Với mỗi đôi cá chép Trung Quốc có giá từ 400.000 – 700.000 đồng còn cá chép Nhật Bản có giá từ 2.000.000 – 4.000.000 đồng. Mỗi ngày chủ hàng kiếm được hàng chục triệu đồng".

Cận cảnh  sản xuất “siêu xe” trong nước

Thôn Thủy Trầm (xã Tuy Lộc – Cẩm Khê – Phú Thọ) được biết đến là “thủ phủ” sản xuất cá chép đỏ lớn nhất miền Bắc. Từ nhiều năm nay, người dân không quản ngại khó khăn bền bỉ gắn bó với nghề truyền thống ấy nhằm tạo thêm thu nhập.

Để có được những “siêu xe hạng sang” phục vụ ngày Tết ông Công ông Táo (23 tháng chạp) người dân Thủy Trầm đã tiến hành sản xuất trước đó khoảng 9 tháng.

Những con cá bố mẹ được tuyển chọn với chất lượng tốt nhất sau đó đem nhân giống. Giữa tháng 6 là thời điểm cuối cùng để cá bố mẹ sinh sản. Cá con đẻ ra được người dân đem thả xuống ao nuôi lớn trong điều kiện thích hợp, sao cho cá phát triển tốt, kịp thời gian thu hoạch.

 

{keywords}
 Cá chép đỏ sau 5 tháng nuôi trong ao đến thời điểm hiện tại đã đạt tiêu chuẩn để đánh bắt

Là người nuôi cá chép đỏ lâu năm, ông Trần Ngọc Tiếp (khu 3 – Thủy Trầm) cho biết: “Mỗi ao cá diện tích trung bình là 1 sào (360m2) sẽ thả khoảng 8000 con. Cá lúc mới thả chỉ to gần bằng 1 ngón tay, khoảng 200 con/1kg”

Thời gian để cá chép đỏ phát triển tốt nhất bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 10. Bên cạnh yếu tố thời tiết, nguồn nước và thức ăn cũng đóng vai trò quan trọng đối với sự sinh trưởng của cá chép đỏ.

“Là giống cá ăn tạp, nên nguồn thức ăn khá phong phú, 1 số loại phổ biến như: Cám nổi, bèo tấm, hoặc các loại rau tạp băm nhỏ,.. Tuy nhiên, để thuận lợi cho việc vận chuyển, người nuôi thường giữ cho cá lớn ở mức vừa phải, có thời điểm phải kìm hãm không cho ăn” – Ông Tiếp chia sẻ.

Từ ngày 18 đến ngày 22 tháng chạp, người dân bắt đầu chuẩn bị phương tiện đánh bắt, cả làng Thủy Trầm lúc này như 1 ngư trường thu nhỏ. Cá bắt lên được được tuyển chọn kỹ lưỡng. Sau đó, đem thả vào bể chứa để ép, không cho ăn nhằm giữ cho thân cá dẻo dai.

 

{keywords}
“Cá màu đỏ cờ, trên mình không có chấm đem, mắt den và sáng sẽ là những con cá chất lượng tốt” – Ông Tiếp cho biết

Cá trong bể chứa khoảng 2-3 ngày được giao bán tại chỗ cho các thương lái đến mua. Hoặc người nuôi chủ động chở cá đi các tỉnh như: Vĩnh Yên, Hòa Bình, Yên Bái,… để tiêu thụ hay đem bán lẻ tại các chợ với giá giao động từ 80.000 đến 100.000 nghìn/1 kg khoảng 40 con.

Theo lời ông Bùi Văn Trữ - Chủ tịch làng nghề cá chép đỏ chia sẻ: “Hiện nay, cả thôn có khoảng 90% hộ gia đình nuôi cá chép đỏ. Nên tết ông Công ông Táo năm nay không lo “cháy” cá”. 

"Siêu xe"  nhập ngoại giá tiền triệu

Khu phố Hàng Đậu, (Hoàn Kiếm) mấy hôm nay luôn trong tình trạng đông khách tới mua cá. Đi đến cửa hàng nào cũng thấy bày bán những con cá cảnh với đủ loại màu sắc, trong đó không thể thiếu được trong những ngày này là những con cá chép.

Theo ghi nhận của PV vào chiều ngày 30/1 tại phố Hàng Đậu, cửa hàng bán cá nào cũng có khoảng từ vài chục đến vài trăm con cá chép để phục vụ cho nhu cầu của người dân trong ngày ông Công, ông Táo về “chầu trời”.

 

{keywords}
Cá chép Nhật Bản giá từ 2.000.000 – 4.000.000 đồng

Theo một chủ một cửa hàng trên phố Hàng Đậu chia sẻ: "Những con cá chép này được nhập từ Trung Quốc và Nhật Bản. Khi sinh ra chúng có màu khác, nhờ có bàn tay con người dùng la-zer xăm lên thân con cá chúng mới có màu sắc sang trọng. Với mỗi đôi cá chép Trung Quốc có giá từ 400.000 – 700.000 đồng còn cá chép Nhật Bản có giá từ 2.000.000 – 4.000.000 đồng”.

Chị này cũng tiết lộ: "Mỗi ngày cửa hàng của tôi bán được khoảng gần chục đôi cá chép Trung Quốc và  Nhật Bản thu về hàng chục triệu đồng".

Bài cúng ông Công ông Táo theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam

Bài cúng ông Công ông Táo theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam

Theo tục lệ, ngày 23 tháng Chạp hàng năm, các gia đình Việt thường làm lễ tiễn ông Công ông Táo về trời. Bên cạnh những lễ vật, mâm cỗ, các gia đình cũng cần quan tâm tới văn khấn.

Mâm cỗ tiễn ông Công, ông Táo của người Hà Nội xưa có gì?

Mâm cỗ tiễn ông Công, ông Táo của người Hà Nội xưa có gì?

Trong mâm cỗ tiễn ông Công, ông Táo của người Hà Nội xưa luôn chứa đựng một sự nhẹ nhàng, thanh tao và tinh tế.

Ý nghĩa tục lệ thả cá chép ngày 23 tháng Chạp

Ý nghĩa tục lệ thả cá chép ngày 23 tháng Chạp

Theo phong tục cổ truyền, 23 tháng Chạp hằng năm, mọi nhà đều làm lễ cúng ông Công ông Táo lên chầu trời. Ngoài mâm cỗ, các gia đình sẽ chuẩn bị cá chép để thả ra sông, hồ gần nhà...

Lễ cúng Táo Quân theo hướng dẫn của GS Lương Ngọc Huỳnh

Lễ cúng Táo Quân theo hướng dẫn của GS Lương Ngọc Huỳnh

23 tháng Chạp hàng năm là ngày làm cơm tiễn ông Công ông Táo về Trời. GS Lương Ngọc Huỳnh có một số lưu ý cho các gia đình khi chuẩn bị cho lễ cúng Táo quân...

Thanh Thúy