Theo Nghị quyết, tổng số đơn vị bầu cử ĐBQH khóa XV trong cả nước là 184. Trong đó, Hà Nội và TP.HCM là 2 địa phương có nhiều đơn vị bầu cử nhất.
Cụ thể, Hà Nội có 10 đơn vị bầu cử để bầu ra 29 ĐBQH. Từ đơn vị số 1 - 9 bầu cử mỗi nơi 3 ĐBQH; còn đơn vị bầu cử số 10 gồm huyện Sóc Sơn và huyện Mê Linh bầu 2 ĐBQH.
TP.HCM có 10 đơn vị bầu cử để bầu 30 ĐBQH, mỗi đơn vị bầu 3 đại biểu. Kế đến là Thanh Hóa có 5 đơn vị bầu cử 14 ĐBQH; Nghệ An có 5 đơn vị bầu cử 13 ĐBQH; Đồng Nai có 4 đơn vị bầu cử 12 ĐBQH; Bình Dương có 4 đơn vị bầu cử 11 ĐBQH.
Các tỉnh còn lại có từ 2 đến 3 đơn vị bầu cử để bầu từ 6 - 9 ĐBQH.
Toàn văn Nghị quyết 64 về đơn vị bầu cử và số lượng ĐBQH các tỉnh, thành
Thu Hằng
Rộng cửa cho người tự ứng cử tham gia Quốc hội khóa mới
Theo cơ cấu hiện nay, số ĐBQH là người ngoài Đảng, người tự ứng cử từ 5 - 10% (25 - 50 người). Vì vậy, cửa dành cho người tự ứng cử tham gia Quốc hội rộng.