Xem video phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng GD&ĐT sáng 11/11 (phần 1):

 

Xem video phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng GD&ĐT sáng 11/11 (phần 2):

 

 

Xem video phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng GD&ĐT chiều 11/11 (phần cuối):

 

Sáng 11/11, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đăng đàn trả lời chất vấn với nhiều nhóm vấn đề liên quan đến giáo dục đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 khi trẻ em không thể đến trường.

Nhóm vấn đề dành cho ông là việc bảo đảm chất lượng dạy và học, tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo trong điều kiện dịch Covid-19. Công tác dạy và học trực tuyến bảo đảm hiệu quả, công bằng trong việc tiếp cận các điều kiện giáo dục, học tập giữa học sinh các vùng miền. 

Việc giảm tải chương trình học cho học sinh. Việc thu hẹp khoảng cách về giáo dục giữa thành thị và nông thôn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Công tác an toàn trường học, y tế học đường để học sinh, sinh viên có thể trở lại trường học. Phương án tổ chức kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia trong bối cảnh dịch bệnh.

Cùng tham gia giải trình có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam; Bộ trưởng các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Y tế, LĐTB&XH, Nội vụ, Thông tin và Truyền thông.

Xem phiên trả lời chất vấn của Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long TẠI ĐÂY.

Xem phiên trả lời chất vấn của Bộ trưởng LĐTB&XH Đào Ngọc Dung TẠI ĐÂY.

11/11/2021 | 15:22

14h49

Chủ tịch Quốc hội phát biểu kết luận phiên chất vấn.

Chủ tịch QH nhấn mạnh, ngành GD là một trong những ngành ảnh hưởng tiêu cực nhiều nhất của đại dịch, không chỉ ảnh hưởng đến dạy học mà còn có thể làm chậm tiến trình đổi mới căn bản toàn diện GD & ĐH. Phiên chất vấn đã thu hút sự quan tâm ĐBQH, học sinh, bậc phụ huynh toàn quốc.

Đã có 28 ĐBQH chất vấn, 10 ĐB tranh luận, 20 ĐBQH đăng ký nhưng chưa được chất vấn sẽ gửi câu hỏi đến Bộ trưởng để đươc trả lời bằng văn bản.

Chủ tịch QH đánh giá, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn mới giữ cương vị đứng đầu ngành không lâu nhưng đã tỏ rõ sự tự tin, nắm cơ bản vấn đề ngành, trả lời kỹ lưỡng các ĐBQH. Tuy nhiên "kỹ quá nhưng hơi dài", Chủ tịch QH nhận xét.

Phiên chất vấn đề cập nhiều vấn đề, Chủ tịch QH đề nghị Bộ GD&ĐT phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế và các địa phương nghiên cứu, sớm triển khai chương trình tiêm chủng vắc xin cho học sinh. Đây là điều kiện kiên quyết để sớm đưa học sinh sinh viên trở lại trường học, theo lộ trình như Bộ trưởng Y tế đã trả lời, cần có chiến lược rõ ràng.

Thu gọn
11/11/2021 | 15:32

14h46

Chia lửa với Bộ trưởng GD-ĐT, Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng trao đổi về đảm bảo hạ tầng học trực tuyến.

Theo Bộ trưởng, về hạ tầng mạng viễn thông, mạng di động hiện nay còn 2.000 điểm lõm sóng, trong 2 tháng vừa qua đã phủ sóng được 1.000 điểm, 1.000 điểm còn lại sẽ cố gắng phủ sóng trong năm 2021, chậm nhất là đến tháng 1/2022.

Về mạng cố định đưa cáp quang đến các hộ gia đình, hiện còn khoảng 8 triệu hộ chưa có. Nếu đưa cáp quang về các hộ gia đình có wifi thì tốc độ sẽ tốt hơn nhiều.

Bộ trưởng cho biết, Bộ đang chỉ đạo các DN chậm nhất là trước 2025 cơ bản các hộ gia đình Việt Nam sẽ có cáp quang.

Về chương trình “Sóng và máy tính cho em”, theo Bộ trưởng, đây là chương trình xã hội giúp đỡ các em do Thủ tướng phát động. Chương trình này gồm 3 cấu thành với tổng giá trị 6.000 tỷ.

Thứ nhất là 1 triệu máy tính bảng cho các em với giá trị 2.500 tỷ, hiện nay đã giao được trên 100.000 máy. Vì đứt gãy chuỗi cung ứng nên việc mua khó khăn, phải đặt hàng trước, nhưng từ tháng sau số máy về sẽ rất nhanh.

Thứ hai, phủ sóng 2.000 điểm phát sóng còn lại với giá trị khoảng 3.000 tỷ đồng. Thứ ba là miễn giảm cước học trực tuyến cho một số đối tượng đến hết năm 2021 với giá trị 500 tỷ đồng.

Về vấn đề phát triển các nền tảng học trực tuyến của các DN công nghệ số Việt Nam, hiện có 6 nền tảng học trực tuyến make in VietNam. Ở đây không chỉ nền tảng của truyền hình mà còn là nền tảng học liệu, nội dung, bài giảng mẫu, bài giảng hay, công cụ soạn bài giảng cho giáo viên cũng như nền tảng tự học của học sinh, quản lý học sinh học và thi.

Các nền tảng này đang được các DN Việt Nam miễn phí giai đoạn Covid-19, hiện có khoảng 10 triệu học sinh đang sử dụng.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Bộ GD&ĐT và Bộ TT&TT đang soạn thảo tiêu chí, tiêu chuẩn cho các nền tảng này, sẽ tổ chức đánh giá, công bố các nền tảng đạt chuẩn.

Về an toàn thông tin các thiết bị đầu cuối và nền tảng đào tạo trực tuyến, Bộ TT&TT đã chỉ đạo phát triển phần mềm tên là Visafe, hiện nay đã xong để cài vào các máy tính, điện thoại thông minh, bố mẹ có thể kiểm soát các con truy cập các trang web.

“Bộ TT&TT và Bộ GD&ĐT sẽ công bố tiêu chuẩn an toàn thông tin cho các nền tảng dạy học trực tuyến để đánh giá và công bố. Chương trình chuyển đổi số quốc gia thì có ưu tiên cao cho chuyển đổi số ngành GD&ĐT. Bộ TT&TT sẽ đồng hành cùng Bộ GD&ĐT trong công cuộc chuyển đổi số có tính cách mạng này”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.

Thu gọn
11/11/2021 | 15:20

14h24

Dạy học trực tuyến là cơ hội để điều chỉnh

Về ý kiến chất vấn của ĐB Nguyệt Nga, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, giải pháp chiến lược để đảm bảo chất lượng dạy học, lúc sáng đã có một số ĐB hỏi Bộ trưởng đã đề cập đến. Trong đó việc dạy học trực tuyến cần xây dựng hệ thống nền tảng cho quốc gia, chỉ khi nào nền tảng đủ mạnh thì việc dạy học trực tuyến mới đảm bảo.

Về con người, tinh thần thái độ xem đây là một phần chuyển đổi số chứ không chỉ là ứng phó dịch bệnh. Các kỹ năng của GV tăng cường học liệu, văn bản chỉ đạo vừa qua cần phải rà soát để biến thành văn bản quy phạm pháp luật.

{keywords}
Bộ GD-ĐT đã nhìn ra điểm bất cập trong cơ chế, chính sách cần điều chỉnh trong thời gian sắp tới, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói.

Về chuyên môn, ngành sẽ có khảo sát sâu, nội dung kiểm tra đánh giá, Bộ sẽ có những điều chỉnh.

Câu hỏi về ứng phó trong nguy có cơ, Bộ trưởng cho biết cơ hội để đổi mới, thay đổi những thói quen cũ.

"Chúng ta đang đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT theo Nghị quyết 29, nhiều việc đã làm được. Có những việc dù dịch hay không vẫn quyết tâm làm. Những vấn đề thói quen, thay đổi, kỹ năng thì nhân dịp này phải chuyển đổi.

Việc dạy học trực tuyến là cơ hội để điều chỉnh. Đây cũng là cơ hội để chúng ta thực hiện chuyển đổi số quốc gia. Và GD-ĐT, khoa học, công nghệ là những phần rất quan trọng cần phải chuyển đổi. Bộ GD-ĐT đã nhìn ra điểm bất cập trong cơ chế, chính sách cần điều chỉnh trong thời gian sắp tới.

Qua vài ba lần điều chỉnh rút gọn chương trình, thực tế ngành nhận ra rằng, chương trình dạy và học cũng cần biện pháp rà soát tiếp theo, cũng là dịp xem xét hệ thống quản trị đối với ngành, từ Bộ cho tới các trường đại học; để hệ thống đó tăng khả năng ứng phó với mọi trường hợp.

Trả lời ĐB Lê Thị Thanh Xuân, Bộ trưởng cho biết, trong quá trình ứng phó, một số thứ mới tạm thời. Ông ví dụ một số ý kiến cho rằng giáo viên dạy trực tuyến vất vả, áp lực, cần quy đổi giờ không để giáo viên đỡ thiệt thòi.

Các đơn vị chức năng của bộ đã làm việc này, tính toán nhưng trước mắt toàn ngành thống nhất trong khi ngành y tế, công an, quân đội… vất vả chống dịch, ngành giáo dục chưa nên tính thêm thù lao. Nhưng khi công việc ổn định, nếu lâu dài thì phải thành chế độ, chính sách. Từ thực tế, bộ sẽ tính toán, đề xuất Chính phủ một số chính sách.

Với câu hỏi số hai, ông Sơn cho hay ngành giáo dục đang hoàn thiện chiến lược GD-ĐT giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó, Bộ xác định mấy hướng quan trọng, chọn chuyển đổi số, tăng cường hạ tầng là khâu mang tính đột phá.

Nhân tố then chốt là xây dựng đội ngũ nhà giáo đủ số lượng, đảm bảo chất lượng, năng lực, phẩm chất, đội ngũ chuyên gia đầu ngành giỏi, tầm quốc tế cho giáo dục đại học. Trước mắt là rà soát lại cơ chế chính sách, thể chế. Phát triển GD-ĐT trong tầm nhìn tương lai xa đã có định hướng rõ ràng.

Về tranh luận của ĐB Dương Khắc Mai, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết chính sách ban hành, nhưng việc thực thi đa dạng, có thể cần rà soát thêm. Nhưng ở thời điểm thực hiện phải căn cứ quy định của chính sách rồi mới rà soát.

Thu gọn
11/11/2021 | 15:13

14h15

ĐB Nguyễn Thị Nguyệt Nga cho rằng ngành GD đã có giải pháp ứng phó, nhiều bài học được rút ra, nhưng đại dịch vẫn diễn biến khó lường, những vấn đề lớn gì cần được đặt ra. Bộ có giải pháp chiến lược dài hạn trong nhiệm vụ?

Trong nguy cũng có cơ, đại dịch cũng tạo ra cú hích, ngành GD đã tận dụng như thế nào?

ĐB Lê Thị Thanh Xuân (Đắk Lắk): ngành GD chịu tác động tiêu cực nhiều của đại dịch, theo Bộ trưởng những chính sách đang triển khai có đảm bảo thu hẹp chất lượng giáo dục hay không, có kế hoạch tham mưu nào để thích ứng bình thường mới?

Quá trình đổi mới căn bản toàn diện ngành GD đã gặp phải khó khăn, thách thức, những quan điểm trái chiều, nay lại thêm tác động của dịch, với nhiệm kỳ của mình Bộ trưởng làm gì để phụ huynh, người học, xã hội yên tâm là ngành sẽ quyết tâm và ngành sẽ đổi mới thành công?

ĐB Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp căn cơ để thu hẹp khoảng cách giữa các tỉnh vùng sâu, vùng xa với vùng có điều kiện kinh tế.

ĐB Dương Khắc Mai (Đắk Nông) tranh luận về câu hỏi sáng nay, tuy nhiên phần trả lời của Bộ trưởng chưa thuyết phục, Bộ trưởng chưa trả lời tại sao 14/15 vùng núi được hưởng chế độ nhưng tại vùng cao Gia Nghĩa lại không được. Đây là vấn đề cụ thể, thực tiễn, Gia Nghĩa đã từng được áp dụng.

Vùng cao xét nhiều mặt còn khó khăn hơn miền núi, vậy thì vùng cao có được hưởng chế độ như miền núi hay không? ĐB hỏi Bộ trưởng Chủ nhiệm UB Dân tộc và Thủ tướng.

Thu gọn
11/11/2021 | 14:55

14h10

ĐB Nguyễn Thị Xuân (Đắk Lắk) tranh luận, bà cho biết nhiều cử tri bày tỏ quan tâm, lo lắng về SKG cấp 1.

Theo bà, cử tri chưa thấy thỏa mãn và được thuyết phục về các câu trả lời trong phiên chất vấn của Bộ trưởng GD&ĐT sáng nay. Bà bày tỏ chia sẻ với khó khăn của Bộ, là một bộ lớn, có chức năng quản lý toàn diện về đào tạo.

"Tuy nhiên như ĐB Nguyễn Thị Kim Thúy nói sáng nay, thì công tác quản lý nhà nước là phải xuyên suốt. Nên dù bộ sách này là sản phẩm của nhiệm kỳ trước, nhưng Bộ trưởng với tư cách là tư lệnh ngành hiện nay thì cần lắng nghe, tiếp nhận và xử lý vấn đề khi SGK còn sạn. Bởi chúng ta không có quyền để các cháu học sinh lớp 1 với tư duy còn non nớt trở thành thực nghiệm của bộ SGK này", bà Xuân nói.

Theo ĐB, cử tri cũng "không đồng thuận khi Bộ trưởng cho rằng vấn đề đúng sai thế nào thuộc trách nhiệm của Hội đồng thẩm định".

"Hội đồng thẩm định chỉ là giúp việc còn trách nhiệm cuối cùng là của Bộ và đứng đầu là Bộ trưởng. Bộ trưởng không thể đứng ngoài cuộc", bà Xuân phát biểu.

Hơn nữa, bà cho rằng đây không chỉ là hạt sạn như Bộ trưởng giải trình mà theo nhiều cử tri, trong đó có cả giới chuyên môn, thì 5 bộ sách này về hình thức, nội dung còn nhiều bất cập.

"Quá trình quản lý SGK và tài liệu tham khảo chưa tốt. Việc sử dụng một lần SGK và tài liệu tham khảo gây lãng phí rất lớn, khó khăn cho dân nghèo có con đi học", bà Xuân nói.

ĐB đề nghị Bộ trưởng nghiên cứu theo hướng khác mới hơn để khắc phục vấn đề này, có giải pháp căn cơ hơn để đổi mới toàn diện giáo dục.

Thu gọn
11/11/2021 | 14:49

14h03

1,2 triệu trẻ mầm non nguy cơ không có chỗ học

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trả lời câu hỏi ĐB Huỳnh Thanh Phương về dạy học trực tuyến chưa hiệu quả, ảnh hưởng đến chất lượng kiểm tra, đánh giá. Bộ trưởng cho biết, việc dạy học trực tuyến là phi truyền thống, đây là điều mới chưa có tiền lệ nên cần phải có điều chỉnh, hoàn thiện.

Vì tình hình đó mà không kiểm tra, đánh giá hoặc lùi 1 năm Bộ trưởng cho rằng không hợp lý. Học đến đâu kiểm tra đến đó. Việc đánh giá, ngoài ghi nhận kết quả học tập còn để biết tình hình 1 năm để bổ sung bồi dưỡng cho học sinh.

{keywords}
Thủ tướng Phạm Minh Chính trao đổi với Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn bên lề phiên họp. 

Bộ trưởng cho rằng việc cam kết ra trường có việc làm khó khả thi, vì mối liên hệ giữa nhà trường - nhà tuyển dụng về yêu cầu công việc thì rất tốt nhưng việc tuyển dụng không hoàn toàn nằm trong tay nhà trường, mà cũng hiếm có doanh nghiệp nào dám đặt bút ký sẽ dùng bao nhiêu nhân lực. Vì vậy, cần tăng cường mối liên hệ giữa nhà trường với doanh nghiệp, nhà tuyển dụng.

Về kỳ thi THPT Quốc gia, Bộ trưởng cho biết năm ngoái tổ chức chia làm nhiều đợt trong đó có hơn 2.000 học sinh được đặc cách. Kỳ thi đã được luật hóa, Bộ thực hiện theo quy định. Đây là 1 trong các căn cứ để tuyển sinh ĐH,CĐ.

Năm học tới, Bộ đang lên phương án theo hình thức linh hoạt hơn cả năm 2021. Bộ tính xây dựng bộ đề đủ lớn cho phép thi nhiều lần hơn, thậm chí mỗi tỉnh thi theo 1 kế hoạch nhưng phức tạp hơn. Bộ trưởng khẳng định việc thi là cần thiết.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho hay, biên chế trong y tế học đường còn thiếu khoảng 30%, sắp tới nếu tuyển sẽ làm gia tăng bộ máy. Trước mắt, Bộ GD-ĐT và Bộ Y tế thống nhất cử nhân viên y tế lo y tế học đường, tương lai thì bàn thêm với Bộ Nội vụ.

Về các cơ sở được trưng dụng làm cách ly, sau khi dịch được kiểm soát, cơ sở được hoàn trả một cách bình thường, các tỉnh đang thực hiện ráo riết việc này.

Trả lời câu hỏi ĐB về cơ chế hỗ trợ GV mầm non ngoài công lập, Bộ trưởng cho biết cơ sở giáo dục mầm non tư thục đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng do dịch. Các cơ sở mầm non đang đảm nhận nuôi dạy 22,3% số trẻ độ tuổi đến trường, hơn 90.500 lao động làm trong hệ thống, hơn 19.000 cơ sở. Nhóm này đang gặp nhiều khó khăn, nhiều cơ sở phải đóng cửa sang tên rao bán, người lao động phải đi làm việc khác.

Bộ trưởng nhận định như vậy 1,2 triệu các cháu độ tuổi mầm non đang có nguy cơ không có chỗ học, đây là con số không nhỏ. Bộ đã tính toán, nắm nhu cầu để xây dựng phương án đề xuất gói hỗ trợ cho cả người lao động và cơ sở. Gói hỗ trợ được đề xuất trên 800 tỷ đang trình Chính phủ.

Thu gọn
11/11/2021 | 14:42

14h01

ĐB Huỳnh Thanh Phương (Tây Ninh) nêu câu hỏi cử tri kiến nghị năm học tới được xem là năm học dự phòng làm quen với phương pháp hiện đại, việc đánh giá chất lượng học tập học sinh lùi lại sang năm 2022-2023, Bộ trưởng có đánh giá như thế nào?

ĐB Phúc Bình Niê Kdăm (Đắk Lắk): Bộ trưởng có cơ chế, giải pháp gì đối với ngành, đặc biệt đối với giáo dục mầm non để các cơ sở ngoài công lập vượt qua giai đoạn khó khăn. Các trường ngoài công lập dạy trực tuyến, nguồn thu không có, nhưng vẫn phải trả các chi phí lớn như tiền lương, cơ sở vật chất… Nếu không có giải pháp thì nguy cơ giải thể tất yếu, gây ảnh hưởng hệ thống giáo dục.

ĐB Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) hỏi một số trường ĐH tranh thủ thu hút nhiều sinh viên để có chi phí, dẫn đến chất lượng chưa cao, nhiều sinh viên ra trường không có việc làm. ĐB đặt vấn đề có nên cần có sự cam kết các trường khi tuyển sinh để đảm bảo sinh viên có việc làm, nếu được thế sinh viên sẽ yên tâm học tập, không còn cảnh giấu bằng khi đi tìm việc làm trái ngành.

Dịch bệnh kéo dài gây tâm lý bất an, ảnh hưởng đến tâm lý học sinh, chúng ta có thể bỏ kỳ thi THPT Quốc gia khi vừa qua Bộ đã áp dụng cho một số tỉnh, thành có dịch bệnh phức tạp. Trong cùng 1 quốc gia, nơi tổ chức thi nơi không thì không có sự công bằng, gây khó khăn cho các trường ĐH khi tuyển sinh.

ĐB Dương Tấn Quân (Bà Rịa - Vũng Tàu) cho biết, công tác chăm sóc sức khỏe học sinh thời gian qua gặp nhiều khó khăn hạn chế, nhiều cơ sở giáo dục thiếu biên chế.

Dự báo dịch kéo dài, KTX và trường học đang được trưng dụng làm khu cách ly, thời gian tới khi học sinh quay trở lại học trực tiếp, Bộ trưởng cho biết giải pháp?

Thu gọn
11/11/2021 | 14:03

14h

Chủ tịch QH Vương Đình Huệ cho biết, còn 50 phút để chất vấn và trả lời chất vấn với Bộ trưởng GD&ĐT, hiện còn 28 ĐB chờ phát biểu ý kiến.

Sau khi Bộ trưởng GD&ĐT trả lời thì Bộ trưởng Nội vụ phát biểu thêm. Bộ trưởng TT&TT có thể nói thêm điều kiện đảm bảo việc triển khai tốt hơn việc dạy học trực tuyến.

Thu gọn
11/11/2021 | 13:25

11h15

ĐB Lương Văn Hùng (Quảng Ngãi) đặt câu hỏi: Quản lý của Bộ GD&ĐT thay đổi như thế nào khi các trường đại học tự chủ?

ĐB Dương Văn Phước (Quảng Nam): Dự án làng đại học Đà Nẵng được quy hoạch từ 23 năm trước nhưng bị treo, ảnh hưởng tới người dân trong vùng. Đến khi nào Bộ trưởng mới triển khai dự án này?

ĐB Nguyễn Lâm Thành (Thái Bình) tiếp tục chất vấn về dạy thêm, học thêm. Theo ông có 4 vấn đề: giảm tải chương trình, đổi mới phương pháp dạy học, chuyển từ phương pháp dạy “dồn ép kiến thức” sang dạy tư duy. Phương pháp thi cử. Mặc dù đã có cải tiến nhưng cần thi cử tập trung vào đổi mới, sáng tạo, thi đề mở. Nhờ đó, lò luyện những năm gần đây giảm bớt. Tổ chức hệ thống trường học. Đặc biệt là tổ chức lại ở các trường chuyên cần thiết tạo môi trường hài hòa, phù hợp cho học sinh.

ĐB Nguyễn Văn Thân tranh luận: Trong dạy thêm, học thêm cần có tiêu chuẩn đạo đức của giáo viên hơn là tập trung vào vấn đề luật đầu tư. Vấn đề đào tạo ngành nghề sức khỏe, hai Bộ GD&ĐT và Y tế làm việc với nhau có thống nhất được vấn đề là mở mã ngành sức khỏe ở các trường đào tạo đa ngành hay là chỉ đào tạo ở các trường chuyên ngành y?

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT trả lời: Về chủ trương đẩy mạnh tự chủ đại học là một chủ chương lớn. Ngành giáo dục trong nhiều năm qua đã triển khai vấn đề này. Do vậy, nhiều văn bản hành chính của Bộ GD&ĐT đã thay đổi để phù hợp với tự chủ đại học.

{keywords}
 

Khi Luật Giáo dục sửa đổi ra đời là bước mở đường cho quản lý đại học tự chủ. Việc xây dựng các quy chế đào tạo đã xây dựng trên tinh thần phù hợp với việc tăng cường tự chủ tại các trường đại học. Các quy định này chỉ có tính chất khung chung, còn việc cụ thể các trường đại học tự triển khai.

Một trong chuyển biến quan trọng là Bộ GD&ĐT cũng ban hành một loạt quy chuẩn về chuẩn trường học, chuẩn chương trình đào tạo, chuẩn giáo viên.

Bộ GD&ĐT sẽ đánh giá các trường đại học theo bộ quy chuẩn này. Trong thời gian tới, trong việc quản lý nhà nước với các trường đại học tự chủ, Bộ GD&ĐT chuyển mạnh từ chỗ mệnh lệnh, hành chính, trên xuống sang dùng công cụ kiểm định. Các bộ tiêu chuẩn, tiêu chí, lực lượng kiểm định viên, trung tâm kiểm định cũng đang được hoàn thiện.

Hình thức chế tài, hậu kiểm, xử phạt nghiêm minh sẽ phù hợp với hình thức các trường đại học tự chủ.

Về dự án treo tại Đà Nẵng, ngành giáo dục sẽ lưu ý và làm việc với địa phương trong thời gian tới.

Việc dạy thêm, học thêm cần có những giải pháp chuyên môn và cả giải pháp về tinh thần, thái độ xã hội. Các biện pháp ĐB nêu là giải pháp về chuyên môn, Bộ GD&ĐT đang thực hiện.

Việc đổi mới giảng dạy của một số môn cũng nhằm tăng cường năng lực tự học, sáng tạo của học sinh; các phương án điều chỉnh thi THPT và kiểm tra đánh giá thường xuyên. Trong thực tế, phụ huynh học sinh có tâm lý là con em học để ứng thí hơn là chú ý đến việc học để phát triển bản thân. Đây là yếu tố về tâm lý xã hội. Việc này còn cần có giải pháp mang tính tổng thể.

Về ý kiến việc phối hợp với ngành y tế trong mở mã ngành đã có quy định giữa hai bên. Các trường đa ngành cũng cần phải xét là đa ngành như thế nào, quan trọng là đáp ứng được các tiêu chuẩn, điều kiện, đặc biệt là cơ sở thực hành. Vấn đề không nằm ở chỗ đa ngành hay đơn ngành. Xu hướng của thế giới, nhiều trường đa ngành có chuyên ngành y tế phát triển mạnh.

11h30: Quốc hội nghỉ phiên làm việc buổi sáng. Từ 14h chiều, Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất với Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn, sau đó đến Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng.

Thu gọn
11/11/2021 | 11:37

11h06

Đưa học sinh xã, phường xanh trở lại trường học

ĐB Trần Thị Thanh Hương (An Giang) hỏi: Phụ huynh tâm tư khi con em chưa được tiêm vắc xin vẫn trở lại trường, Bộ có giải pháp gì?

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trả lời, thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ, ngành GD đã lên kế hoạch về thúc đẩy đưa học sinh quay lại học an toàn.

Bộ đã ban hành văn bản vừa hướng dẫn chuyên môn, đồng thời định hướng. Quan điểm đối với các đơn vị cấp xã, phường nếu đang là vùng xanh, an toàn thì nên mạnh dạn đưa các cháu quay trở lại trường.

{keywords}
Hơn 200 học sinh đầu tiên ở Cần Giờ, TP.HCM đi học lại sau hơn 4 tháng nghỉ phòng, chống dịch Covid-19. Ảnh: Tiền phong

Hiện các tỉnh phần nhiều xử lý theo quy mô quận huyện, nhưng có thể mạnh mẽ hơn xử lý cấp phường, xã. Thuộc vùng xanh thì có thể đưa học sinh tới lớp, không cần đợi cả huyện, tỉnh.

Việc trẻ từ 12 tuổi trở xuống chưa được tiêm vắc xin, trường có biện pháp phòng chống dịch thì có thể tiến hành được, tùy theo tính chất, mức độ đưa trở lại trường.

Thu gọn
11/11/2021 | 11:45

10h58

Thủ tướng đã giao nhiệm vụ đổi mới dạy học môn Lịch sử

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trả lời điểm thi môn lịch sử còn thấp so với môn khác, tình trạng học sinh không ham thích, học đối phó là vấn đề đáng suy nghĩ.

Ông nhấn mạnh, đây là môn quan trọng, cung cấp kiến thức, hiểu biết về đất nước, tu dưỡng tinh thần yêu nước... Tại sao học sinh không hứng thú, Bộ trưởng lý giải có lẽ trong việc tổ chức dạy và học, đánh giá thi vẫn thiên về kiểm tra số liệu, chưa chú trọng về tư duy, ý nghĩa.

Thời gian tới, Bộ sẽ triển khai trong đổi mới giảng dạy học tập môn Lịch sử. Thủ tướng đã giao nhiệm vụ đổi mới dạy học môn Lịch sử. Bộ trưởng cho biết, sẽ theo hướng không áp đặt cách hiểu với lịch sử, nếu học sinh có điểm khác thì cần trao đổi để có nhận thức đúng. Khi kiểm tra thì không đánh đố.

Sẽ có đánh giá sâu hơn về dạy trực tuyến

Ý kiến của ĐB Sang về kế hoạch lâu dài dạy học khi dịch có thể kéo dài, Bộ trưởng cho biết cần có đầu tư hình thành nền tảng, đồng bộ đủ lớn mang tầm quốc gia. Bộ GD&DT đã phối hợp với Bộ TT&TT giải quyết một số việc về cơ sở hạ tầng, nền tảng học trực tuyến với sự tham gia của các tập đoàn.

Các quy định, hướng dẫn hiện nay đang thiên về ứng phó tạm thời, sau đợt dịch này Bộ sẽ có đánh giá sâu hơn.

Cần xây dựng kho học liệu đủ lớn để khi có nền tảng học trực tuyến có thể đảm bảo.

Bộ trưởng nhấn mạnh trong chiến lược của Bộ thì chuyển đổi số là một trong những chiến lược của ngành.

Việc dạy trực tuyến là công việc lâu dài ngay cả khi dịch đã ổn định, Bộ trưởng cho biết.

Ý kiến của ĐB Phan Thái Bình, Bộ trưởng cho biết sẽ lưu ý thêm về việc thiếu GV mang tính cụ bộ. Còn việc dạy thêm, học thêm ở các cấp sở cũng đã có văn bản quy định riêng, Bộ sẽ rà soát thêm nội dung này.

Thu gọn
11/11/2021 | 11:33

10h45

ĐB Đoàn Thị Hảo (Thái Nguyên): Hiện nay tỷ lệ trẻ em dân tộc thiểu số dưới 3 tuổi học mẫu giáo chỉ đạt hơn 21%, học sinh dân tộc đi học đúng độ tuổi cấp THPT chiếm 57%, vẫn còn 19% người dân tộc thiểu số chưa đọc thông viết thạo, Bộ trưởng có giải pháp gì?

Hiện nay điểm thi môn lịch sử trong các kỳ thi còn thấp, thái độ thờ ơ, học mang tính đối phó. Bộ trưởng cho biết đâu là nguyên nhân, giải pháp đổi mới giảng dạy?

ĐB Điểu Huỳnh Sang (Bình Phước): Việc đào tạo theo trực tuyến là giải pháp tình thế, tuy nhiên chưa có kế hoạch bài bản, chưa có sự chuẩn bị chu đáo. Đã có nhiều ĐBQH chất vấn, Bộ trưởng trả lời do thiếu yếu về cơ sở hạ tầng, kỹ năng của GV học sinh, nhưng giải pháp căn cơ như thế nào?

ĐB Phan Thái Bình (Quảng Nam) tranh luận về thừa thiếu GV, ĐB thấy rằng thừa thiếu GV mang tính cục bộ, tuy nhiên GV THPT giao cho sở GD&ĐT địa phương quản lý điều phối, còn GV từ THCS trở xuống giao cho cấp huyện. Ở các huyện lại không thể điều GV từ huyện này qua huyện khác, đây là bất cập.

Về dạy thêm học thêm, ĐB cho rằng cần phải chấn chỉnh. Tuy nhiên nếu GV dạy thêm mà không dạy trước chương trình mà kèm học sinh, bồi dưỡng thêm,.. thì cũng sẽ nâng cao tay nghề, tăng thêm thu nhập. ĐB đề nghị Bộ nghiên cứu như thế nào để hướng dẫn vì nhu cầu thực tế phụ huynh học sinh là có thật.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Bộ trưởng Nội vụ trả lời bổ sung về biên chế GV.

Thu gọn
11/11/2021 | 11:10

10h37

Không có chuyện đổ lỗi cho nhau trong việc thiếu giáo viên

Bộ trưởng trả lời ĐB Nguyễn Đại Thắng về vấn đề vi phạm đạo đức lối sống, mất an toàn trường học ở một số cơ sở giáo dục.

Theo Bộ trưởng, việc an toàn trường học là vấn đề lớn mà Bộ GD&ĐT quan tâm. Ngành GD có xây dựng chương trình về an toàn trường học với nhiều nội dung sẽ triển khai thời gian tới.

Câu hỏi của ĐB Nguyễn Công Hoàng về thiếu giáo viên, Bộ trưởng cho biết, đây đang là vấn đề lớn, tổng số cả nước thiếu trên 94.000 giáo viên, tỷ lệ hơn 1/3 giáo viên mầm non. Một trong những lý do là chúng ta phổ cập mẫu giáo 5 tuổi.

Năm 2019, Bộ GD&ĐT và Nội vụ trình, đã phê duyệt tuyển hơn 20.000 giáo viên khu vực có nhu cầu cao. Tháng vừa rồi, 2 bộ đã làm việc và trình cấp thẩm quyền, trình thêm hơn 27.000 giáo viên để giải quyết một phần tình trạng thiếu giáo viên. Hai bộ đã phối hợp chặt chẽ theo chức năng nhiệm vụ của mình. Không phải đẩy lỗi cho nhau.

Về câu hỏi của ĐB Nguyễn Lân Hiếu liên quan thực nghiệm trong biên soạn SGK, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, SGK chúng ta đang biên soạn và sử dụng để triển khai giáo dục phổ thông 2018; so với SGK cũ trước đây có sự khác nhau về tính chất, cách thức sử dụng.

SGK bây giờ được xem là học liệu, căn cứ để xã hội hóa, mới triển khai nhiều bộ khác nhau. Quan điểm của Bộ GD&ĐT là bất kỳ tài liệu nào dù được dùng đưa vào nhà trường phải đảm bảo chuẩn mực, tính khoa học. Chủ trương cố gắng có sản phẩm SGK tốt nhất, việc thực nghiệm sách thì quá trình triển khai xem giáo viên sử dụng như nào, triển khai ra sao.
Bộ sẽ xem xét trước khi ký ban hành.

Thu gọn
11/11/2021 | 11:24

10h35

ĐB Nguyễn Lân Hiếu (Bình Định) chương trình GD phổ thông đúng hướng, nhưng để đánh giá hiệu quả thì phải qua SGK. 2 năm qua mới đưa áp dụng trên đại trà chỉ dạy thử nghiệm 10% số tiết học.

Theo Bộ trưởng có cần quy trình bất di bất dịch trong tương lai, không rút ngắn thay đổi vì bất cứ nguyên nhân gì, Bộ trưởng có nghiên cứu, tổng quát về SGK trong thời gian qua chưa?

{keywords}
ĐB Nguyễn Lân Hiếu băn khoăn về SGK mới

 

 

 

 

 

Thu gọn
11/11/2021 | 11:23

10h30

Trả lời ĐB Dung, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng, khi mở khối ngành sức khỏe, Bộ đều lấy ý kiến ngành y tế chứ không tự ngành giáo dục quyết định. Hiện Bộ đang có đợt rà soát các chương trình mới mở, đặc biệt trong nhóm khối ngành sức khỏe. "Chúng tôi sẽ lưu ý, đặc biệt các điều kiện mở ngành", Bộ trưởng nói.

Về dạy thêm, Bộ trưởng cho biết, ở đây có 2 sự dạy thêm. Một là dạy thêm ngoài giờ, ngoài nhà trường đáp ứng các yêu cầu thì không thể cấm được.

Trước đây, Bộ có thông tư 17 quy định việc dạy thêm, học thêm. Tuy nhiên đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì mới điều tiết, chặt chẽ được.

Tuy nhiên, Luật Đầu tư 2016 bỏ việc dạy thêm, học thêm ra khỏi danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Cho nên Thông tư 17 có nhiều điều không còn hiệu lực. Hiện nay, Bộ đang điều chỉnh, đề nghị bổ sung vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện với việc dạy thêm, học thêm.

Còn dạy thêm, học thêm mà giáo viên dạy trực tiếp học sinh của mình mà bớt các nội dung chính thức cần dạy, rồi dạy trước nội dung theo quy định, dạy cho các nhóm riêng biệt thì thuộc đạo đức công vụ, nhà giáo thì cấm.

“Trong điều kiện dạy trực tuyến khi học sinh đã căng thẳng mà có chuyện dạy thêm như vậy thì đấy là điều cần lên án”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Thu gọn
11/11/2021 | 11:18

10h25

Con em chúng tôi trưởng thành, đỗ đạt, đi làm cũng nhờ dạy thêm

ĐB Nguyễn Thị Kim Dung, Thái Bình tranh luận thêm về đào tạo khối ngành sức khỏe. ĐB nêu thực tế chênh lệch tuyển đầu vào giữa các trường đa ngành với trường chuyên ngành sức khỏe khá lớn, đến 10 điểm. Chất lượng tuyển sinh đầu vào quyết định chất lượng đầu ra. Khi cán bộ y tế quyết định sai sót về chuyên môn liên quan đến sức khỏe và tính mạng người bệnh.

Nhiều trường đào tạo chuyên ngành giảng dạy khối ngành sức khỏe không được như trường đa ngành. Ví dụ các bác sĩ thực tập tại tuyến huyện không bằng sinh viên được thực tập ở các bệnh viện tuyến tỉnh, Trung ương.

“Tôi muốn nói ở đây là chênh lệch về chuyên môn giữa các trưởng đào tạo đa ngành khoa y và các trường đào tạo chuyên ngành về y, dược. Ý kiến của Bộ trưởng như thế nào về vấn đề này?”, ĐB hỏi.

Thêm nữa là điều kiện để mở ngành rất chặt chẽ, xét trên các điều kiện đầy đủ mới cho quyết định. Nhưng có những trường khi quyết định không xin ý kiến Bộ Y tế. Bộ Y tế kiểm tra, khảo sát thì có nhiều trường đang giảng dạy mà không đáp ứng điều kiện. Bộ GD-ĐT đã thanh tra chưa, kết quả như thế nào?

ĐB Nguyễn Công Long, Đồng Nai tranh luận về học thêm, dạy thêm. ĐB nhắc lại câu trả lời của Bộ trưởng dạy thêm trực tuyến hay trực tiếp cũng cấm.

Ông tán thành với Bộ trưởng trong điều kiện dạy trực tuyến cấm dạy thêm, học thêm. Tuy nhiên, ông cảm giác vấn đề này chưa giải quyết được căn nguyên gốc rễ.

Điều này thể hiện ở chỗ, từ trước đến nay coi vấn đề này như một vấn nạn xã hội và xử lý theo cách cấm. Có nơi tổ chức mai phục, bắt quả tang giáo viên dạy thêm đưa lên báo chí. “Tôi cho rằng cách ứng xử với nhà giáo như vậy là không phù hợp”, ĐB nói.

Ông cho rằng, không nên có tư duy cái gì không quản được thì cấm, mà nên đánh giá tác dụng, ý nghĩa của nó trong đời sống. Việc này cũng xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của học sinh, phụ huynh.

“Thú thực, con em chúng tôi trưởng thành, đỗ đạt đi học, đi làm cũng nhờ dạy thêm chứ không phải không”, ĐB chia sẻ.

“Có vấn đề nữa là, có ĐB ví von ngành y tế và giáo dục tại sao y tế không cấm mà giáo dục cấm. Tại sao ngành y được làm thêm mà giáo dục không được dạy thêm”.

Tôi cảm giác khi giải quyết vấn đề này, chúng ta không giải quyết căn cơ. Chúng ta có 38 vạn giáo viên phổ thông, tiểu học. Việc dạy thêm xuất phát từ vấn đề đó là đời sống, thu nhập giáo viên quá thấp. Rất nhiều giáo viên coi dạy thêm như là mưu sinh. Cần phải nhìn nhận vấn đề này để giải quyết thấu đáo về ý nghĩa tác dụng, nhu cầu, đời sống của giáo viên. Tôi mong ngành nhìn thẳng vấn đề này có giải pháp căn cơ. Qua 2 năm dịch, giáo viên cũng là đối tượng cần cứu trợ”- ĐB nói.

Thu gọn
11/11/2021 | 10:56

10h09

Không nhồi nhét khi học sinh quay lại trường

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trả lời câu hỏi về dạy học trực tuyến. Ông cho biết VN có kinh nghiệm và sự chuẩn bị trong đợt dịch trước 2019-2020, nhưng bước vào 2021, quy mô tính chất thời gian của việc học trực tuyến chưa từng có tiền lệ nên không tránh khỏi nhiều thách thức.

Đảng, Nhà nước, Chính phủ rất quan tâm để chuyển đổi số quốc gia, phát triển hạ tầng, nhưng mức độ cũng còn khó khăn. Bộ trưởng thông tin lại có 1,8 triệu học sinh không có thiết bị.

{keywords}
Bộ trưởng yêu cầu khi các em quay trở lại trường, cho các em làm quen lại môi trường, học cách phòng chống dịch, lấy lại tinh thần thư thái, chứ không nhồi nhét ngay. Ảnh: Lê Huyền

"Có được cái điện thoại trong hoàn cảnh nào đó cũng tốt, có gia đình 2-3 anh chị em có 1 điện thoại để học. Đây là việc bất đắc dĩ để ứng phó", Bộ trưởng bày tỏ và cho rằng đây là vấn đề cấp bách, các địa phương cần sắm thêm trang thiết bị cho nhà trường và học sinh.

Ở những vùng khó khăn, thời gian qua lại được học trực tiếp nhiều như ở vùng trung du miền núi phía Bắc.

Để đánh giá được chất lượng, Theo Bộ trưởng, Bộ có theo dõi hằng ngày diễn biến các đơn vị dạy đến đâu, GV dạy thế nào, tương tác ra sao. Bộ cũng hỗ trợ trang thiết bị. Tháng 11, trên 50.000 máy tính được phân phối đến các nơi.

"Việc học trực tuyến có những thách thức ảnh hưởng đến chất lượng" Bộ trưởng khẳng định.

Bộ trưởng yêu cầu khi các em quay trở lại trường, đừng đánh giá các em đã tiếp thu những gì, không căng thẳng quá. Trước tiên, cho các em làm quen lại môi trường, học cách phòng chống dịch, lấy lại tinh thần thư thái, chứ không nhồi nhét ngay.

Trong nhóm học sinh sẽ quay lại trường, Bộ trưởng cho biết, nhà trường sẽ củng cố kiến thức, GV đánh giá xem học sinh mức độ đến đâu phân ra các nhóm, 1 lớp sẽ không còn đồng đều. Ông lý giải, có cháu thiết bị học tốt, bố mẹ kèm cặp tốt, có cháu thiết bị kém, bố mẹ bận rộn. Lúc này, việc triển khai phương pháp theo hướng cá thể hóa rất phù hợp.

Không phó thác SGK cho tổ chức, cá nhân

Về giải pháp đối với SGK, cần làm gì để tăng cường chất lượng cho bộ SGK cần nhiều yếu tố, trong đó người soạn là quyết định, quy trình biên soạn, thẩm định... Bộ trưởng cho hay đang sửa thông tư về biên soạn thẩm định xuất bản SGK, chủ trương không đợi tác giả mang bản mẫu đến thẩm định, Bộ sẽ giám sát đồng hành cùng nhóm tác giả ngay từ đầu.

Bộ cần theo sát toàn bộ chứ không phó thác cho các tổ chức, cá nhân.

Thu gọn
11/11/2021 | 10:46

10h06

ĐB Nguyễn Danh Tú (Kiên Giang): Theo báo cáo của Bộ trưởng, có 1,5 triệu học sinh không có thiết bị học theo phương thức trực tuyến. Số lượng máy tính huy động chỉ đáp ứng 46,1% tổng nhu cầu hỗ trợ học sinh khó khăn. Với trách nhiệm người đứng đầu, Bộ trưởng cho biết, việc học trực tuyến của 53,9% học sinh có hoàn cảnh khó khăn như thế nào?. Bộ trưởng đánh giá chất lượng việc học trực tuyến như nào, giải pháp bổ sung kiến thức cho học sinh sau học trực tuyến?

{keywords}
Một buổi học trực tuyến của cô trò Hà Nội. Ảnh: Thanh Hùng

ĐB Trần Công Phàm (Bình Dương): Muốn Bộ trưởng nói rõ hơn vấn đề ĐB nêu mà Bộ trưởng chưa nói hết ý, là chuyện SGK. Nhiều cử tri nói SGK còn nhiều lỗi và sạn. Ý kiến đó đúng không? Nếu đúng, Bộ trưởng đã và sẽ làm gì để nâng cao chất lượng?

ĐB Nguyễn Thị Hồng Hạnh (TP.HCM): Đề nghị Bộ trưởng cho biết đánh giá bước đầu về ưu điểm và hạn chế việc học SGK mới với lớp 1-2-6?

Bộ trưởng chỉ đạo gì về giải pháp chung của ngành đảm bảo kết quả kiểm tra khi học trực tuyến?

Việc ứng xử trên mạng xã hội có nhiều bất cập, ảnh hưởng giới trẻ. Bộ trưởng có phương án đưa chương trình học ứng xử trên mạng xã hội vào môn học chính thức của môn giáo dục công dân không?

ĐB Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) tranh luận: Tôi chia sẻ với Bộ trưởng, nhưng Bộ trưởng trả lời ĐB Nguyễn Thị Huế (Bắk Kạn) chưa thuyết phục. Vì sách sai thì học sinh cũng đã mua, đã học, nên dư luận đang trông chờ vào việc giải quyết dứt điểm, kịp thời và minh bạch của Bộ. Cần có sự trả lời trước công luận càng sớm càng tốt.

Tôi cho rằng tập thể tác giả và NXB GDVN phải có trách nhiệm lắng nghe, giải trình trước công luận và đưa ra hướng khắc phục. Bộ GD&ĐT là cơ quan có thẩm quyền phê duyệt SGK, trách nhiệm trước hết là của Hội đồng thẩm định do Bộ thành lập, 2 là cơ quan tham mưu của Bộ, 3 là lãnh đạo Bộ.

Dù việc phê duyệt SGK là của nhiệm kỳ trước, nhưng trách nhiệm quản lý nhà nước xuyên suốt, nên lãnh đạo Bộ cần chỉ đạo NXB GDVN và tập thể SGK nói trên trả lời công luận, nếu có sai sót thì lãnh đạo Bộ phải chỉ đạo sửa chữa, khắc phục và xử lý theo thẩm quyền.

Thu gọn
11/11/2021 | 10:36

9h55

Trả lời câu hỏi ĐB Nguyễn Thị Thu Dung về thông tư quy định dạy văn hóa trong trường nghề, Bộ trưởng cho biết việc xây dựng thông tư đã hoàn thành, đang cho lấy ý kiến và sẽ cho ban hành sớm nhất.

Nhiều trường đa ngành có xu hướng mở các mã ngành về sức khỏe, Bộ trưởng cho biết trong tự chủ đại học việc mở mã ngành là quyền của các trường, nhưng riêng có 2 nhóm về sức khỏe và sư phạm thì Bộ vẫn thẩm định, quyết định. “Chúng tôi sẽ có rà soát việc thực hiện quy định, còn điều gì chưa chặt chẽ sẽ bổ khuyết thêm”- ông Sơn nói.

{keywords}
Bộ đã 2 lần tinh giản chương trình, xác định nội dung cốt lõi.

Câu hỏi của ĐB Trương Thị Ngọc Ánh về chương trình dạy học trực tuyến, Bộ trưởng cho biết, Bộ đã ban hành văn bản xác định chương trình cốt lõi theo hướng tinh giản phục vụ cho dạy trực tuyến và truyền hình. Trước tình hình dịch bệnh, Bộ đã 2 lần tinh giản chương trình, xác định nội dung cốt lõi.

Đối với các địa phương đang dạy trực tiếp, dạy trước các nội dung theo chương trình cốt lõi, nếu vẫn tiếp tục an toàn thì quay lại củng cố mở rộng. Còn những nơi dạy trực tuyến thì bám theo chương trình cốt lõi đó khi học sinh quay lại trường thì củng cố, mở rộng thêm.

Bộ trưởng cho biết theo chương trình cốt lõi thì dạy trực tuyến chỉ cần bám vào, chứ không bê nguyên xi.

Học sinh 27 điểm trượt đại học: Sẽ không để 1 trường nhiều cách xét tuyển

Học sinh tốt nghiệp THPT điểm cao nhưng vẫn trượt ĐH, có 165 học sinh từ 27 điểm trở lên không đỗ nguyện vọng nào, hầu hết học sinh này chỉ đăng ký 1 nguyện vọng công an, quân đội. Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng có nhiều nguyên nhân, trong đó do các trường đặt ra quá nhiều cách xét tuyển, mỗi cách xét tuyển thì chỉ tiêu ít, ảnh hưởng đến xét trúng tuyển.

Việc tuyển sinh là quyền của các cơ sở giáo dục đại học, nhưng các quyền đó phải nằm trong chế tài cho phép. Bộ trưởng lưu ý sẽ rà soát, không nên có quá nhiều các phương án xét tuyển trong 1 cơ sở giáo dục đại học.

Sẽ có đại học ảo

Câu hỏi của ĐB Phạm Thúy Chinh, Bộ trưởng cho biết, việc phát triển GD-ĐT qua internet đã được triển khai ở quy mô, cấp độ, các hoạt động thời gian qua. Tương lai có mô hình trường ĐH ảo, Bộ trưởng nhận định đây là tất yếu.

“Thế giới sẽ hướng tới, chúng tôi đang bắt tay vào chuẩn bị”- ông Sơn khẳng định.

Việc thiếu GV ngoại ngữ tin học ở miền núi là thực tế, Bộ trưởng cho rằng để đáp ứng 2 môn học này là vấn đề khó khăn. Bộ đang có một số giải pháp tăng chỉ tiêu cho khu vực miền núi, bồi dưỡng đào tạo tại chỗ cho các tỉnh.

Ông cũng nêu thực tế, GV ngành học này có phần ngại về vùng sâu, vùng xa. Ông cho rằng cũng cần xây dựng bài giảng để học sinh vùng núi đáp ứng được trong tình trạng thiếu GV.

Thu gọn
11/11/2021 | 10:17

9h52

ĐB Nguyễn Thị Thu Dung (Thái Bình): Hiện nay, nhiều trường đào tạo đa ngành đã và đang có xu hướng mở mã ngành đào tạo khối sức khỏe, điểm tuyển sinh đầu vào của trường này có chênh lệch với các trường chuyên ngành rất lớn, có mã ngành chênh lệch 10 điểm. Bộ trưởng có ý kiến gì về vấn đề này?

Bao giờ Bộ ban hành thông tư quy định việc giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa THPT trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp khi thông tư này đã chậm cho đến nay?

ĐB Trương Thị Ngọc Ánh (Cần Thơ): Việc dạy và học trực tuyến trong tình hình hiện nay hết sức phù hợp, tuy nhiên chương trình vẫn theo chương trình trực tiếp gây áp lực cho cả cô và trò, dẫn đến tình trạng giáo viên ưu tiên nội dung để giảng, như vậy học sinh sẽ bị lệch kiến thức. Bộ có kế hoạch gì điều chỉnh việc dạy học trực tuyến với từng bậc học?

Tình trạng nhiều học sinh tốt nghiệp THPT điểm cao nhưng vẫn trượt đại học, có ý kiến cho rằng sở dĩ do cơ chế các trường ĐH tự chủ xây dựng chỉ tiêu xác định phương thức. Theo Bộ trưởng, ý kiến dư luận như vậy có đúng không? Nếu đúng Bộ trưởng có giải pháp gì để giải quyết?

ĐB Phạm Thúy Chinh (Hà Giang): GD-ĐT qua mạng là kết quả của thời đại hội nhập. Kể từ khi bùng dịch, GD-ĐT qua mạng càng thể hiện rõ và phát triển mạnh hơn. Bộ đã có giải pháp gì cho việc xây dựng GD-ĐT qua mạng trong thời gian tới với điều kiện bình thường mới?

Thu gọn
11/11/2021 | 10:09

9h25

Dạy trực tuyến khó thay thế dạy trực tiếp

Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trả lời câu hỏi của ĐBQH về dạy học trực tuyến trong thời gian qua ảnh hưởng đến việc trang bị kỹ năng, đặc biệt các kỹ năng thông qua trực quan, tiếp xúc, thực hành.

Ngành nhận thấy, dạy trực tuyến khó thay thế dạy trực tiếp. Trong thời gian học sinh quay lại trường, một trong phần củng cố kiến thức, đặc biệt phải tăng cường trang bị các kỹ năng. Đây là nội dung quan trọng cần hỗ trợ, và đương nhiên cần sự phối hợp của phụ huynh và nhà trường.

{keywords}
Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn: "Với các cháu lớp 1 chọn dạy trên truyền hình là lựa chọn tối ưu được phụ huynh và dư luận đồng tình".

Theo Bộ trưởng, dịch còn kéo dài, muốn tăng cường chất lượng cần giải pháp tổng thể. Các đơn vị, vùng miền còn tiếp tục dạy trực tuyến thì việc đầu tiên cần trang bị hạ tầng CNTT, các bài giảng truyền hình cần tiếp tục.

Cùng với đó là thanh tra, kiểm tra, giám sát phải rà soát, làm sao thực hiện đúng các thông tư, hướng dẫn của Bộ, đảm bảo thời gian, nội dung giảng dạy. Một việc quan trọng là tăng cường hỗ trợ tư vấn tâm lý sức khỏe, tránh căng thẳng của học sinh. Bộ đang xây dựng các văn bản hướng dẫn việc tổ chức, kiểm tra, đánh giá định kỳ cho phù hợp.

Có lúng túng khi sắp xếp 3 giáo viên dạy môn tích hợp

Trả lời câu hỏi của ĐB Nguyễn Thị Huế, Bắc Kạn về SGK, vừa qua dư luận đặt vấn đề về SGK, đặc biệt là lớp 6 về nội dung khoa học và một bài trong sách Ngữ văn. Khi có ý kiến, hội đồng chuyên môn đã trao đổi với tác giả và điều chỉnh nội dung trước khi sách được in và chuyển đến tay học sinh. Về lâu dài, Bộ đang điều chỉnh quy trình, điều kiện đảm bảo SGK chất lượng ngày càng cao.

Về dạy tích hợp 1 môn 3 học phần đang thực hiện lớp 6, Bộ trưởng cho biết, trong hướng dẫn của Bộ sắp xếp làm sao 3 giáo viên phân môn khác nhau dạy theo logic của nội dung thì thuận lợn. Còn đơn vị nào sắp xếp 3 giáo viên dạy song song cũng có lúng túng.

“Việc này trong quá trình triển khai, Bộ đã có tập huấn trên 9.000 giáo viên, tuy nhiên chúng tôi tiếp tục tăng cường trong triển khai thời gian tới, trong đó vai trò của các lãnh đạo cơ sở trường học hết sức quan trọng”, tư lệnh ngành GD&ĐT nhấn mạnh.

Về câu hỏi của ĐB Hoàng Văn Liên, Long An về sinh viên ra trường không có việc làm, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng, đây là vấn đề có rất nhiều việc phải làm. Trong đó có vai trò của việc xác định phù hợp giữa cung và cầu, nhu cầu đào tạo, kết nối giữa nhà trường với DN, chất lượng đào tạo cũng là khâu quan trọng.

Nếu dự báo nhu cầu không chính xác, việc đào tạo không phù hợp với dự báo nguồn nhân lực dẫn đến tình trạng lĩnh vực này thiếu, lĩnh vực khác thừa. Cho nên công tác dự báo rất quan trọng, chất lượng đào tạo, tăng cường kỹ năng cho sinh viên, đủ nhân lực chất lượng cao là công việc lớn để sinh viên ra trường có việc làm.

Điều này đòi hỏi phải có giải pháp mang tính tổng thể, nhưng tầm nhìn chiến lược và quy hoạch mạng lưới các trường đại học quy hoạch ngành nghề để đào tạo cho phù hợp là nhóm giải pháp cần triển khai.

Dạy lớp 1 trên truyền hình là tối ưu trong bối cảnh hiện nay

Về lớp 1 học trên truyền hình, Bộ trưởng cho biết, trong chuyển dịch trạng thái của ngành để ứng phó dịch bệnh, riêng lớp 1, 2 chủ yếu học trên truyền hình. Còn các trường có đủ điều kiện thì mới dạy trực tuyến.

Trong vòng 2 tháng qua, Bộ phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam sản xuất 166 bài giảng hoàn toàn đáp ứng yêu cầu của 2 lớp. Mỗi môn học có hàng triệu lượt học sinh vào học và xem.

“Đây là một giải pháp trong nhiều giải pháp, cũng khó có giải pháp nào thỏa mãn tất cả yêu cầu mà chọn giải pháp tối ưu hơn cả. Với các cháu lớp 1 chọn dạy trên truyền hình là lựa chọn tối ưu được phụ huynh và dư luận đồng tình. Tuy nhiên việc kiểm tra, đánh giá các cháu như thế nào, khi các cháu quay lại trường thì củng cố kiến thức và sẽ có kiểm tra đánh giá phù hợp”, Bộ trưởng GD&ĐT nói.

Thu gọn
11/11/2021 | 09:43

9h21

ĐB Trần Văn Tuấn (Bắc Giang) cho rằng cần nâng cao rèn luyện các kỹ năng mềm cho học sinh, sinh viên không chỉ GD qua sách vở mà còn qua nhiều hình thức khác. Tuy nhiên, do dịch Covid-19, việc giáo dục kỹ năng bị xem nhẹ, quan điểm của Bộ trưởng, giải pháp khắc phục?

ĐB Nguyễn Thị Huế (Bắc Kạn) cử tri phản ánh bộ sách giáo khoa tiếng việt của NXB Giáo dục VN có một số bài thiếu tính khoa học, thiếu tính giáo dục, ý kiến của Bộ trưởng?

{keywords}
Cử tri cho rằng, việc cho trẻ em lớp 1 học trực tuyến chưa đạt được hiệu quả, quan điểm của Bộ trưởng?. Ảnh minh họa: Thúy Nga

Việc tích hợp môn học tự nhiên và xã hội dẫn đến 1 môn học có 3 giáo viên phải lên lớp, do việc đào tạo giáo viên theo từng chuyên môn khác nhau. Ý kiến của Bộ trưởng, giải pháp khắc phục?

ĐB Hoàng Văn Liên (Long An) hỏi, số lượng lớn sinh viên ra trường không có việc làm do nhiều nguyên nhân, trong đó có đào tạo chất lượng tại một số trường ĐH không gắn với xã hội. Trách nhiệm của Bộ?

Cử tri cho rằng, việc cho trẻ em lớp 1 học trực tuyến chưa đạt được hiệu quả, quan điểm của Bộ trưởng?

Thu gọn
11/11/2021 | 09:37

9h09

Học theo văn mẫu rất tai hại

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trả lời ĐB Nàng Xô Vi về câu hỏi chuyên môn trong dạy và học. Ông khẳng định vai trò của môn Ngữ văn, Tiếng Việt có tầm quan trọng trong bồi đắp tình cảm năng lực thẩm mỹ, phẩm chất làm người. Định hướng giáo dục: tăng yếu tố dạy người.

Bộ trưởng đã yêu cầu chấm dứt dạy theo văn mẫu, việc giáo viên đọc cho học sinh chép, học thuộc thì điều đó rất tai hại cho phát huy tính sáng tạo cảm xúc, tính chân thành của học sinh.

Các công việc kiểm tra, đánh giá lâu dài Bộ sẽ triển khai trong thời gian tới.

Câu hỏi về dạy học thêm của ĐB Thái, việc chấm dứt văn mẫu cũng chính là góp phần giảm dạy thêm, học thêm. Bộ trưởng cho biết việc này ngành nghiêm cấm, tuy nhiên gần đây có hiện tượng này, ông khẳng định bình thường học trực tiếp phải ngăn chặn, lên án. Theo quy định số giờ, nếu các trường thấy học sinh học quá thì đề nghị các sở thanh tra kiểm tra. Quan điểm, Bộ sẽ tăng cường thanh, kiểm tra để ngăn chặn.

Câu hỏi của nữ ĐB Thanh, Bộ trưởng nhấn mạnh qua dịch bệnh test lại cả hệ thống. Nói về việc ngành cần sửa chữa, bổ sung, Bộ trưởng cho biết, sức mạnh niềm tin được củng cố từ hơn 1 triệu giáo viên, cán bộ quản lý. Các thầy cô không kêu ca, trên các diễn đàn không nhiều ý kiến phàn nàn, tinh thần tận tâm.

Về phía Bộ đã cố gắng, anh em cán bộ tận tình trách nhiệm, nhưng qua dịch bệnh cũng có vấn đề cần điều chỉnh. Bộ trưởng nêu đó là: thể chế, chế độ chính sách, các văn bản quy phạm để ứng phó...

Qua chống chọi với dịch bệnh nhìn thấy sức mạnh của hạ tầng đến đâu, Bộ trưởng thừa nhận đây là vấn đề yếu, cần được quan tâm.

Kỹ năng của đội ngũ quản lý, nhà giáo, học sinh cần tăng cường thêm.

Thời gian tới, Bộ trưởng cho biết, cả nước trong 713 quận, huyện, thị thì có 350 nơi đang dạy học trực tuyến, còn lại học trực tiếp. Có 3 nhóm: nhóm vẫn học bình thường cần tăng cường chất lượng như bình thường, nhóm đang quay trở lại cần nhóm giải pháp khác, nhóm vẫn học trực tuyến. Mỗi nhóm sẽ có cách giải quyết thêm.

 

Thu gọn
11/11/2021 | 09:35

9h05

Chủ tịch QH thông báo có 47 ĐBQH đăng ký chất vấn. Chủ tọa mời tối đa 3 ĐB chất vấn. Chủ tịch QH đề nghị ĐB chất vấn nói to, rõ ràng, chọn vấn đề trọng tâm.

ĐB Nàng Sô Vi (Kon Tum): Vừa qua Bộ chỉ đạo không dùng văn soạn mẫu trong nâng cao chất lượng dạy và học, Bộ trưởng chỉ đạo như thế nào để nâng cao chất lượng hơn?

ĐB Nguyễn Huy Thái (Bạc Liêu) chia sẻ với khó khăn của ngành giáo dục giai đoạn này. Mặc dù Bộ nghiêm cấm dạy thêm học thêm nhưng trong tình hình dịch vẫn còn tình trạng này. Quan điểm của Bộ trưởng?

ĐB Nguyễn Thị Quyến Thanh (Vĩnh Long): ngành GD có thích ứng linh hoạt kịp thời, nhà giáo vượt khó, tuy nhiên công tác điều hành của bộ ngành cũng gặp vấn đề. Qua đợt dịch vừa rồi, Bộ trưởng thấy vấn đề gì cần khắc phục?

Dự báo thời gian tới dịch còn phức tạp, dạy và học trực tuyến được xem là ổn định lâu dài, Bộ có định hướng gì đảm bảo chất lượng giáo dục, ổn định tâm lý giáo viên học sinh?

 

Thu gọn
11/11/2021 | 09:33

9h02

Dịch bệnh để lại cho giáo dục nhiều hậu quả nặng nề

Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn báo cáo trước khi trả lời chất vấn.

Theo Bộ trưởng, gần 2 năm qua dịch bệnh đã làm đảo lộn, tàn phá tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong đó, có giáo dục và đào tạo là lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề. Kế hoạch năm học đứt đoạn, chương trình và nội dung giáo dục phải thay đổi chỉ còn phần cốt lõi.

Gần 20 triệu học sinh, sinh viên không được tới trường trong thời gian dài. Trên 70.000 sinh viên không thể ra trường đúng hạn, ảnh hưởng đến việc cung cấp nguồn nhân lực. Việc học trực tuyến, qua truyền hình trong điều kiện hạ tầng còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn đã gây ra nhiều hệ lụy.

{keywords}
Bộ trưởng GD&ĐT trả lời chất vấn của các ĐBQH.

“Học sinh căng thẳng mệt mỏi; thầy cô cực nhọc, áp lực; phụ huynh bức xúc; xã hội lo lắng. Những việc bi hài, cả những việc đau lòng đã diễn ra khó có thể kể siết”, tư lệnh ngành GD-ĐT chia sẻ.

Ông cho biết, thực hiện tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, ngừng tới lớp nhưng không ngừng học tập, cả ngành giáo dục và đào tạo đã chủ động chuyển trạng thái sang dạy và học ứng phó với dịch bệnh, ra sức cố gắng hạn chế những tác động tiêu cực đến giáo dục, kiên trì theo đuổi mục tiêu chất lượng.

Bộ đã động viên toàn bộ cán bộ, nhân viên, nhà giáo, cán bộ quản lý toàn ngành khắc phục khó khăn, phát huy tinh thần nghề nghiệp với học sinh cùng nhau đoàn kết ứng phó với dịch bệnh, tất cả vì học sinh thân yêu.

Theo Bộ trưởng, dịch bệnh đang dần kiểm soát, cuộc sống bình thường mới đang dần xác lập, kinh tế và hoạt động xã hội dần phục hồi nhưng ngành giáo dục đang bắt đầu chặng đường mới với những khó khăn, thách thức còn phía trước.

Hậu quả của dịch gây ra để lại lâu dài không thể khắc phục một sớm một chiều. Ngành đã triển khai đánh giá, bước đầu có những con số chỉ số tác động tiêu cực. Có điều thấy ngay, nhưng có điều ảnh hưởng lâu dài chưa đo đếm được. Đặc biệt những lỗ hổng về kiến thức, tác động tâm lý, tinh thần, tình cảm của học sinh.

“Trong dịch chuyển trạng thái ứng phó với dịch vừa qua, thật cảm động khi ngành được đặc biệt quan tâm, được xã hội chung tay hỗ trợ. Thay mặt 1,5 triệu giáo viên cùng 24 triệu học sinh sinh viên tôi xin trân trọng bày tỏ sự biết ơn sâu sắc”, Bộ trưởng nói.

 

Thu gọn
10/11/2021 | 18:03

7h30

Trước phiên chất vấn, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đã có báo cáo gửi đến các ĐBQH liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn. Tính đến ngày 30/10, cả nước hiện có 23 tỉnh, thành tổ chức dạy học trực tiếp; 15 tỉnh, thành kết hợp cả dạy học trực tiếp, trực tuyến và qua truyền hình; còn lại 25 tỉnh, thành chỉ tổ chức dạy học trực tuyến và qua truyền hình.

Dạy học trực tuyến, dạy học qua truyền hình là giải pháp cần thiết của các nhà trường nhằm giúp học sinh không “quên” kiến thức, duy trì nền nếp học tập, thực hiện phương châm “tạm dừng đến trường, không dừng học”, đảm bảo hiệu quả, công bằng trong tiếp cận các điêu kiện giáo dục, học tập giữa học sinh các vùng miền.

Đối với Giáo dục Mầm non, một bộ phận không nhỏ giáo viên ngoài công lập không có lương khi phải nghỉ dạy trong thời gian trẻ em ở nhà không đến trường, dẫn đến bỏ việc. Đây sẽ là khó khăn lớn của các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập sau thời gian nghỉ tránh dịch.

Trẻ không được đến trường, trong khi nhiều phụ huynh không có kỹ năng, kiến thức chăm sóc trẻ, thời gian trẻ ở nhà dài dẫn đến áp lực, căng thẳng, dễ gây ra mất an toàn cho trẻ. Nhiều phụ huynh phải sắp xếp công việc để chăm sóc con ở gia đình, ảnh hưởng lớn tới thu nhập và phát triển kinh tế.

Bộ trưởng cũng thừa nhận, việc hướng dẫn trực tuyến cho cha mẹ trẻ hạn chế về nội dung, phương pháp, trang thiết bị và các chất liệu thực tiễn, trực quan sinh động, chưa đảm bảo tương tác tích cực với trẻ mầm non.

Những hạn chế nêu trên dẫn đến trẻ em giáo dục mầm non giai đoạn hiện nay có nguy cơ chậm phát triển.

{keywords}
Ảnh: Thúy Nga

Đối với Giáo dục Phổ thông, học sinh các gia đình nghèo, vùng khó khăn đang thiếu thiết bị để học tập trực tuyến, có tới 1,5 triệu học sinh không có bất cứ thiết bị nào để học tập theo phương thức này. Các bài dạy trên truyền hình chưa phủ hết tiến trình bài học chương trình các môn học.

Tổ chuyên môn và các cơ sở giáo dục còn gặp nhiều bỡ ngỡ, khó khăn về thời gian và con người, có hiện tượng cắt ngang chương trình môn học để dạy song song. Nhiều bài giảng trực tuyến chưa sinh động, hấp dẫn; hạn chế tương tác giữa học sinh và giáo viên, đặc biệt là khi học sinh học qua truyền hình....

Giáo viên còn gặp khó khăn trong việc chuyển đổi giữa kế hoạch dạy học trực tiếp sang trực tuyến, trên truyền hình và ngược lại.

Đối với Giáo dục Đại học, còn 20 cơ sở đào tạo vẫn còn khóa sinh viên chưa hoàn thành hết bài đánh giá kết thúc năm học, chủ yếu thuộc các khối trường văn hóa nghệ thuật, trường đào tạo khối ngành sức khỏe. Nhiều cơ sở GDĐH chưa tổ chức được công tác tuyển sinh trình độ thạc sĩ và tiến sĩ.

Việc bảo đảm chất lượng đào tạo trực tuyến gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với các chương trình đào tạo yêu cầu nhiều thời gian thực hành, thực tập để trang bị các kỹ năng nghề nghiệp.

Để hỗ trợ học sinh học trực tuyến và học qua truyền hình, Bộ GD&ĐT đã phối hợp với Bộ TT&TT triển khai chương trình “Sóng và máy tính cho em” nhằm vận động tài trợ, quyên góp phương tiện học tập cho học sinh khó khăn.

Về kỳ thi tốt nghiệp THPT, Bộ GD&ĐT đã công bố phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2022 theo hướng giữ ổn định phương thức tổ chức thi/tuyển sinh như các năm 2020, 2021; tăng cường phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước và trách nhiệm triển khai của Bộ và các địa phương, cơ sở giáo dục trong chỉ đạo, tổ chức thi/tuyển sinh.

Bộ đã tham khảo ý kiến rộng rãi các ĐBQH, chuyên gia, giáo viên và học sinh để xây dựng phương án tổ chức thi giai đoạn 2023-2025 phù hợp với tình hình dịch Covid-19 có thể kéo dài trong nhiều năm, đảm bảo thực hiện hiệu quả lộ trình đổi mới thi/tuyển sinh.

Đối với công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng, tinh thần là cơ sở giáo dục đại học tự chủ và chịu trách nhiệm về tuyển sinh theo quy định của Luật Giáo dục đại học, bảo đảm sự công bằng giữa các thí sinh, có sự giám sát mạnh mẽ của xã hội.

Trần Thường - Hương Quỳnh - Thu Hằng

Bộ trưởng Y tế: Mạnh dạn cho trẻ đi học, không nên chờ đợi tiêm vắc xin

Bộ trưởng Y tế: Mạnh dạn cho trẻ đi học, không nên chờ đợi tiêm vắc xin

Bộ Y tế và GD-ĐT khuyến cáo các địa phương mạnh dạn đưa các cháu đi học, không nên đợi chờ vì vắc xin chỉ tiêm cho trẻ từ 12 tuổi trở lên, trẻ từ 5 - 11 tuổi không thể đợi chờ vắc xin.

Thu gọn