trước thời điểm 1/1/2017, dịch vụ sử dụng đường bộ các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh được quản lý theo cơ chế phí ban hành theo pháp lệnh Phí và lệ phí số 38/2001 và thông tư 159/2013 của Bộ Tài chính.
Trạm thu giá sẽ được đổi tên |
Giai đoạn từ 1/1/2017 đến nay, theo danh mục các sản phẩm, dịch vụ chuyển từ phí sang giá dịch vụ do Nhà nước định giá ban hành kèm theo phụ lục 02 của luật Phí và lệ phí này thì có 17 loại phí được chuyển thành giá sản phẩm, dịch vụ trong đó "phí sử dụng đường bộ" được chuyển đổi thành “giá dịch vụ sử dụng đường bộ của các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh".
Trên cơ sở luật Phí và lệ phí và luật Giá, Chính phủ đã ban hành nghị định số 149/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 177/2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Giá.
Trong đó, khoản 7, điều 1 quy định: Bộ trưởng Bộ GTVT quy định giá tối đa đối với dịch vụ sử dụng đường bộ gồm: quốc lộ, đường cao tốc các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh do trung ương quản lý. UBND tỉnh quy định giá tối đa đối với dịch vụ sử dụng đường bộ do địa phương quản lý các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh.
“Như vậy, kể từ 1/1/2017 dịch vụ sử dụng đường bộ các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh được thực hiện quản lý theo cơ chế giá là phù hợp với luật Phí và lệ phí, luật Giá và nghị định số 149/2016 của Chính phủ”, văn bản khẳng định.
Cũng theo Bộ GTVT, triển khai luật Phí và lệ phí, luật Giá, nghị định số 149/2016 của Chính phủ, Bộ GTVT đã ban hành thông tư 35/2016 quy định mức giá tối đa dịch vụ sử dụng đường bộ các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh do Bộ GTVT quản lý và thông tư 49/2016 quy định về xây dựng, tổ chức và hoạt động của trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ.
Tại các thông tư này đã quy định rõ, đầy đủ “Trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ là nơi thực hiện việc thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ đối với phương tiện tham gia giao thông”.
Tuy nhiên, có một số trường hợp các nhà đầu tư đã sử dụng tên gọi tắt là “trạm thu giá” tạo ra những ý kiến trong dư luận vừa qua.
Bộ GTVT nhận thấy, việc các nhà đầu tư sử dụng tên gọi “trạm thu giá” đã tạo ra những ý kiến bất bình trong dư luận và cần được sửa đổi.
Bộ GTVT sẽ yêu cầu Tổng cục Đường bộ VN làm việc với các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án xem xét tìm tên gọi nhằm đảm bảo chuẩn mực của tiếng Việt và phù hợp với bản chất nguồn thu.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể lý giải gọi phí BOT thành giá
Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết theo nghị định của Chính phủ, xem BOT là 1 sản phẩm của DN nên họ tự định giá, còn phí là mang tính chất của Nhà nước.
Phó Chủ nhiệm UB Kinh tế của QH Nguyễn Đức Kiên: Gọi 'trạm thu giá' vì là luật
Về cách gọi "thu giá", Phó Chủ nhiệm UB Kinh tế của QH Nguyễn Đức Kiên cho rằng, luật đã quy định nó là “thu giá” thì ta gọi nó là “thu giá”.
Thu giá BOT: 'Bộ GTVT đã gây hiểu lầm, hiểu sai'
Về cách gọi “thu giá”, theo ĐB Lê Thanh Vân, Bộ GTVT đã chọn sai ngôn ngữ, mà đã sai thì nên khắc phục.
Bộ trưởng GTVT: Đợi phiên chất vấn sẽ làm rõ tên ‘trạm thu giá’
Bộ trưởng GTVT cho biết, phiên chất vấn tới đây, ông sẽ đăng đàn làm rõ việc chuyển tên “trạm thu phí” thành “trạm thu giá” BOT.
Vũ Điệp