- Chống tiêu cực, tham nhũng là lĩnh vực nhiều rủi ro, cạm bẫy mà không phải người làm báo nào cũng đủ dũng cảm dấn thân trên mặt trận này.
Sáng nay, Hội Nhà báo Việt Nam, Uỷ ban TƯ MTTQ Việt Nam và báo Nhân dân tổ chức hội thảo Báo chí với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Chủ tịch Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân
|
Phát biểu khai mạc hội thảo, Chủ tịch UB TƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, lâu nay chúng ta có hạn chế là cơ quan Nhà nước phát hiện ít tham nhũng, không phải như vậy để không có đầu vào để làm việc. Thời gian qua, báo chí phát hiện nhiều các vụ tiêu cực, tham nhũng đó là đầu vào rất tốt.
"Với đà này báo chí còn phát hiện nhiều hơn nữa các vụ việc tiêu cực, tham nhũng. Vấn đề là các cơ quan chức năng xử lý thế nào với những vụ việc tiêu cực mà báo chí đã nêu, nếu xử lý không hiệu quả anh em báo chí chưa vui", Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân nói.
Vấn đề được nhiều đại biểu gợi ra là, những người đang làm báo, hay những phóng viên trẻ, các bạn sinh viên chuẩn bị ra trường nghĩ gì về mặt trận chống tham nhũng?
Chẳng có gì ngạc nhiên, khi câu trả lời được đưa ra là hầu hết trong số họ đều e ngại, không muốn dấn thân vào mặt trận này. Vì sao vậy? Giải đáp câu hỏi này, Phó Tổng biên tập Báo Tiền phong Phùng Sưởng đưa ra 4 nguyên nhân tạo ra các rào cản, trong đó có nguyên nhân vì lĩnh vực này quá vất vả, khó khăn, đặc biệt phải đối mặt với nhiều rủi ro, nguy hiểm.
Đương nhiên, một nửa sự thật không phải là sự thật. Nhưng với những bài báo chống tham nhũng, tiêu cực thì chỉ cần 1%, chỉ cần một chi tiết không đúng, hoặc không có chứng cứ cũng đủ mang lại rủi ro rất lớn.
Từ kinh nghiệm thực tế bảo vệ quyền lợi cho các nhà báo khi vướng vào vòng tố tụng trong cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, LS.TS Phan Trung Hoài cho rằng, trong cuộc đấu tranh này, nhà báo luôn đứng trước thách thức rất lớn, vì người tham nhũng thường có chức vụ, quyền hạn.
Theo LS Hoài, trong cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, có 3 điều cấm trong luật mà nhà báo dễ mắc phải: Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật đời tư và quy kết tội danh khi chưa có bản án. Vì vậy, các cơ quan báo chí cần trang bị cho các phóng viên bên cạnh kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp phải có kiến thức về pháp luật.
Luật sư Phan Trung Hoài |
PGS.TS Nguyễn Văn Dững – Trưởng khoa báo chí, Học viện Báo chí tuyên truyền đặt câu hỏi: Báo chí có chống được tham nhũng không? Dựa vào ai để chống tham nhũng?
Ngoài vấn đề thể chế, PGS.TS Nguyễn Văn Dững cho rằng, chống tham nhũng cần phải dựa vào dân, bởi “dân luôn luôn đúng”, dư luận xã hội luôn đúng, vì đó là dư luận của nhân dân.
PGS.TS Nguyễn Văn Dững |
Nhà báo Phùng Sưởng cho rằng, đã coi nhà báo là chiến sĩ trong mặt trận đó thì phải đảm bảo niềm tin. Đi chống ai đó thì phải đảm bảo an toàn, tự mình phải bảo vệ được chính mình, bởi cái mấu chốt nhất vẫn là yếu tố con người. Ông mong muốn cần coi hoạt động tác nghiệp của những nhà báo tham gia vào mặt trận phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực là một loại thi hành công vụ, cần tạo hành lang pháp lý tốt để các nhà báo, cơ quan báo chí yên tâm dấn thân.
Bên cạnh đó, sớm bổ sung chế tài xử lý hành vi không trả lời báo chí theo luật định, cần có chế tài trong việc cung cấp thông tin khách quan, kịp thời đối với những vụ việc có dấu hiệu sai phạm, khi cơ quan báo chí đề nghị cung cấp thông tin
Trước ý kiến phản ánh việc tiếp cận các kết luận thanh tra rất khó khăn, Chủ tịch Uỷ ban TƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân cho biết, vừa qua Mặt trận đã làm việc với Bộ GTVT và Thanh tra Chính phủ, qua đó đã kiến nghị phải làm tốt hơn vấn đề thông tin, vì đây là nguồn tin cho báo chí.
Tới đây, Mặt trận sẽ tiếp tục làm việc với các địa phương, và sẽ kiến nghị công bố kết quả thanh tra, tạo điều kiện cho các cơ quan báo chí tiếp cận nguồn thông tin.
Ghi nhận các ý kiến phản ánh, ông cho biết, tới đây sẽ tiến hành giám sát cả việc thực hiện quy chế phát ngôn, giám sát việc mở cửa, minh bạch thông tin, nhất là trong các vấn đề quyết định thanh tra, đấu thầu…
Báo chí chống tham nhũng chính là chống nội xâm
Tương lai, vận mệnh của đất nước sẽ bị đe dọa nếu cuộc chiến chống “giặc” tham nhũng không làm đến nơi đến chốn. Báo chí chống tham nhũng chính là chống nội xâm.
Hai chuyến thăm, một thông điệp
Hai chuyến thăm của những thành viên trong ban lãnh đạo cao nhất của Đảng tới cơ quan báo chí. Hai chuyến thăm ấy ắt không phải là một sự ngẫu nhiên.
Để nhà báo không 'chùn tay' chống tham nhũng
Chiều nay, Chủ tịch UB TƯ MTTQ VN Nguyễn Thiện Nhân đã tới thăm báo Phụ nữ TP.HCM.
Trần Thường