Hãy tưởng tượng một khu đô thị với cơ sở hạ tầng hiện đại gần hoàn thiện, gồm những tòa nhà cao chọc trời, các khu vui chơi giải trí quy mô cùng nhiều công trình kiến trúc đồ sộ khác, ... nhưng tuyệt nhiên không có người ở. Cảnh tượng dường như chỉ có trong các bộ phim kinh dị thực tế lại ngày càng phổ biến ở Trung Quốc.

{keywords}

Nhằm thực hiện "đại kế hoạch di dân", chuyển 250 triệu người từ các vùng nông thôn lên thành thị vào năm 2026, nhà chức trách Trung Quốc đã cho xây dựng hàng trăm khu đô thị mới. Song, những trung tâm này hiện vẫn trong tình trạng hoang vắng, chờ người đến ở.

{keywords} 

{keywords} 

Nhiếp ảnh gia Mỹ Kai Caemmerer đã ghi lại những gì mình được tận mắt chứng kiến ở các "thành phố ma" của Trung Quốc, sau chuyến đi khám phá chúng vào năm 2015.

{keywords} 

Cuốn sách ảnh nhan đề "Unborn Cities" của ông đã khắc họa hiện tượng phát triển đô thị độc nhất vô nhị ở đại lục, thông qua các bằng chứng được chụp ở quận Kangbashi thuộc thành phố Ordos của Khu tự trị Nội Mông, quận tài chính Yujiapu gần Thiên Tân và khu đô thị hồ Meixi thuộc tỉnh Hồ Nam.

{keywords} 

Anh Kai tiết lộ, bản thân chưa bao giờ ngủ lại ở các "thành phố ma", mà thay vào đó lưu trú ở những thị trấn sầm uất lân cận.

{keywords} 

Anh Kai giải thích: "Không giống nhiều thành phố của phương Tây, vốn bắt nguồn từ các khu dân cư nhỏ và phát triển theo các ngành nghề của địa phương, cộng đồng người cư trú và lịch sử thành lập, những trung tâm này được xây dựng tới mức gần hoàn thiện trước khi đưa người tới ở.

{keywords} 

{keywords} 

Vì vậy, có một khoảng thời gian chuyển giao giữa các giai đoạn phát triển cuối cùng và thời điểm những khu vực này trở nên đông đúc thấy rõ, khi các tòa nhà đứng sừng sững, trống rỗng và chờ đợi.

{keywords} 

Trong khoảng thời gian này, truyền thông phương Tây thường miêu tả các khu vực này là những 'thành phố ma', bị bỏ hoang, mà không nhận ra rằng chúng được xây dựng theo một mô hình đô thị, thời gian biểu cũng như quy mô chưa từng có và đơn giản là không giống với những phương pháp đô thị hóa của phương Tây".

{keywords} 

Nhiếp ảnh gia Mỹ đã sử dụng các bức ảnh cỡ lớn để có cái nhìn rõ hơn về kiến trúc và quy mô hoành tráng của các thành phố ma ở Trung Quốc cũng như làm "thay đổi cảm giác về hiện thực". Dù vẫn chờ các cư dân đến tiếp quản, nhưng những thành phố này trông giống mô hình nhiều hơn là một nơi thực sự để sinh sống.

{keywords} 

"Nhiều thành phố mới này dự kiến phải 15 - 25 năm sau khi bắt đầu xây dựng mới hoàn thiện hoặc trở nên sôi động. Chúng được xây dựng cho tương lai xa và ở thời điểm hiện tại, chúng ta chỉ có thể phỏng đoán về cấu trúc của nó lúc hoàn thành", nhiếp ảnh gia Kai nhấn mạnh.

{keywords} 

Tuấn Anh (Theo Business Insider, Daily Mail)

XEM CÁC TIN CÔNG NGHỆ MỚI NHẤT: