Những ngày đầu tháng 8, liên tiếp nhiều chuyến chi viện cho miền Nam được tổ chức với hàng trăm cán bộ, chiến sĩ các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng.

Sáng nay, tại Lữ đoàn 971, Cục Vận tải, Tổng cục Hậu cần (Hà Nội) diễn ra "lễ xuất quân Bệnh viện dã chiến truyền nhiễm số 5D điều trị bệnh nhân Covid-19 ở TP.HCM và tỉnh Bình Dương".

Thượng tướng Vũ Hải Sản, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết, để ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh, đặc biệt là tại các địa phương phía Nam và hưởng ứng lời kêu gọi toàn dân phòng chống dịch Covid-19 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo cơ quan, đơn vị triển khai thành lập 7 bệnh viện dã chiến trên các tỉnh, thành phía Nam, với khả năng thu dung, điều trị 3.500 bệnh nhân và sẵn sàng mở rộng đáp ứng tiếp nhận đến 10.000 bệnh nhân.

{keywords}
 

Trước yêu cầu cấp bách phòng, chống dịch bệnh, chi viện lực lượng, phương tiện cho đồng bào miền Nam, sáng nay Bộ Quốc phòng tổ chức lễ xuất quân tăng cường lực lượng quân y làm nhiệm vụ phòng chống dịch.

Thứ trưởng đánh giá, đây là nhiệm vụ hết sức nặng nề, khi các cán bộ chiến sĩ phải hoạt động trong điều kiện, hoàn cảnh khó khăn, địa bàn mới, thời tiết khí hậu nắng nóng, đặc biệt là tâm dịch; hoàn cảnh gia đình của một số chiến sĩ còn có những khó khăn nhất định, công việc gia đình còn nhiều bận rộn.

Song, Thượng tướng Vũ Hải Sản khẳng định, phát huy truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội anh hùng; với tinh thần tất cả vì đồng bào miền Nam ruột thịt, "chống dịch như chống giặc", tiến công mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn, đòi hỏi quân đội quyết tâm cao hơn, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

{keywords}
Thượng tướng Vũ Hải Sản phát biểu tại lễ xuất quân.

Tiễn 100 cán bộ, chiến sĩ lên đường, lãnh đạo Bộ Quốc phòng đề nghị cần xác định rõ đây là nhiệm vụ chiến đấu trong thời bình. Vì vậy, dù khó khăn, gian khổ, nguy hiểm mỗi cán bộ, chiến sĩ phải luôn có tinh thần, ý chí quyết tâm cao, phần đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Phải nắm chắc nhiệm vụ của BVDC, cùng với lực lượng hiện có, phối hợp chặt chẽ với Ban chỉ đạo phòng, chống dịch, với các lực lượng phòng, chống dịch trên địa bản, triển khai các hoạt động của Bệnh viện và nhanh chóng tiếp nhận điều trị.

Chấp hành nghiêm các chế độ, quy trình chuyên môn, nắm chắc phác đồ điều trị bệnh nhân Covid-19, nâng cao chất lượng thu dung cấp cứu, điều trị, giảm thiểu tai biến, hạn chế rủi ro.

Ông đặc biệt nhấn mạnh đến tinh thần trách nhiệm, mỗi người làm việc bằng 2 vì miền Nam ruột thịt, chú ý chấp hành nghiêm kỷ luật, giữ gìn y đức, gần gũi, đoàn kết với nhân dân, chăm lo sẻ chia với người bệnh.

{keywords}
Lãnh đạo Bộ Quốc phòng động viên cán bộ chiến sĩ lên đường nhận nhiệm vụ.

Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tin tưởng rằng các cán bộ, chiến sĩ chi viện sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, xứng đáng với niềm tin và sự mong đợi của Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Theo quyết định của Bộ Quốc phòng, BVDC truyền nhiễm số 5D thuộc Tổng Cục Hậu cần được mở rộng quy mô từ 500 giường lên 1.000 giường và biên chế từ 130 lên 230 cán bộ, nhân viên.

Trung tướng Trần Duy Giang, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần cho biết: Lần chi viện này quân đội tăng cường 100 cán bộ, y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao (trong đó có 50 cán bộ, chiến sĩ của Học viện Quân y; 47 cán bộ, chiến sĩ của Quân khu 3; 2 cán bộ, chiến sĩ của Quân khu 7; 1 cán bộ, chiến sĩ của Viện Y học cổ truyền Quân đội). Như vậy, sau đợt tăng cường lần này, Bệnh viện đã biên chế là 230 cán bộ, nhân viên.

Trước giờ khởi hành, bác sĩ, Đại úy Đặng Văn Ba (khoa hồi sức Nội, BV Quân y 103) tâm sự anh đã có gia đình với hai con nhỏ, nhận nhiệm vụ thiêng liêng vào chi viện cho miền Nam chống dịch anh tạm gác lại cuộc sống riêng để lên đường. Có vợ cũng là bác sĩ nên anh được cảm thông và động viên nhiều "Dịch bệnh căng thẳng, hai vợ chồng là bác sĩ nên nhiệm vụ chống dịch là đương nhiên, trước khi đi bản thân mình cũng đã xác định lên tuyến đầu, may mắn được vợ con hoàn toàn ủng hộ", bác sĩ Ba cho biết.

{keywords}
100 cán bộ, nhân viên Bệnh viện lên đường hôm nay đều xác định đây là vinh dự và trách nhiệm của bản thân.
{keywords}
 

Từ trên ô tô, vẫy tay chào đồng đội phía dưới, Hoàng Dương Trung (22 tuổi, Học viên Học viện Quân y) chia sẻ, "Được nghe thông tin có đoàn học viện quân y lên đường chống dịch, em đăng ký tình nguyện tham gia ngay. Tối qua nhận thông báo, em đã chuẩn bị quân tư trang lên đường cho kịp trong sáng nay. Đêm qua gọi về nhà, bố mẹ cũng đôi chút lo lắng nhưng dặn dò em nhớ giữ gìn sức khỏe, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ".

Bản thân Trung cùng nhiều đồng đội khác không lo lắng gì, bởi trong cuộc chiến "chống dịch như chống giặc" tư tưởng các cán bộ chiến sĩ quân y lúc nào cũng trong tư thế sẵn sàng lên đường chống dich. 

Thời gian qua, Tổng cục Hậu cần đã tham mưu các kế hoạch xây dựng, triển khai nhiều lực lượng quân y đi làm nhiệm vụ, ngoài bệnh viện dã chiến truyền nhiễm số 5D triển khai tại TP.HCM, trước đó, bệnh viện dã chiến truyền nhiễm số 4 đã được triển khai tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
Giây phút chia tay đồng đội lên đường vào tâm dịch làm nhiệm vụ.
{keywords}
Cán bộ, nhân viên Bệnh viện dã chiến lên đường làm nhiệm vụ.
{keywords}
 

Trần Thường

 

130 sĩ quan Bệnh viện dã chiến Bộ Quốc phòng xuất quân vào miền Nam

130 sĩ quan Bệnh viện dã chiến Bộ Quốc phòng xuất quân vào miền Nam

Tổng cục Hậu cần sáng nay (1/8) tổ chức xuất quân Bệnh viện Dã chiến truyền nhiễm số 5D Bộ Quốc phòng đi làm nhiệm vụ điều trị bệnh nhân Covid-19 tại TP.HCM và tỉnh Bình Dương.