- Anh chàng nhà mình chỉ kém tập trung với những việc mà anh ta không thích thôi. Mình nói chuyện với rất nhiều người ở Việt Nam thì ai cũng bảo trẻ con đứa nào không vậy; hay kệ, rồi mai mốt lớn lên khắc hết.
Nhưng ở chỗ mình sống, một cá nhân xuất sắc và lập dị thường không được hoan nghênh.
Cá nhân mình cũng thấy rằng mẹ và cô giáo đâu có thể theo con cả đời để cổ vũ động viên, giúp con vượt qua khó khăn được. Con phải học cách đối diện với những công việc mình không muốn làm và hoàn thành nó. Chặng đường này vẫn còn khó khăn lắm với mẹ con mình.
Với việc kiểm soát sự cáu giận, mình cùng con luyện tập một số kỹ năng để con kiểm soát cơn cáu giận. Mình không nói nhiều và cũng cố gắng giữ mình để không cáu theo con. Chuyện này thật không đơn giản đâu. Vào một ngày xấu, công việc không thuận lợi, người mình mệt mỏi, việc nhà còn bề bộn, con nhỏ thì khóc lóc, con lớn thì cáu gắt, không phải dễ để bạn giữ mình thăng bằng. Nhưng muốn con không cáu thì bố mẹ phải mềm mỏng trước đã.
Mình nói chuyện với con để con hiểu rằng đó là vấn đề cần giải quyết. Con đề nghị mẹ nhắc con khi con hét to. Mỗi khi con lớn tiếng, mình lại nói: "Ôi, mẹ đau tai quá". Thế là con lại hạ volum xuống một chút. Nếu con vẫn giận, mình thường nói cho con biết là con đang giận dữ quá, hãy hít thở sâu xem sao. Thường thì sau một vài bước như vậy, con đã có thể nói với âm điệu bình thường cảm xúc của con thay vì la hét. Kinh nghiệm của mình chỉ có một chứ NHẪN.
Mình thường thừa nhận cảm xúc của con chứ không tìm cách dập tắt nó bằng bạo lực. Những lời như "Con thôi ngay đi, con đừng có hét vào tai mẹ"... nói chung không nên dùng (ít nhất là với con mình) vì con có thể thôi nhưng thực ra trong lòng vẫn cáu. Mình cũng nói với con là "Mẹ không thích nghe con la lối", hoặc "la hét là không lịch sự đâu", hoặc "khi con hét to quá mẹ chẳng hiểu gì cả".
Thường thì con mình phản ứng tích cực hơn với những lời này. Con nói nhỏ lại hoặc theo cách dễ nghe hơn. Việc tập cho con giảm cáu bẳn đã bắt đầu từ khi con học vỡ lòng và đến nay vẫn được mẹ con mình luyện tập. Nói vậy không để "dọa" các mẹ nhưng thực sự là sửa một khuyết điểm cho con không phải là việc ngày một ngày hai. Con mình giờ đã tiến bộ rất rất rất nhiều nhưng vẫn còn cau có lắm.
Việc phản ứng tiêu cực thì cũng nan giải. Khi con liên tục "muốn chết" mình và cô giáo thống nhất chỉ cho con nói "muốn chết" 5 lần mỗi ngày thôi. Con rất tò mò và hứng thú tham gia. Khi mẹ hoặc cô nhắc là "Con đã 'muốn chết' 3 lần rồi đấy nhé" thì lập tức sau đó con tươi tỉnh hẳn, đỡ muốn chết hẳn. Ngày nào con không nói "muốn chết" lần nào thì con được thưởng. Sau chừng 2 tháng thì con không còn muốn chết nữa.
Nhưng suy nghĩ tích cực là chuyện phải rèn luyện liên tục. Sau một thời gian, con gặp khó khăn với một môn học ở lớp, con lại bắt đầu suy nghĩ tiêu cực. Con cho rằng con ngu dốt, kém may mắn, bất hạnh. Một mặt, bọn mình phải giúp con trong môn học kia (chuyện này rất dễ, thật sự mình thấy dạy chữ cho con không hề khó, chỉ dạy nết mới khó thôi). Mặt khác mình lại phải quay lại việc hướng dẫn con suy nghĩ tích cực về việc học tập, về nhà trường và cuộc sống.
Thể thao, nhất là những môn thể thao có tính đồng đội, cũng giúp con mình tiến bộ rất nhiều. Con giải phóng được rất nhiều năng lượng dồng thời học được việc tuân thủ luật lệ, học cách hợp tác và đặc biệt là được thi đua - cái này là hợp với con mình, vốn sẵn tính hiếu thắng. Con mình chơi hockey, một môn khá là bạo lực. Ngoài ra, con bơi và chơi đá bóng. Con cũng rất hào hứng với các loại board games.
Mình đăng ký cho con theo học sân khấu ở trường. Sau 3 tuần, mình nhận được thư của cô giáo nói rằng nếu con không muốn tiếp tục luyện tập và biểu diễn thì bố mẹ phải ký giấy xin thôi học cho con. Thế là chúng mình lại phải trò chuyện với con, động viên con, thậm chí đến lớp và tham gia học cùng con (hoạt động này được khuyến khích, thỉnh thoảng các bố mẹ lại đến trường dự giờ và học cùng các con).
Đến tháng 4 vừa rồi, con đã đứng trên sân khấu, biểu diễn cùng các bạn trước cả nghìn lượt phụ huynh. Nathalie là bạn biểu diễn cùng con đã ôm con thắm thiết sau buổi biểu diễn cuối cùng, trước khi kết thúc năm học.
Với bọn mình, đó là một thành công hơn cả mong đợi. Cái anh chàng "chỉ muốn chết để khỏi phải cầm tay con gái", "chết để khỏi phải làm các thứ cho mọi người xem" giờ tươi cười cúi cháo khán giả từ giữa sân khấu sáng choang đèn đóm. Mình thật là mừng không kể hết. Mình nghĩ các môn thể thao và ngoại khóa góp phần đáng kể trong việc giúp một bạn nghịch ngoan lên. Việc được thể hiện bản thân bằng tất cả sức lực giúp các bạn ấy giải tỏa đáng kể ấy.
Nhưng ở chỗ mình sống, một cá nhân xuất sắc và lập dị thường không được hoan nghênh.
Hình minh họa. Nguồn ảnh: Parentconcensus |
Với việc kiểm soát sự cáu giận, mình cùng con luyện tập một số kỹ năng để con kiểm soát cơn cáu giận. Mình không nói nhiều và cũng cố gắng giữ mình để không cáu theo con. Chuyện này thật không đơn giản đâu. Vào một ngày xấu, công việc không thuận lợi, người mình mệt mỏi, việc nhà còn bề bộn, con nhỏ thì khóc lóc, con lớn thì cáu gắt, không phải dễ để bạn giữ mình thăng bằng. Nhưng muốn con không cáu thì bố mẹ phải mềm mỏng trước đã.
Mình nói chuyện với con để con hiểu rằng đó là vấn đề cần giải quyết. Con đề nghị mẹ nhắc con khi con hét to. Mỗi khi con lớn tiếng, mình lại nói: "Ôi, mẹ đau tai quá". Thế là con lại hạ volum xuống một chút. Nếu con vẫn giận, mình thường nói cho con biết là con đang giận dữ quá, hãy hít thở sâu xem sao. Thường thì sau một vài bước như vậy, con đã có thể nói với âm điệu bình thường cảm xúc của con thay vì la hét. Kinh nghiệm của mình chỉ có một chứ NHẪN.
Mình thường thừa nhận cảm xúc của con chứ không tìm cách dập tắt nó bằng bạo lực. Những lời như "Con thôi ngay đi, con đừng có hét vào tai mẹ"... nói chung không nên dùng (ít nhất là với con mình) vì con có thể thôi nhưng thực ra trong lòng vẫn cáu. Mình cũng nói với con là "Mẹ không thích nghe con la lối", hoặc "la hét là không lịch sự đâu", hoặc "khi con hét to quá mẹ chẳng hiểu gì cả".
Thường thì con mình phản ứng tích cực hơn với những lời này. Con nói nhỏ lại hoặc theo cách dễ nghe hơn. Việc tập cho con giảm cáu bẳn đã bắt đầu từ khi con học vỡ lòng và đến nay vẫn được mẹ con mình luyện tập. Nói vậy không để "dọa" các mẹ nhưng thực sự là sửa một khuyết điểm cho con không phải là việc ngày một ngày hai. Con mình giờ đã tiến bộ rất rất rất nhiều nhưng vẫn còn cau có lắm.
Việc phản ứng tiêu cực thì cũng nan giải. Khi con liên tục "muốn chết" mình và cô giáo thống nhất chỉ cho con nói "muốn chết" 5 lần mỗi ngày thôi. Con rất tò mò và hứng thú tham gia. Khi mẹ hoặc cô nhắc là "Con đã 'muốn chết' 3 lần rồi đấy nhé" thì lập tức sau đó con tươi tỉnh hẳn, đỡ muốn chết hẳn. Ngày nào con không nói "muốn chết" lần nào thì con được thưởng. Sau chừng 2 tháng thì con không còn muốn chết nữa.
Ngày nào con không nói "muốn chết" lần nào thì con được thưởng. Sau chừng 2 tháng thì con không còn muốn chết nữa. Nhưng suy nghĩ tích cực là chuyện phải rèn luyện liên tục.
|
Nhưng suy nghĩ tích cực là chuyện phải rèn luyện liên tục. Sau một thời gian, con gặp khó khăn với một môn học ở lớp, con lại bắt đầu suy nghĩ tiêu cực. Con cho rằng con ngu dốt, kém may mắn, bất hạnh. Một mặt, bọn mình phải giúp con trong môn học kia (chuyện này rất dễ, thật sự mình thấy dạy chữ cho con không hề khó, chỉ dạy nết mới khó thôi). Mặt khác mình lại phải quay lại việc hướng dẫn con suy nghĩ tích cực về việc học tập, về nhà trường và cuộc sống.
Thể thao, nhất là những môn thể thao có tính đồng đội, cũng giúp con mình tiến bộ rất nhiều. Con giải phóng được rất nhiều năng lượng dồng thời học được việc tuân thủ luật lệ, học cách hợp tác và đặc biệt là được thi đua - cái này là hợp với con mình, vốn sẵn tính hiếu thắng. Con mình chơi hockey, một môn khá là bạo lực. Ngoài ra, con bơi và chơi đá bóng. Con cũng rất hào hứng với các loại board games.
Mình đăng ký cho con theo học sân khấu ở trường. Sau 3 tuần, mình nhận được thư của cô giáo nói rằng nếu con không muốn tiếp tục luyện tập và biểu diễn thì bố mẹ phải ký giấy xin thôi học cho con. Thế là chúng mình lại phải trò chuyện với con, động viên con, thậm chí đến lớp và tham gia học cùng con (hoạt động này được khuyến khích, thỉnh thoảng các bố mẹ lại đến trường dự giờ và học cùng các con).
Đến tháng 4 vừa rồi, con đã đứng trên sân khấu, biểu diễn cùng các bạn trước cả nghìn lượt phụ huynh. Nathalie là bạn biểu diễn cùng con đã ôm con thắm thiết sau buổi biểu diễn cuối cùng, trước khi kết thúc năm học.
Với bọn mình, đó là một thành công hơn cả mong đợi. Cái anh chàng "chỉ muốn chết để khỏi phải cầm tay con gái", "chết để khỏi phải làm các thứ cho mọi người xem" giờ tươi cười cúi cháo khán giả từ giữa sân khấu sáng choang đèn đóm. Mình thật là mừng không kể hết. Mình nghĩ các môn thể thao và ngoại khóa góp phần đáng kể trong việc giúp một bạn nghịch ngoan lên. Việc được thể hiện bản thân bằng tất cả sức lực giúp các bạn ấy giải tỏa đáng kể ấy.
- Mẹ KiKi
Mẹ KiKi đã dạy đứa con được cho là "cá biệt" này như thế nào? Mời các bạn và các bố mẹ cùng theo dõi tiếp ở các phần sau! |