Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động tại Khoản 3 Điều 4 quy định như sau:

{keywords}
Ảnh minh hoạ

“3. Công việc và địa điểm làm việc được quy định như sau:

a) Công việc: Công việc mà người lao động phải thực hiện;

b) Địa điểm làm việc của người lao động: Phạm vi, địa điểm người lao động làm công việc đã thỏa thuận; trường hợp người lao động làm việc ở nhiều địa điểm khác nhau thì ghi các địa điểm chính người lao động làm việc.”

Như vậy, đối với hợp đồng lao động với người lao động làm việc ở nhiều địa điểm khác nhau thì hợp đồng phải  nêu rõ các địa điểm chính người lao động làm việc. Do vậy, nếu người lao động làm việc thường xuyên làm việc tại chi nhánh công ty bạn có thể ghi địa điểm làm việc trong hợp đồng là: tại chi nhánh và địa chỉ cụ thể của chi nhánh.

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)

Ban Bạn đọc

Bồi thường thế nào cho công nhân bị sa thải trái pháp luật?

Bồi thường thế nào cho công nhân bị sa thải trái pháp luật?

Đơn vị tôi sa thải người lao động trái luật, sau khi bồi thường theo điều 42 Bộ luật lao động thì có phải bồi thường danh dự không và mức bồi thường như thế nào.